Ngày 3/10, Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản thông báo đã phát hiện ca nhiễm vi rút sốt Tây sông Nin đầu tiên ở nước này. Tuy nhiên, sau khi được điều trị, sức khỏe của người bệnh đã được phục hồi.
Theo Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, bệnh nhân là một nam nhân viên công ty, 30 tuổi, đến Lốt Angiơlét, Mỹ từ 28/8 đến 4/9 và có khả năng đã bị nhiễm vi rút này do muỗi đốt. Sau khi trở về Nhật Bản, nhân viên này bắt đầu có dấu hiệu phát bệnh, song đã được điều trị kịp thời tại bệnh viện quốc gia chuyên điều trị các bệnh truyền nhiễm Caoaxaki. Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy bệnh nhân bị nhiễm vi rút sốt Tây sông Nin.
Bệnh sốt vi rút Tây sông Nin không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng có thể truyền nhiễm qua muỗi hoặc chim mang vi rút. Triệu chứng của bệnh là sốt cao, đau đầu, đau cơ bắp và nôn. Tuy nhiên, khoảng 80% người nhiễm vi rút không cho thấy triệu chứng phát bệnh và bệnh tự khỏi. Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa hay thuốc đặc hiệu điều trị bệnh này.
Tính đến nay, ở Mỹ đã có 1.804 người mắc bệnh sốt vi rút Tây sông Nin, trong đó có 52 người tử vong.
(Theo TTXVN)
Theo Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, bệnh nhân là một nam nhân viên công ty, 30 tuổi, đến Lốt Angiơlét, Mỹ từ 28/8 đến 4/9 và có khả năng đã bị nhiễm vi rút này do muỗi đốt. Sau khi trở về Nhật Bản, nhân viên này bắt đầu có dấu hiệu phát bệnh, song đã được điều trị kịp thời tại bệnh viện quốc gia chuyên điều trị các bệnh truyền nhiễm Caoaxaki. Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy bệnh nhân bị nhiễm vi rút sốt Tây sông Nin.
Bệnh sốt vi rút Tây sông Nin không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng có thể truyền nhiễm qua muỗi hoặc chim mang vi rút. Triệu chứng của bệnh là sốt cao, đau đầu, đau cơ bắp và nôn. Tuy nhiên, khoảng 80% người nhiễm vi rút không cho thấy triệu chứng phát bệnh và bệnh tự khỏi. Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa hay thuốc đặc hiệu điều trị bệnh này.
Tính đến nay, ở Mỹ đã có 1.804 người mắc bệnh sốt vi rút Tây sông Nin, trong đó có 52 người tử vong.
(Theo TTXVN)
Có thể bạn sẽ thích