Kỹ sư Kotaro Toyohara vừa về hưu, ôm ý định về nhà vui vầy cùng gia đình và ăn mừng sau ngày làm việc cuối cùng. Ông giữ chặt chiếc nhẫn dành cho vợ là Yoko, trong đầu đầy những kế hoạch cho những năm an nhàn trước mắt.
Nhưng thay vào đó, chào đón ông là một cú sốc. Yoko thốt lên là bà muốn ly dị. Đó là một cảnh trong bộ phim truyền hình được ưa thích nhất của Nhật trong mùa này, “Jurunen Rikon” hay “Ly dị tuổi xế bóng”, phản ánh một hiện tượng mà nhiều nhà bình luận lo sợ sẽ bùng phát khi thế hệ người Nhật sinh ra thời kỳ sau Thế chiến II bước vào tuổi già.
“Chúng tôi ngày càng nhận được nhiều ca xin tư vấn như thế này”, Atsuko Okano, người điều hành câu lạc bộ Carat, chuyên tư vấn về ly dị, cho biết. “Phụ nữ đang trở nên ngày càng độc lập hơn. Khi chồng của họ về hưu, họ nhận ra mình có 20 hay 30 năm ở phía trước và họ không muốn tiếp tục sống như trước”.
Theo một đạo luật chuẩn bị có hiệu lực vào năm 2007, các bà vợ sau khi ly dị sẽ được quyền đòi một nửa khoản tiền trợ cấp của chồng. Điều này khiến báo chí trong nước cảnh báo về một cơn sốt ly dị.
Hiện giờ tỷ lệ chia tay theo thống kê có chiều đi xuống, nhưng nhiều nhà bình luận phỏng đoán những người phụ nữ - vốn chiếm đa số trong các trường hợp đòi ly dị - đang chờ tới năm 2007. Một số quý bà Nhật coi chồng mình là một vật cản cho niềm vui sống của họ những năm về già.
Vốn không có nhiều bạn bè hay sở thích, nhiều người về hưu ở Nhật có biệt danh là “những chiếc lá ướt” vì xu hướng quá lệ thuộc vào vợ mình và dành nhiều thời gian ở nhà. Hơn nữa, họ muốn vợ phục vụ mình như khi họ còn là người kiếm tiền chính trong gia đình.
“Đó là rắc rối của tôi. Chồng tôi đến lúc về hưu thì chả biết phải kiếm việc gì làm, vì vậy ông ấy suốt ngày ở trong nhà”, Sayoko Nishida, tác giả một quyển sách được ưa thích mang tên “Tại sao các ông chồng về hưu lại gây khó chịu đến thế?” nhận xét. “Một trong những điều tồi tệ nhất là suốt ngày phải làm cơm trưa cho ông ấy”, bà bình luận.
“Tôi dành hết thời gian cho công việc”, một vị hiệu trưởng 54 tuổi nhận xét. Người vợ ly dị ông 5 năm về trước để bắt đầu một sự nghiệp mới, sau khi con cái họ đã lớn khôn. “Tất cả những gì tôi làm khi ở nhà là lăn ra ngủ. Tôi hiểu vợ tôi cảm thấy thế nào”.
Bộ phim “Ly dị tuổi xế chiều” nhìn việc ly dị một cách khá lạc quan. Kotaro dự định trở thành người hoạt động tình nguyện ở Nam Mỹ, còn Yoko có công việc tại một cửa hàng bán lẻ sang trọng.
Các nhà tư vấn cho biết trong đời sống thực, hiện tượng tăng những trường hợp tương tự có thể sẽ là thảm họa. Phụ nữ có khả năng phải đối mặt với nghèo đói, vì thị trường việc làm không hoan nghênh những ai đã dành ra cả đời để chăm lo cho gia đình, trong khi nửa phần trợ cấp nhỏ nhoi không thể đảm bảo cuộc sống của họ. Nam giới thì cô độc và sức khỏe kém.
“Tuổi thọ nam giới Nhật giảm khoảng 10 năm, nếu họ ly dị giai đoạn sau của cuộc đời”, Nishida, người thường tổ chức những buổi thảo luận để giúp các đôi lứa vượt qua rào cản của việc nghỉ hưu. “Đó chính là bởi vì họ không thể làm gì cho bản thân”.
Bà không ly dị nhưng đề nghị chồng ít ra phải tự nấu ăn cho mình.
“Các đôi vợ chồng cần xây dựng lại mối quan hệ”, Nishida nhận xét. “Những người đàn ông về hưu vẫn có xu hướng xử sự như thể ông chủ”.
Các quý ông không phải ai cũng thấy mình cần phải thay đổi. Tetsuya Watari - diễn viên đóng vai chính trong phim “Ly dị tuổi xế chiều” - cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên trang web của chương trình này là ông không bao giờ nấu ăn và trong nhiều thập kỷ qua, không bao giờ tặng quà cho vợ.
“Tôi thấy cách sống của Kotaro không có gì là sai trái”, ông nói về nhân vật say mê công việc mà ông thủ vai trong bộ phim.
Một số người xem đồng tình với ông. “Tôi không thể tán thành quan điểm của người vợ”, một người phát biểu. “Tôi cho rằng Kotaro làm việc suốt ngày và không giúp việc nhà, nhưng đó là một điều bình thường đối với một người yêu công việc. Tôi nghĩ đó là điều đáng ngưỡng mộ. Ít ra thì ông ta cũng không phải là một kẻ thất bại bất tài”.
(Theo VnExpress, Reuters)
Nhưng thay vào đó, chào đón ông là một cú sốc. Yoko thốt lên là bà muốn ly dị. Đó là một cảnh trong bộ phim truyền hình được ưa thích nhất của Nhật trong mùa này, “Jurunen Rikon” hay “Ly dị tuổi xế bóng”, phản ánh một hiện tượng mà nhiều nhà bình luận lo sợ sẽ bùng phát khi thế hệ người Nhật sinh ra thời kỳ sau Thế chiến II bước vào tuổi già.
“Chúng tôi ngày càng nhận được nhiều ca xin tư vấn như thế này”, Atsuko Okano, người điều hành câu lạc bộ Carat, chuyên tư vấn về ly dị, cho biết. “Phụ nữ đang trở nên ngày càng độc lập hơn. Khi chồng của họ về hưu, họ nhận ra mình có 20 hay 30 năm ở phía trước và họ không muốn tiếp tục sống như trước”.
Theo một đạo luật chuẩn bị có hiệu lực vào năm 2007, các bà vợ sau khi ly dị sẽ được quyền đòi một nửa khoản tiền trợ cấp của chồng. Điều này khiến báo chí trong nước cảnh báo về một cơn sốt ly dị.
Hiện giờ tỷ lệ chia tay theo thống kê có chiều đi xuống, nhưng nhiều nhà bình luận phỏng đoán những người phụ nữ - vốn chiếm đa số trong các trường hợp đòi ly dị - đang chờ tới năm 2007. Một số quý bà Nhật coi chồng mình là một vật cản cho niềm vui sống của họ những năm về già.
Vốn không có nhiều bạn bè hay sở thích, nhiều người về hưu ở Nhật có biệt danh là “những chiếc lá ướt” vì xu hướng quá lệ thuộc vào vợ mình và dành nhiều thời gian ở nhà. Hơn nữa, họ muốn vợ phục vụ mình như khi họ còn là người kiếm tiền chính trong gia đình.
“Đó là rắc rối của tôi. Chồng tôi đến lúc về hưu thì chả biết phải kiếm việc gì làm, vì vậy ông ấy suốt ngày ở trong nhà”, Sayoko Nishida, tác giả một quyển sách được ưa thích mang tên “Tại sao các ông chồng về hưu lại gây khó chịu đến thế?” nhận xét. “Một trong những điều tồi tệ nhất là suốt ngày phải làm cơm trưa cho ông ấy”, bà bình luận.
“Tôi dành hết thời gian cho công việc”, một vị hiệu trưởng 54 tuổi nhận xét. Người vợ ly dị ông 5 năm về trước để bắt đầu một sự nghiệp mới, sau khi con cái họ đã lớn khôn. “Tất cả những gì tôi làm khi ở nhà là lăn ra ngủ. Tôi hiểu vợ tôi cảm thấy thế nào”.
Bộ phim “Ly dị tuổi xế chiều” nhìn việc ly dị một cách khá lạc quan. Kotaro dự định trở thành người hoạt động tình nguyện ở Nam Mỹ, còn Yoko có công việc tại một cửa hàng bán lẻ sang trọng.
Các nhà tư vấn cho biết trong đời sống thực, hiện tượng tăng những trường hợp tương tự có thể sẽ là thảm họa. Phụ nữ có khả năng phải đối mặt với nghèo đói, vì thị trường việc làm không hoan nghênh những ai đã dành ra cả đời để chăm lo cho gia đình, trong khi nửa phần trợ cấp nhỏ nhoi không thể đảm bảo cuộc sống của họ. Nam giới thì cô độc và sức khỏe kém.
“Tuổi thọ nam giới Nhật giảm khoảng 10 năm, nếu họ ly dị giai đoạn sau của cuộc đời”, Nishida, người thường tổ chức những buổi thảo luận để giúp các đôi lứa vượt qua rào cản của việc nghỉ hưu. “Đó chính là bởi vì họ không thể làm gì cho bản thân”.
Bà không ly dị nhưng đề nghị chồng ít ra phải tự nấu ăn cho mình.
“Các đôi vợ chồng cần xây dựng lại mối quan hệ”, Nishida nhận xét. “Những người đàn ông về hưu vẫn có xu hướng xử sự như thể ông chủ”.
Các quý ông không phải ai cũng thấy mình cần phải thay đổi. Tetsuya Watari - diễn viên đóng vai chính trong phim “Ly dị tuổi xế chiều” - cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên trang web của chương trình này là ông không bao giờ nấu ăn và trong nhiều thập kỷ qua, không bao giờ tặng quà cho vợ.
“Tôi thấy cách sống của Kotaro không có gì là sai trái”, ông nói về nhân vật say mê công việc mà ông thủ vai trong bộ phim.
Một số người xem đồng tình với ông. “Tôi không thể tán thành quan điểm của người vợ”, một người phát biểu. “Tôi cho rằng Kotaro làm việc suốt ngày và không giúp việc nhà, nhưng đó là một điều bình thường đối với một người yêu công việc. Tôi nghĩ đó là điều đáng ngưỡng mộ. Ít ra thì ông ta cũng không phải là một kẻ thất bại bất tài”.
(Theo VnExpress, Reuters)
Có thể bạn sẽ thích