Do quyết định về việc nghỉ học trong mùa covid-19 không có tính bắt buộc 100% nên ngay ở cấp nhà trẻ và mẫu giáo ở Nhật cũng tùy trường mà có quyết định khác nhau.
Ngay từ khi dịch corona bùng phát thì có trường đã vận động phụ huynh nếu có thể thì cho trẻ ở nhà nhưng cũng có trường lại vẫn nhận trông trẻ như thường lệ. Thậm chí có trường khi phụ huynh chủ động cho trẻ nghỉ vẫn gọi điện thoại hỏi thăm và vận động cho trẻ đến trường.
Theo NHK thì vào thời điểm ngày 9 tháng 4 (tức là 2 ngày sau khi tình trạng khẩn cấp đã được ban ra)phản ứng của các địa phương tạiTokyo cũng khác nhau. Cụ thể là trong số 62 địa phương được hỏi thì có 46 địa phương trả lời rằng sẽ áp dụng phương pháp "vận động phụ huynh cho con ở nhà"; 12 địa phương "cho nghỉ học"; 2 nơi "cho đi học bình thường"; 2 nơi khác "đang xem xét".
Tình trạng không thống nhất và rõ ràng này đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ phía phụ huynh và nhà trường. Trong khi nhiều phụ huynh không muốn cho con đi trẻ vì lo nguy cơ lây nhiễm thì nhiều phụ huynh khác lại muốn có nơi trông con hộ để đi làm. Cũng có ý kiến cho rằng chính quyền nên có quy định rõ ràng và thống nhất để bố mẹ có cớ xin nghỉ việc ở nhà trông con.
Về phía trường cũng đau đầu không biết phải làm sao vì chính sách ban ra mập mờ, không rõ ràng. Việc này dẫn đến kết quả là trường phải đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm với chính quyết định đó.
Nói ngắn gọn là nguyên tắc "phép vua thua lệ làng" đang được áp dụng tại các trường mẫu giáo và nhà trẻ tại Nhật. Vì vậy sẽ vô ích khi các bạn người Việt Nam có con đang đi mẫu giáo, nhà trẻ tranh luận về sự khác nhau giữa những nơi mà các bạn đang gửi con.
Ngay từ khi dịch corona bùng phát thì có trường đã vận động phụ huynh nếu có thể thì cho trẻ ở nhà nhưng cũng có trường lại vẫn nhận trông trẻ như thường lệ. Thậm chí có trường khi phụ huynh chủ động cho trẻ nghỉ vẫn gọi điện thoại hỏi thăm và vận động cho trẻ đến trường.
Theo NHK thì vào thời điểm ngày 9 tháng 4 (tức là 2 ngày sau khi tình trạng khẩn cấp đã được ban ra)phản ứng của các địa phương tạiTokyo cũng khác nhau. Cụ thể là trong số 62 địa phương được hỏi thì có 46 địa phương trả lời rằng sẽ áp dụng phương pháp "vận động phụ huynh cho con ở nhà"; 12 địa phương "cho nghỉ học"; 2 nơi "cho đi học bình thường"; 2 nơi khác "đang xem xét".
Tình trạng không thống nhất và rõ ràng này đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ phía phụ huynh và nhà trường. Trong khi nhiều phụ huynh không muốn cho con đi trẻ vì lo nguy cơ lây nhiễm thì nhiều phụ huynh khác lại muốn có nơi trông con hộ để đi làm. Cũng có ý kiến cho rằng chính quyền nên có quy định rõ ràng và thống nhất để bố mẹ có cớ xin nghỉ việc ở nhà trông con.
Về phía trường cũng đau đầu không biết phải làm sao vì chính sách ban ra mập mờ, không rõ ràng. Việc này dẫn đến kết quả là trường phải đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm với chính quyết định đó.
Nói ngắn gọn là nguyên tắc "phép vua thua lệ làng" đang được áp dụng tại các trường mẫu giáo và nhà trẻ tại Nhật. Vì vậy sẽ vô ích khi các bạn người Việt Nam có con đang đi mẫu giáo, nhà trẻ tranh luận về sự khác nhau giữa những nơi mà các bạn đang gửi con.
Đính kèm
Sửa lần cuối:
Có thể bạn sẽ thích