Gần đây tại Nhật Bản nhiều người Việt Nam ( chủ yếu là lưu học sinh và lao động) bị lừa khi sử dụng dịch vụ gia hạn thời gian hay chuyển đổi tư cách lưu trú (visa).Tôi xin tóm tắt lại mánh khóe của kẻ xấu cũng như nêu ra vài điểm mà người Việt chúng ta nên lưu ý để tránh bẫy lừa.
I/ Về mánh khóe:
Thường những kẻ xấu nhằm vào sự thiểu hiểu biết, nhẹ dạ của một số người Việt gặp thế bí về gia hạn hay chuyển đổi tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Thường thì kẻ xấu sẽ tìm những người sắp hết hạn tư cách lưu trú hay thậm chí có những người đã trốn ra ngoài và hứa hẹn rằng họ có đường dây và có thể chạy visa gấp trong vòng vài ngày. Người cần gia hạn visa chỉ cần cung cấp ảnh, sơ yếu lý lịch và đóng tiền dịch vụ thì trong vòng vài ngày sẽ có tư cách lưu trú như ý muốn.
Đa số trường hợp họ đã giữ đúng lời hứa và đưa visa cho người cần đúng hẹn. Người cần cảm thấy yên tâm khi có visa. Tuy nhiên khi bị cảnh sát hỏi thăm và phải trình thẻ lưu trú (Thẻ ngoại kiều cũ) ra thì bị cảnh sát tóm vì đây là đồ giả.
II/ Làm gì để tránh không bị lừa:
Sau đây là vài điểm nên lưu ý để tránh bị rơi vào bẫy lừa.
1/Nắm rõ thông tin và hiểu tình hình thực tế:
Có thể ở Việt Nam và một số nước tồn tại đường dây chạy giấy tờ chui nào đó. Nhưng ở Nhật tuyệt đối không có chuyện chạy giấy tờ bằng cửa sau. Vì vậy nên khi nghe ai đó nói kiểu "có đường dây" "có quan hệ" thì nên tránh xa ra vì 50 % là lừa đảo và 50% là nói dối.
Ngoài ra, Trừ những trường hợp đặc biệt ra thì cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản không cấp visa khẩn cấp trong vòng vài ngày. Vì thế khi ai đó đảm bảo visa trong vòng vài ngày thì phải nghĩ ngay đến khả năng lừa đảo.
2/ Không nên mù quáng:
Với những thông trái luật kiểu "chuyển visa từ tu nghiệp sinh sang kỹ sư" "gia hạn visa cho những người bỏ trốn"... Thì hoàn toàn không đáng tin cậy. Khi có những thông tin này nên sáng suốt tìm hiểu xem luật của Nhật quy định như thế nào. Cũng có thể xung quanh bạn không có ai để hỏi nhưng lên mạng tìm kiếm thì có rất nhiều nơi có thể giải đáp câu hỏi cho bạn.
3/ Cần kiểm chứng rõ ràng:
a/ Kiểm chứng bên dịch vụ:
Hãy xem văn phọng họ ở đâu. Và nếu cần nên yêu cầu họ giải thích cũng như cam kết rõ ràng từng bước làm hồ sơ. Tuyệt đối không nên chỉ gặp ở quán cà phê nào đó rồi chỉ có mỗi địa chỉ email hay số điện thoại mà không biết đối phương sống ở đâu.
b/Kiểm chứng về giấy tờ và các bên liên quan:
Về nguyên tắc thì việc gia hạn hay chuyển đổi tư cách lưu trú tại Nhật sẽ phải do đích thân người cần gia hạn đứng ra xin. Trong những trường hợp đặc biệt thì việc này có thể ủy quyền cho người khác thông qua giấy tờ. Vì vậy, tuyệt nhiên không có việc ai đó có thể làm thay cho bạn mà không cần ký giấy ủy quyền.
Hơn nữa, để gia hạn tư cách lưu trú cần phải có sự đồng ý bằng giấy tờ của các cơ quan liên quan như trường học hay công ty. Hãy kiểm tra xem trong hồ sơ của bạn có những thứ này hay không. Đồng thời nếu như không tham gia phỏng vấn thì cũng phải xác nhận xem công ty hay trường nằm ở đâu v.v...
Tốt hơn hết là bạn nên tự đi nộp hồ sơ lên cục quản lý xuất Nhập cảnh. Trường hợp ủy quyền cho ai làm thì để cho chắc cũng nên đi theo người này lên cục quản lý xuất nhập cảnh vào ngày nộp. Nếu bất đắc dĩ không đi được thì yêu cầu họ cho xin giấy thụ lý hồ sơ mà cục quản lý xuất nhập cảnh đã cấp khi thụ lý hồ sơ.
Cũng xin nhắc lại là ở Nhật tuyệt nhiên không có kiểu đi cửa sau nên giấy tờ không thể đi đường tắt đường vào nào mà phải được nộp lên cục quản lý xuất nhập cảnh trong thời gian họ làm việc.
Trên đây là những điều bạn nêu lưu ý để tránh bị lừa đảo. Tất nhiên tôi không kết luận rằng tất cả những nơi làm dịch vụ gia hạn tư cách lưu trú đều là lừa đảo. Bởi vì thế không quá sợ sệt sau khi đọc bài này hay nghe lời đồn đại về chuyện nhiều người bị lừa và không dám làm gì nữa. Vấn đề là cẩn thận và lựa chọn thật kỹ thì sẽ giảm thiểu rủi ro.
Tôi sẵn sàng trả lời câu hỏi của tất cả mọi người liên quan đến vấn đề trên đây. Nếu ai có thắc mắc xin mời nêu ra tại Thông Tin Nhật Bản.net này.
I/ Về mánh khóe:
Thường những kẻ xấu nhằm vào sự thiểu hiểu biết, nhẹ dạ của một số người Việt gặp thế bí về gia hạn hay chuyển đổi tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Thường thì kẻ xấu sẽ tìm những người sắp hết hạn tư cách lưu trú hay thậm chí có những người đã trốn ra ngoài và hứa hẹn rằng họ có đường dây và có thể chạy visa gấp trong vòng vài ngày. Người cần gia hạn visa chỉ cần cung cấp ảnh, sơ yếu lý lịch và đóng tiền dịch vụ thì trong vòng vài ngày sẽ có tư cách lưu trú như ý muốn.
Đa số trường hợp họ đã giữ đúng lời hứa và đưa visa cho người cần đúng hẹn. Người cần cảm thấy yên tâm khi có visa. Tuy nhiên khi bị cảnh sát hỏi thăm và phải trình thẻ lưu trú (Thẻ ngoại kiều cũ) ra thì bị cảnh sát tóm vì đây là đồ giả.
II/ Làm gì để tránh không bị lừa:
Sau đây là vài điểm nên lưu ý để tránh bị rơi vào bẫy lừa.
1/Nắm rõ thông tin và hiểu tình hình thực tế:
Có thể ở Việt Nam và một số nước tồn tại đường dây chạy giấy tờ chui nào đó. Nhưng ở Nhật tuyệt đối không có chuyện chạy giấy tờ bằng cửa sau. Vì vậy nên khi nghe ai đó nói kiểu "có đường dây" "có quan hệ" thì nên tránh xa ra vì 50 % là lừa đảo và 50% là nói dối.
Ngoài ra, Trừ những trường hợp đặc biệt ra thì cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản không cấp visa khẩn cấp trong vòng vài ngày. Vì thế khi ai đó đảm bảo visa trong vòng vài ngày thì phải nghĩ ngay đến khả năng lừa đảo.
2/ Không nên mù quáng:
Với những thông trái luật kiểu "chuyển visa từ tu nghiệp sinh sang kỹ sư" "gia hạn visa cho những người bỏ trốn"... Thì hoàn toàn không đáng tin cậy. Khi có những thông tin này nên sáng suốt tìm hiểu xem luật của Nhật quy định như thế nào. Cũng có thể xung quanh bạn không có ai để hỏi nhưng lên mạng tìm kiếm thì có rất nhiều nơi có thể giải đáp câu hỏi cho bạn.
3/ Cần kiểm chứng rõ ràng:
a/ Kiểm chứng bên dịch vụ:
Hãy xem văn phọng họ ở đâu. Và nếu cần nên yêu cầu họ giải thích cũng như cam kết rõ ràng từng bước làm hồ sơ. Tuyệt đối không nên chỉ gặp ở quán cà phê nào đó rồi chỉ có mỗi địa chỉ email hay số điện thoại mà không biết đối phương sống ở đâu.
b/Kiểm chứng về giấy tờ và các bên liên quan:
Về nguyên tắc thì việc gia hạn hay chuyển đổi tư cách lưu trú tại Nhật sẽ phải do đích thân người cần gia hạn đứng ra xin. Trong những trường hợp đặc biệt thì việc này có thể ủy quyền cho người khác thông qua giấy tờ. Vì vậy, tuyệt nhiên không có việc ai đó có thể làm thay cho bạn mà không cần ký giấy ủy quyền.
Hơn nữa, để gia hạn tư cách lưu trú cần phải có sự đồng ý bằng giấy tờ của các cơ quan liên quan như trường học hay công ty. Hãy kiểm tra xem trong hồ sơ của bạn có những thứ này hay không. Đồng thời nếu như không tham gia phỏng vấn thì cũng phải xác nhận xem công ty hay trường nằm ở đâu v.v...
Tốt hơn hết là bạn nên tự đi nộp hồ sơ lên cục quản lý xuất Nhập cảnh. Trường hợp ủy quyền cho ai làm thì để cho chắc cũng nên đi theo người này lên cục quản lý xuất nhập cảnh vào ngày nộp. Nếu bất đắc dĩ không đi được thì yêu cầu họ cho xin giấy thụ lý hồ sơ mà cục quản lý xuất nhập cảnh đã cấp khi thụ lý hồ sơ.
Cũng xin nhắc lại là ở Nhật tuyệt nhiên không có kiểu đi cửa sau nên giấy tờ không thể đi đường tắt đường vào nào mà phải được nộp lên cục quản lý xuất nhập cảnh trong thời gian họ làm việc.
Trên đây là những điều bạn nêu lưu ý để tránh bị lừa đảo. Tất nhiên tôi không kết luận rằng tất cả những nơi làm dịch vụ gia hạn tư cách lưu trú đều là lừa đảo. Bởi vì thế không quá sợ sệt sau khi đọc bài này hay nghe lời đồn đại về chuyện nhiều người bị lừa và không dám làm gì nữa. Vấn đề là cẩn thận và lựa chọn thật kỹ thì sẽ giảm thiểu rủi ro.
Tôi sẵn sàng trả lời câu hỏi của tất cả mọi người liên quan đến vấn đề trên đây. Nếu ai có thắc mắc xin mời nêu ra tại Thông Tin Nhật Bản.net này.
Sửa lần cuối:
Có thể bạn sẽ thích