Ngủ gật ! Đặc trưng văn hóa của người Nhật.

sakura_hana

Đại hậu đậu
Người Nhật có phải là dân tộc làm việc cực kỳ siêng năng hay không ?

Có lẽ câu trả lời của bạn sẽ là “có” khi nhìn vào sự phát triển của nền kinh tế Nhật. Vậy chúng ta hãy thử xem xét điều đó dưới một góc nhìn khá thú vị. Thói quen ngủ gật của người Nhật.

Trong các hội nghị quốc tế, người Nhật vẫn thường bị chỉ trích về 3 chữ S. Đó là Smile, Silent và Sleep. (cười mỉm, im lặng, và ngủ)
Trong hội nghị của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới FAO tổ chức tại Rome, hình ảnh một số thành viên trong phái đoàn Nhật đang gật gù trong giờ hội nghị làm người ta có cảm giác anh ta đang phiêu bồng trên một du thuyền nào đó trên đại dương. Đại biểu người Pháp thầm thì, “chắc là anh ta đang bị đau bụng”. “Không, chắc do sai lệch về múi giờ đấy mà”, đại biểu người Mỹ nhận xét.

Nhưng hoàn toàn không phải vậy, ngay trong nước Nhật người Nhật vẫn “gật gù” ở mọi nơi, mọi lúc. Trên xe điện, xe bus, trong thư viện, và thậm chí ngay trong các hội nghị, hội thảo và trong các cuộc tranh luận tại quốc hội. Một vài lần đầu nhìn thấy những cảnh này trên phương tiện công cộng, tôi nhủ thầm có lẽ do họ quá mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng nên họ tranh thủ chợp mắt một chút. Nhưng đến khi tôi thấy họ ngủ ở mọi nơi, mọi lúc thì tôi dần dần nghi ngờ không biết mình suy nghĩ như vậy có đúng không.

Đặc biệt trong các giảng đường đại học, hình ảnh các sinh viên gục xuống bàn ngủ trong giờ học là chuyện... hiển nhiên. Nhiều khi cả giảng đường 70, 80 sinh viên thì chỉ còn 7,8 người là còn tỉnh táo nghe giáo sư giảng.
Với những biểu hiện như thế này ngay trong giờ học và giờ làm việc, bạn có thể nghĩ rằng người Nhật, dân tộc Nhật là dân tộc rất siêng năng và cần cù không ?

Chúng ta hãy thử xem xét thực tế như thế nào.

Theo các nghiên cứu khoa học thì ngủ gật là một hình thức phát sinh nhằm giúp con người bù đắp lại sự thiếu ngủ, mệt mỏi và những áp lực trong công việc, cuộc sống. Theo điều tra của đài truyền hình trung ương Nhật NHK thì từ năm 1970 đến nay thời gian ngủ của người Nhật ngày càng giảm đi. Vào thời kỳ cực thịnh của nền kinh tế Nhật, trước những năm 90, trong một chương trình quảng cáo trên truyền hình thường có một câu khẩu hiệu như sau “ Hãy chiến đấu 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, hỡi các businessman, những businessman người Nhật”. Câu nói này là câu nói tượng trưng cho lối sống của người Nhật. Mặc dù hiện nay các viên chức Nhật đã có thể nghỉ 2 ngày cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, nhưng thời gian làm việc của ngày thứ bảy lại được chia ra cho các ngày khác trong tuần. Vì vậy, thời gian buổi tối lại phải dành cho công việc. Đặc biệt là các nghị sĩ Nhật thường xuyên phải làm việc khuya, trên truyền hình thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy những cuộc họp được diễn ra vào lúc mọi người chuẩn bị đi ngủ và kết thúc vào sáng hôm sau. Hằng tháng vẫn có những cuộc tranh luận trực tuyến, qua đêm giữa các vị bộ trưởng, các nghị sĩ của các đảng đối lập được phát trên sóng truyền hình. Với thời gian làm việc như thế thì chúng ta cũng không thể trách được khi các ông nghị vẫn thường “nhắm mắt” trong các kỳ họp thượng viện.

Một nơi mà chúng ta có thể mục kích được nhiều người Nhật ngủ nhất có lẽ là trên các phương tiện công cộng. Khi di chuyển trên các phương tiện này, người ta luôn có cảm giác an toàn nên rất dễ dàng rơi vào giấc ngủ. Tại Tokyo và Osaka luôn có một hệ thống xe điện chạy vòng quanh thành phố, nếu bạn có lỡ ngủ quên thì cũng không sao, bạn có thể ngồi ngủ tiếp để chờ xe điện vòng lại một lần nữa.

Và mỗi khi nói đến chuyện ngủ gật, người Nhật thường trả lời rằng, xã hội Nhật là một xã hội rất an toàn. Chính vì an toàn nên người ta có thể an tâm nhắm mắt để nghỉ ngơi một cách thoải mái và dễ dàng. Trên các phương tiện công cộng, không bao giờ bạn phải lo lắng về chuyện mất đồ hay bị rạch túi. Tuy nhiên có một điều có thể làm cho bạn khá ngạc nhiên. Đó là người Nhật tuy ngủ nhưng lại giống như không ngủ. Bạn có thể thấy một người đang có vẻ như say sưa, phiêu bồng ở một chốn nào đó bỗng bật dậy, xuống đúng ga cần xuống khi tàu dừng lại. Hay một vị quan khách đang nhắm mắt trong một hội thảo vẫn có thể vỗ tay tán thưởng khi một bài phát biểu của ai đó vừa chấm dứt, và thậm chí còn phản biện lại. Như vậy trừ những trường hợp ngủ thực sự do quá mệt mỏi, thì tuy nhắm mắt nhưng các giác quan khác vẫn hoạt động. Tai vẫn có thể nghe những thông báo được phát đi trên tàu khi đến một ga nào đó, và vẫn có thể xuống đúng ga.

Vậy bây giờ bạn có nghĩ rằng người Nhật là dân tộc rất cần cù nữa không ?

Minh Việt
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Sự khác biệt trong cách tìm hiểu về tiền giữa nam và nữ, gần như giống nhau đối với những người ở độ tuổi 20 trở lên.
Nhật Bản : Sự khác biệt trong cách tìm hiểu về tiền giữa nam và nữ, gần như giống nhau đối với những người ở độ tuổi 20 trở lên.
Vào ngày 19 tháng 5, Viện nghiên cứu xã hội di động của NTT Docomo đã công bố một phân tích về các trải nghiệm học tập liên quan đến kiến thức tài chính và hình thành tài sản. Một cuộc khảo sát...
Thumbnail bài viết: Bộ trưởng Nông nghiệp Eto từ chức sau những phát biểu "hài hước" về gạo, sự tức giận của người tiêu dùng và suy nghĩ của nông dân về giá cả tăng cao.
Bộ trưởng Nông nghiệp Eto từ chức sau những phát biểu "hài hước" về gạo, sự tức giận của người tiêu dùng và suy nghĩ của nông dân về giá cả tăng cao.
Khi Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Eto Taku phát biểu vào ngày 18 tháng này rằng ông chưa bao giờ mua gạo vì những người ủng hộ tặng ông "rất nhiều", có lẽ ông chỉ muốn gây cười...
Thumbnail bài viết: Aichi : Bắt giữ 2 người đàn ông Việt Nam vì làm bài kiểm tra tiếng Nhật thay người khác.
Aichi : Bắt giữ 2 người đàn ông Việt Nam vì làm bài kiểm tra tiếng Nhật thay người khác.
Vào ngày 21, Cảnh sát tỉnh Aichi thông báo đã bắt giữ hai người đàn ông Việt Nam, ティエン・サイン・ヴィエン ( Tien Sanh Vien ? 35 tuổi), một nhân viên công ty ở Bodaiji Higashi , thành phố Konan, tỉnh Shiga...
Thumbnail bài viết: Tại sao FamilyMart lại bán "quần áo" ? Một "chiến lược lối sống" nổi bật trong cuộc chiến cửa hàng tiện lợi.
Tại sao FamilyMart lại bán "quần áo" ? Một "chiến lược lối sống" nổi bật trong cuộc chiến cửa hàng tiện lợi.
"Tôi đã đến cửa hàng tiện lợi để mua cà phê trong giờ nghỉ trưa, nhưng trước khi kịp nhận ra, tôi đã mua một chiếc áo phông" .... Những trải nghiệm như vậy đã lan truyền trên mạng xã hội kể từ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Nhanh chóng xem xét lại các hợp đồng gạo dự trữ, hướng tới mức giá 3.000 yên/5 kg trong thời gian sớm.
Nhật Bản : Nhanh chóng xem xét lại các hợp đồng gạo dự trữ, hướng tới mức giá 3.000 yên/5 kg trong thời gian sớm.
Trong cuộc tranh luận giữa các nhà lãnh đạo đảng vào ngày 21, Thủ tướng Ishiba Shigeru tuyên bố, "Giá gạo phải ở mức 3.000 yên (cho 5 kg). Chúng tôi sẽ đạt được mức giá đó sớm nhất có thể." Ông...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế giảm 0,5% trong năm tài chính 2024 ,năm thứ 3 liên tiếp giảm.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế giảm 0,5% trong năm tài chính 2024 ,năm thứ 3 liên tiếp giảm.
Theo Khảo sát lao động hàng tháng cho năm tài chính 2024 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố vào ngày 22, tiền lương thực tế trung bình hàng tháng của mỗi người, có tính đến biến động giá cả...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nhật Bản : 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động, mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo khảo sát của Teikoku Databank, 51,4% công ty đang gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động toàn thời gian tính đến tháng 4 năm 2025, mức tương đương với năm 2023, mức cao nhất từ trước đến nay...
Thumbnail bài viết: Du khách nước ngoài đến Nhật Bản vào tháng 4 đạt mức cao kỷ lục trong một tháng, ghi nhận 3.908.900 lượt du khách.
Du khách nước ngoài đến Nhật Bản vào tháng 4 đạt mức cao kỷ lục trong một tháng, ghi nhận 3.908.900 lượt du khách.
Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản đã công bố vào ngày 21 rằng số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong tháng 4 (ước tính giá trị) là 3.908.900 người , tăng 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái...
Thumbnail bài viết: "Tăng chi tiêu quốc phòng" có thực sự không cần thiết không ? Chiến lược quốc phòng "hiệu suất chi phí tốt nhất" của Đài Loan mà Nhật Bản nên noi theo
"Tăng chi tiêu quốc phòng" có thực sự không cần thiết không ? Chiến lược quốc phòng "hiệu suất chi phí tốt nhất" của Đài Loan mà Nhật Bản nên noi theo
Đã 100 ngày trôi qua kể từ khi chính quyền Trump nhậm chức. Nhiều quốc gia đã phải chịu sự chi phối của "những yêu cầu vô lý" của chính quyền này, và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Một điều có thể...
Thumbnail bài viết: "Chỉ có Hàn Quốc rẻ hơn Nhật Bản" , Thủ tướng Ishiba cân nhắc tăng thuế xuất cảnh hiện tại là 1.000 yên . Các biện pháp đối phó với ô nhiễm du lịch.
"Chỉ có Hàn Quốc rẻ hơn Nhật Bản" , Thủ tướng Ishiba cân nhắc tăng thuế xuất cảnh hiện tại là 1.000 yên . Các biện pháp đối phó với ô nhiễm du lịch.
Tại Ủy ban Ngân sách của Viện Tham mưu vào ngày 19, Thủ tướng Ishiba Shigeru đã bày tỏ ý định xem xét tăng thuế du lịch quốc tế, hiện đang được đánh thuế ở mức 1.000 yên/người như một loại "thuế...
Top