Ngành công nghiệp hỗ trợ yếu-Rào cản chính chặn dòng đầu tư FDI của Nhật vào Việt Nam

Ngành công nghiệp hỗ trợ yếu-Rào cản chính chặn dòng đầu tư FDI của Nhật vào Việt Nam

“Nếu tình hình vẫn không thay đổi, một số hãng chế tạo của Nhật sẽ suy nghĩ lại và rút lui khỏi Việt Nam sau năm 2006” - ông Takao Fujii, Chủ tịch Panasonic AVC Networks Vietnam Co., đã cảnh báo như vậy trên tờ Asahi Shimbun.

Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã quay trở lại Việt Nam lần thứ 2, nhưng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Nhật vẫn có tốc độ tăng khá chậm với giá trị khiêm tốn – 500 triệu USD trong năm nay (tăng 10% so với năm trước). Trong khi đó, một quốc gia khác cùng trong khu vực là Thái Lan có tốc độ tăng FDI chóng mặt, trung bình năm sau cao gấp đôi năm trước. Vì sao khoảng cách lớn như vậy?

“Việt Nam vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á của các nhà đầu tư Nhật Bản nhưng rõ ràng tình hình lạc quan này không thể được duy trì mãi nếu để một số cản ngại tồn tại kéo dài”- ông Shigeru Takayama, cố vấn cao cấp Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản, nhận định.

Ông Takayama phân tích rằng, ngành công nghiệp hỗ trợ (supporting industry) của Việt Nam hầu như là con số 0. Không có nguồn cung ứng (suppliers) tại chỗ buộc các nhà đầu tư phải nhập linh kiện, khiến giá thành cao, sức cạnh tranh giảm. Ví dụ như trong ngành lĩnh vực ô tô - xe máy, Việt Nam chỉ có 11 đơn vị hỗ trợ - cung ứng và công nghệ mới chỉ dừng lại ở khả năng lắp ráp một vài công đoạn.

Trong khi ở Thái Lan, con số này nhiều gấp 10 lần và họ chủ động đi tìm nhà đầu tư để tự tiếp thị. “Nhờ đó, ở Thái Lan, các nhà đầu tư lớn như Toyota, Honda... rất “sướng”. Sản phẩm được bán với giá rẻ hơn khiến thị trường tiêu thụ bùng nổ, dòng FDI chảy vào ồ ạt” - ông Takayama nói.

Thay vì phải chờ ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam lớn mạnh, các nhà đầu tư Nhật đã chủ động mở hội chợ cung - cầu về công nghiệp để tìm các nhà cung ứng tại chỗ. Làm ăn theo kiểu “cọc đi tìm trâu” này cho thấy thiện chí của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Điều quan ngại lớn thứ hai của các nhà đầu tư Nhật Bản là chính sách về thuế thiếu nhất quán. Đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT) đánh vào ô tô nhập khẩu từ nay trở đi tiếp tục theo lộ trình tăng (năm 2005: 40%; 2006: 56%; 2007: 80%).

Theo ông Takayama, con số 42.500 ô tô được bán mỗi năm tại Việt Nam chẳng có gì hấp dẫn. Thị trường chưa kịp lớn đã bị “co” lại vì mức thuế. Sức mua sẽ giảm, nhà đầu tư không thể yên tâm. Ông Takayama cho rằng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đứng quanh và tiếp tục... nghía Việt Nam. “Nếu khắc phục hai vấn đề trên càng sớm càng tốt, dòng FDI vào Việt Nam sẽ tăng ngoạn mục” - ông Takayama khẳng định.

(Theo Người lao động)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top