Nhật Bản: Đào tạo nghệ sĩ ngay từ khi còn nhỏ?

Nhật Bản: Đào tạo nghệ sĩ ngay từ khi còn nhỏ?

Đó là phương pháp của Trường đào tạo diễn viên quốc tế Okinawa (thuộc A Dream Network - một tập đoàn kinh doanh nghệ thuật lớn tại Nhật Bản). Trong chuyến giao lưu và ký kết văn hóa giữa hai trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội và Trường Đào tạo diễn viên quốc tế Okinawa, ông Jackie Motohashi - Chủ tịch A Dream Network đã nói về phương pháp đào tạo nghệ sĩ ở Nhật Bản là đào tạo nghệ thuật song hành với văn hóa cho trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ.

P.V: Lý do gì ông lại đặt những mối hợp tác văn hóa với trường nghệ thuật của Việt Nam?

Ông J. Motohashi: Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam nhưng không riêng tôi mà hiện nay có rất đông người Nhật đang có xu hướng tìm hiểu văn hóa Việt Nam từ trang phục, nghệ thuật biểu diễn, các sản phẩm văn hóa làng nghề... Tôi đã được xem nhiều loại hình nghệ thuật của các bạn qua các kênh truyền hình cũng như đọc những thông tin sơ lược về văn hóa của các bạn. Tôi thấy Việt Nam cũng có một số loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo có sự tương đồng với kịch Nô, nhạc kịch Kabuki của Nhật. Nghệ thuật và văn bia của hai nước có nhiều điểm chung từ xa xưa nên cảm giác gần gũi và tự nhiên sẽ khiến chúng ta thấy gần gũi mà không có dị biệt và cảm giác xa lạ. Mới gặp nhau nên chưa thể nói hết những dự định cụ thể, mục đích của chúng tôi là sẽ triển khai một số công tác có liên quan đến lĩnh vực giải trí văn hóa văn nghệ.

P.V: Các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đang gặp nhiều khó khănkhi tiếp thị khán giả, liệu những loại hình như kịch Nô, Kabuki của Nhật có gặp phải sự khó khăn này như chúng tôi hay không?

Ông J. Motohashi: Đúng vậy, những loại hình nghệ thuật truyền thống của chúng tôi như kịch Nô, Kabuki cũng không được công chúng chào đón như các loại hình khác. Chính vì vậy, phương pháp đào tạo cũng như xây dựng các chương trình của chúng tôi là tìm những hình thức sáng tạo mới dựa trên nền văn hóa dân gian. Tôi rất thích mục tiêu về phát triển văn hóa của Việt Nam: Phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hoặc như chúng tôi cũng có câu "ôn cố tri tân", lọc chọn những giá trị truyền thống và bồi đắp những giá trị hiện đại để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị về thời gian, vừa hấp dẫn công chúng hôm nay.

P.V: Chúng tôi có được xem một số chương trình nghệ thuật lớn do diễn viên, nghệ sĩ và cả học sinh đang học của trường biểu diễn, thực thú vị khi thấy trường của Nhật Bản đã tạo được những ngôi sao nghệ thuật còn vô cùng trẻ, có phong cách biểu diễn tự nhiên và cực kỳ chuyên nghiệp. Bí quyết của A Dream Network là gì?

Ông J. Motohashi: Bên cạnh hệ thống đào tạo chính quy dành cho lứa tuổi từ 9 tuổi trở lên với số lượng trung bình là 1000 em học sinh, A Dream Network còn tổ chức những trường nghệ thuật đào tạo cho lứa tuổi trẻ em còn rất nhỏ, từ 3 cho tới 9 tuổi. Rất nhiều em khi tới học với chúng tôi, cá nhân các em hoặc gia đình mong muốn trở thành ca sĩ, diễn viên, nhưng sau khi học 5 năm, 10 năm các em đã tái định hướng lại như thành đạo diễn, tác giả... Người nhật cũng như các trường văn hóa đều rất chào đón các chương trình dạy về văn hóa nghệ thuật ngoại khóa. Họ muốn hoàn thiện về mặt tâm hồn cũng như kỹ năng sống cho các em. Chính vì vậy khi chúng tôi đặt vấn đề đào tạo ngoại khóa các em từ nhỏ khi vào học, đã nhận được sự chào đón của tất cả các trường trong hệ thống giáo dục. Chúng tôi đã mở rộng thành phần học ra mọi đối tượng trong xã hội.Không phải tất cả những người am thích nghệ thuật đều lấy cái đích là trở thành chuyên nghiệp. Bên cạnh việc chú ý đào tạo thế hệ trẻ, các bạn sẽ dễ dàng thấy ở Okinawa một ông chủ bán bánh mì biết chơi ghi ta, một nha sĩ lại biết hát rất hay, chúng tôi rất chú trọng tới việc đào tạo văn hóa đại chúng, đào tạo theo nhu cầu của từng cá nhân.

P.V: Ông có thể cho biết dự định hợp tác của tập đoàn với trường ĐH SK-ĐA Hà Nội?

Ông J. Motohashi: Chúng tôi quan tâm nhất là làm thế nào để phát triển công việc của chúng tôi trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa nghệ thuật. Và mục tiêu là phát triển công nghệ điện ảnh, các văn hóa phẩm nghe nhìn. Ngoài ra chúng tôi mong muốn sẽ đào tạo được những nghệ sĩ từ các quốc tịch khác nhau. Tôi thấy Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về kinh doanh nghệ thuật. Hi vọng các bạn sẽ mở ra một ngành công nghệ giải trí với đúng nghĩa của nó. Qua xem trích đoạn Ba giá đồng cũng như qua một số chương trình nghệ thuật của Việt Nam, tôi thấy Việt Nam có rất nhiều người phù hợp với vị trí đứng ra trước công chúng diễn xuất, đồng thời cũng có những người đứng sau người của công chúng để hỗ trợ cho ngành công nghiệp này.

P.V: Xin cảm ơn ông!



(Theo Báo Văn hóa)

http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=109&subtopic=223&leader_topic=517&id=BT190660488 :biggrin:
 
Bình luận (3)

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top