Trong bộ trang phục công sở màu vàng chanh, lễ tân Saya cười tươi sau tấm biển "Tôi có thể giúp gì", chào và trả lời những câu hỏi mà khách đặt ra. Khi cô không đón chào một người vừa đi qua, vị giáo sư quở trách Saya hơi nặng lời.
Saya (phải) và giáo sư Kobayashi
"Mày ngu quá", giáo sư Hiroshi Kobayashi lớn tiếng.
"Ê", Saya đáp lại, khuôn mặt nhăn nhó. "Nói cho ông biết, tôi không ngu đâu".
Sự thật là Saya không phải là con người. Ở một đất nước nơi người máy đang thay đổi cách con người sống, làm việc, vui chơi và thậm chí là yêu, người máy như kiểu lễ tân Saya đang ngày một phổ biến.
Với công nghệ nhận dạng tiếng nói cho phép 700 câu trả lời và gần như vô số cách thức thể hiện thái độ trên khuôn mặt từ vui vẻ tới thất vọng, từ ngạc nhiên tới tức giận, Saya có thể không phải là sinh vật, nhưng cô rất khôn ngoan.
"Tôi gần như cảm thấy cô ấy là con người thật", giáo sư Kobayashi tại ĐH Khoa học Tokyo, người chế tạo ra Saya, cho biết. Làm lễ tân ở trường ĐH gần 2 năm nay, Saya rất thông thạo công việc. "Cô ấy có cảm xúc... Tuy nhiên, đôi khi cô cũng mắc lỗi, đặc biệt là khi còn ít năng lượng", vị giáo sư thừa nhận.
Sự tức giận của Saya là dấu hiệu mới nhất trong sự phát triển của robot. Các nhà phân tích nhận định Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực robot tiêu dùng. Một số nhà khoa học mô tả làn sóng sức mạnh công nghệ sắp thay đổi cuộc sống con người nhanh chóng hơn cả máy tính hay điện thoại di động. Tháng trước, chính phủ Nhật đã thành lập một uỷ ban soạn thảo các nguyên tắc an toàn cho robot ở nhà riêng và văn phòng. Hồi tháng giêng, các quan chức dự đoán mỗi hộ gia đình đất nước mặt trời mọc sẽ sở hữu ít nhất một robot vào năm 2015, thậm chí có thể sớm hơn.
Các nhà khoa học và chính phủ Tokyo gọi 2005 là "năm robot", với triển lãm robot World Expo 2005 khai mạc ở thành phố Nagoya ngày 25/3 tới. Tại đây, 15 triệu khách tham quan sẽ được thấy những mẫu robot phát triển thông minh nhất Nhật Bản, rất nhiều trong số đó sẽ bắt đầu được bán ra trong vòng một năm nữa.
Chào khách bằng 4 thứ tiếng và đưa họ tới nơi mong muốn là robot với vóc dáng nhỏ bé và màu vàng của Mitsubishi Heavy Industries có tên Wakamaru. Bộ ba robot giống người của Sony, Toyota và Honda sẽ nhảy múa và chơi nhạc cụ tại lễ khai mạc. Các bậc cha mẹ tới tham quan có thể để con mình cho robot giữ trẻ PaPeRo của NEC coi sóc. Người máy này có thể nhận dạng khuôn mặt trẻ em và có thể thông báo với cha mẹ qua điện thoại di động trong trường hợp khẩn cấp.
Trong công cuộc tìm kiếm trí thông minh nhân tạo, Mỹ có thể tiên tiến ngang Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhấn mạnh Mỹ chủ yếu tập trung vào ứng dụng quân sự. Ngược lại, chính phủ Nhật, các viện nghiên cứu và những tập đoàn lớn đang đầu tư nhiều tỷ USD vào robot tiêu dùng nhằm thay thế sức người trong cuộc sống hàng ngày, hướng tới "kỷ nguyên robot".
Tuy nhiên, làn sóng robot ở Nhật Bản còn xuất phát từ nhu cầu mang tính xã hội đặc thù. Đối phó với vấn đề giảm dân số do tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao nhất thế giới, người Nhật đang lo lắng ai sẽ vận hành máy móc trong các nhà máy ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong những năm tới. Toyota, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản, đã trả lời câu hỏi này bằng cách chế tạo các robot công nhân với bàn tay giống người, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp.
Với những thanh niên Nhật không muốn làm các công việc bị liệt vào danh sách 3-K (theo tiếng Nhật là bẩn thỉu, nguy hiểm và mệt mỏi), Alsok, công ty vệ sĩ lớn thứ hai đất nước mặt trời mọc, đã phát triển thế hệ robot cận vệ. Người máy này có thể phát hiện và ngăn chặn kẻ trộm thông qua thiết bị cảm biến. Nó cũng có thể dập lửa và phát hiện rò nước.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm robot dành cho người già tại viện dưỡng lão ở Tsukuba, cách Tokyo khoảng 65 km về phía đông bắc. Với 30 thiết bị cảm biến, người máy có thể nhận diện giọng nói và cử chỉ bằng tay của chủ nhân. Nó thì thầm và cúi chào lịch sự, nhưng cũng có thể bày tỏ sự tức giận khi bị đối xử thô bạo.
Mắt người già đang sống ở đây sáng lên khi được hai robot quan tâm chăm sóc. Theo kết quả các cuộc kiểm tra, các robot đã giúp giảm stress cho người già. Chẳng hạn, với bà Sumi Kasuya, 89 tuổi, không có cháu và con cái không có thời gian tới thăm bà thường xuyên: "Con robot này thật dễ thương, tôi cảm thấy được an ủi khi có nó ở bên", bà cho biết. "Nó làm tôi vui vẻ".
Nguyễn Hạnh (theo Washington Post)
http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2005/03/3B9DC2FC/
Saya (phải) và giáo sư Kobayashi
"Mày ngu quá", giáo sư Hiroshi Kobayashi lớn tiếng.
"Ê", Saya đáp lại, khuôn mặt nhăn nhó. "Nói cho ông biết, tôi không ngu đâu".
Sự thật là Saya không phải là con người. Ở một đất nước nơi người máy đang thay đổi cách con người sống, làm việc, vui chơi và thậm chí là yêu, người máy như kiểu lễ tân Saya đang ngày một phổ biến.
Với công nghệ nhận dạng tiếng nói cho phép 700 câu trả lời và gần như vô số cách thức thể hiện thái độ trên khuôn mặt từ vui vẻ tới thất vọng, từ ngạc nhiên tới tức giận, Saya có thể không phải là sinh vật, nhưng cô rất khôn ngoan.
"Tôi gần như cảm thấy cô ấy là con người thật", giáo sư Kobayashi tại ĐH Khoa học Tokyo, người chế tạo ra Saya, cho biết. Làm lễ tân ở trường ĐH gần 2 năm nay, Saya rất thông thạo công việc. "Cô ấy có cảm xúc... Tuy nhiên, đôi khi cô cũng mắc lỗi, đặc biệt là khi còn ít năng lượng", vị giáo sư thừa nhận.
Sự tức giận của Saya là dấu hiệu mới nhất trong sự phát triển của robot. Các nhà phân tích nhận định Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực robot tiêu dùng. Một số nhà khoa học mô tả làn sóng sức mạnh công nghệ sắp thay đổi cuộc sống con người nhanh chóng hơn cả máy tính hay điện thoại di động. Tháng trước, chính phủ Nhật đã thành lập một uỷ ban soạn thảo các nguyên tắc an toàn cho robot ở nhà riêng và văn phòng. Hồi tháng giêng, các quan chức dự đoán mỗi hộ gia đình đất nước mặt trời mọc sẽ sở hữu ít nhất một robot vào năm 2015, thậm chí có thể sớm hơn.
Các nhà khoa học và chính phủ Tokyo gọi 2005 là "năm robot", với triển lãm robot World Expo 2005 khai mạc ở thành phố Nagoya ngày 25/3 tới. Tại đây, 15 triệu khách tham quan sẽ được thấy những mẫu robot phát triển thông minh nhất Nhật Bản, rất nhiều trong số đó sẽ bắt đầu được bán ra trong vòng một năm nữa.
Chào khách bằng 4 thứ tiếng và đưa họ tới nơi mong muốn là robot với vóc dáng nhỏ bé và màu vàng của Mitsubishi Heavy Industries có tên Wakamaru. Bộ ba robot giống người của Sony, Toyota và Honda sẽ nhảy múa và chơi nhạc cụ tại lễ khai mạc. Các bậc cha mẹ tới tham quan có thể để con mình cho robot giữ trẻ PaPeRo của NEC coi sóc. Người máy này có thể nhận dạng khuôn mặt trẻ em và có thể thông báo với cha mẹ qua điện thoại di động trong trường hợp khẩn cấp.
Trong công cuộc tìm kiếm trí thông minh nhân tạo, Mỹ có thể tiên tiến ngang Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhấn mạnh Mỹ chủ yếu tập trung vào ứng dụng quân sự. Ngược lại, chính phủ Nhật, các viện nghiên cứu và những tập đoàn lớn đang đầu tư nhiều tỷ USD vào robot tiêu dùng nhằm thay thế sức người trong cuộc sống hàng ngày, hướng tới "kỷ nguyên robot".
Tuy nhiên, làn sóng robot ở Nhật Bản còn xuất phát từ nhu cầu mang tính xã hội đặc thù. Đối phó với vấn đề giảm dân số do tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao nhất thế giới, người Nhật đang lo lắng ai sẽ vận hành máy móc trong các nhà máy ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong những năm tới. Toyota, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản, đã trả lời câu hỏi này bằng cách chế tạo các robot công nhân với bàn tay giống người, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp.
Với những thanh niên Nhật không muốn làm các công việc bị liệt vào danh sách 3-K (theo tiếng Nhật là bẩn thỉu, nguy hiểm và mệt mỏi), Alsok, công ty vệ sĩ lớn thứ hai đất nước mặt trời mọc, đã phát triển thế hệ robot cận vệ. Người máy này có thể phát hiện và ngăn chặn kẻ trộm thông qua thiết bị cảm biến. Nó cũng có thể dập lửa và phát hiện rò nước.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm robot dành cho người già tại viện dưỡng lão ở Tsukuba, cách Tokyo khoảng 65 km về phía đông bắc. Với 30 thiết bị cảm biến, người máy có thể nhận diện giọng nói và cử chỉ bằng tay của chủ nhân. Nó thì thầm và cúi chào lịch sự, nhưng cũng có thể bày tỏ sự tức giận khi bị đối xử thô bạo.
Mắt người già đang sống ở đây sáng lên khi được hai robot quan tâm chăm sóc. Theo kết quả các cuộc kiểm tra, các robot đã giúp giảm stress cho người già. Chẳng hạn, với bà Sumi Kasuya, 89 tuổi, không có cháu và con cái không có thời gian tới thăm bà thường xuyên: "Con robot này thật dễ thương, tôi cảm thấy được an ủi khi có nó ở bên", bà cho biết. "Nó làm tôi vui vẻ".
Nguyễn Hạnh (theo Washington Post)
http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2005/03/3B9DC2FC/
Có thể bạn sẽ thích