Nhật Bản: Người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu được lợi từ đồng yên tăng giá

-nbca-

dreamin' of ..
Trong khi các nhà hoạch định chính sách, các hãng xuất khẩu đang lo lắng từng giờ về diễn biến mạnh lên của đồng yên thì ngược lại, tình trạng trên cũng có mặt tích cực của nó. Và các đối tượng được hưởng lợi từ tình huống này chính là người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu.

Vfinance_japan_1000_yen_obv.jpg

Các nhà chức trách Nhật Bản đang đau đầu với tình trạng đồng yên tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng 15 năm so với đô la Mỹ. Tuy nhiên, đối với một số người tiêu dùng và doanh nghiệp, họ lại được lợi từ tình huống này.

Từ đầu năm 2010 tới nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đã chi 27 tỷ đô la Mỹ nhằm mua lại các đối thủ ở nước ngoài. Con số trên cao hơn mức 21 tỷ đô la Mỹ của cả năm 2009.

Trong khi đó, các nhà nhập khẩu của Nhật Bản đang có sức mạnh mua vào cao hơn. Các công ty Nhật Bản đang có ý định mở rộng hoạt động tại nước ngoài cũng có lý do để thúc đẩy nhanh các dự án này.

Takuji Okubo, nhà kinh tế tại Societe Generale Securities cho biết:

“ Rõ ràng là, các nhà nhập khẩu của Nhật Bản, những doanh nghiệp mà chi phí phụ thuộc nhiều vào tỉ giá hối đoái, đang được hưởng lợi từ sự tăng giá của đồng yên. Chi phí nhập khẩu của họ rẻ hơn, và họ lại không cần thiết phải hạ giá thành sản phẩm. Do đó, lợi nhuận biên của họ sẽ cao hơn. Đó là lợi ích thứ nhất. Nhưng nếu xét trên một bức tranh rộng hơn, người tiêu dùng sẽ được lợi.”

Đối với những người mua sắm, việc mua các loại hàng hóa và dịch vụ có yếu tố nhập khẩu sẽ trở nên bớt đắt đỏ hơn.

Những khách du lịch Nhật Bản tại nước ngoài cũng có lợi thế mua vào cao hơn với một đồng yên mạnh, vốn đã tăng tới 10% trong 6 tháng đầu năm. Trong khi đó, Chủ tịch của Delta Airlines ông Bastian cũng cho biết, tỉ giá duy trì ở mức 84 yên đổi được 1 đô la Mỹ cũng khiến kết quả kinh doanh của hãng tốt hơn.

“ Việc mạnh lên của đồng yên rõ ràng đã gia tăng sức mua của người tiêu dùng Nhật Bản tại thị trường trong nước. Nhu cầu nói chung cũng mạnh lên, và hoạt động chuyên chở của chúng tôi cũng được hưởng lợi.”

Các nhà xuất khẩu Nhật Bản của Nhật Bản đang than phiền về tình trạng đồng yên tăng giá có thể bào mòn lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, tình trạng trên cũng có mặt tích cực của nó.

Jesper Koli, Trưởng bộ phận nghiên cứu của JP Morgan nhận định:

“ Cũng có nhiều yếu tố tích cực, hay còn gọi là tình trạng giảm phát tốt, vì thực tế nó sẽ gia tăng sức mua của người dân Nhật Bản. Vấn đề chủ yếu đặt ra cho chi tiêu tiêu dùng là, trong bối cảnh giá cả giảm sút liên tục, và lợi thế mua vào gia tăng, thì điều mà Nhật Bản thực sự cần là sự củng cố niềm tin rằng, thu nhập của người dân sẽ gia tăng và việc làm được đảm bảo.”

Giá cả giảm sút từ giữa những năm 90 đã vắt kiệt lương bổng, đẩy một số lượng lớn lao động ra nước ngoài làm việc. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp trong thágn 7 tại Nhật Bản đã giảm xuống mức 5,2%, một dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp Nhật bản đang từng bước gia tăng tuyển dụng một cách thận trọng, bất chấp sự tăng giá của đồng yên.

(Theo vfinance.vn)
 
Top