Nhiều lao động nước ngoài biết rằng họ đến Nhật để tham gia vào ngành công nghiệp tình dục nhưng ít người biết rằng họ sẽ phải gánh những khoản nợ của bọn buôn người, những kẻ giữ hộ chiếu của họ và đôi khi bán họ cho các băng nhóm tội phạm.
Sau nhiều năm phủ nhận việc có liên quan đến nạn buôn người, Nhật Bản giờ đây đi một bước quyết định bằng việc ban hành luật cấm hoạt động này và giúp những người nước ngoài bị buộc vào con đường mại dâm.
Trong những tháng tới, luật mới này cùng các chương trình hỗ trợ những nạn nhân của các đường dây buôn người có thể giúp ngăn chặn làn sóng phụ nữ đổ vào Nhật, quốc gia có số gái mại dâm là người nước ngoài đông nhất thế giới.
Tại Nhật Bản, phụ nữ nước ngoài, những người là nạn nhân của hoạt động buôn người, thường có điểm đến chung là các quận đèn đỏ ở khắp nơi, từ Tokyo đến những vùng nông thôn. Họ đứng ở các góc phố và ngồi sau cửa kính, bán dâm hoặc phục vụ tại các câu lạc bộ nơi họ có thể hẹn hò với khách.
Một phụ nữ Colombia 28 tuổi từng làm nghề bán hoa 4 năm tại Nhật để trả 45.000 USD mà cô nợ của những kẻ mua bán cô cuối cùng trốn đến sứ quán Colombia cuối năm ngoái.
Sau khi khai báo những thông tin có thể giúp bắt những kẻ buôn người, cô đang đợi các quan chức di trú cho phép trở về quê hương để đoàn tụ cùng đứa con trai 12 tuổi và đứa con gái 11 tuổi. "Chúng tôi không nên bị đối xử như những tên tội phạm, đó là trục xuất khỏi Nhật, mà là như những nạn nhân", cô cho biết.
Chính phủ Nhật hy vọng sẽ giới hạn số visa cấp cho những người làm nghề tiêu khiển. Số visa loại này cấp cho người Philippines là 80.000 mỗi năm và sẽ giảm xuống còn 8.000.
Những người ủng hộ các nạn nhân thì đang theo dõi một cách ngờ vực. Họ cho rằng chính phủ dường như đang đi nước đôi trong vấn đề mà họ gọi là một dạng nô lệ kiểu mới và chỉ bắt đầu ra tay khi có áp lực từ phía Mỹ.
Tokyo đã ký nghị định thư chống nạn buôn người của LHQ năm 2002 nhưng không thể áp dụng nếu chưa ban hành luật. Nhật từ lâu được biến đến là quốc gia lỏng lẻo đối với vấn đề này và là quốc gia phát triển duy nhất nằm trong danh sách những nước kém nỗ lực giải quyết nạn buôn người mà Mỹ lập ra.
Tại đất nước mặt trời mọc, mại dâm được cho là một nghề cần thiết và không có gì là tội lỗi. Chính phủ Nhật từng sắp xếp để buộc các nhóm phụ nữ châu Á phục vụ các binh sĩ của họ trong thế chiến II và các nhà chứa phục vụ lính Mỹ trong thời hậu chiến.
Ngày nay, giới chức Nhật vẫn không can thiệp vào ngành công nghiệp này. Tại ngã tư quận Shibuya, rất nhiều người công khai đứng chào mời phụ nữ trẻ tham gia vào nghề bán phấn buôn hương.
Mối quan hệ giữa các nữ sinh Nhật với những người đàn ông lớn tuổi được gọi là "hẹn hò có thưởng". Ngành công nghiệp tình dục vẫn là một phần của văn hóa doanh nghiệp, như hồi năm 2003 khi một công ty ở Osaka tổ chức một bữa tiệc sex ở thành phố Chu Hải, miền nam Trung Quốc, với sự tham gia của 500 gái bán hoa. Vụ việc đã làm Trung Quốc tức giận, đặc biệt vì nó diễn ra vào ngày 18/9, ngày Nhật xâm lược Trung Quốc năm 1931.
Trong 9 tháng đầu năm 2004, cảnh sát Nhật đã ghi nhận 46 vụ buôn người và bắt 12 kẻ môi giới nhập cư. Tuy nhiên, con số đó không phản ánh quy mô thực của vấn đề bởi nhiều vụ không được báo cáo.
Số nạn nhân được cho là lên đến hàng nghìn và ba nguồn cung lớn nhất là Thái Lan, Colombia và Philippines. Sứ quán Colombia cho hay 3.500 phụ nữ nước này làm nghề mại dâm ở Nhật.
Yoko Yoshida, luật sư của một tổ chức chống buôn người của Nhật, cho hay nhiều phụ nữ nước này không cấm chồng quan hệ với gái làng chơi. "Nếu những người chồng thực sự yêu những phụ nữ nước ngoài thì sẽ có vấn đề. Nhưng miễn là chuyện đó không xảy ra, phụ nữ Nhật không cho rằng những cô gái làng chơi cũng là những con người như họ".
Motohisa Suzuki, quan chức điều phối hoạt động chống buôn người, cho biết Nhật đã bắt đầu có những biện pháp ngăn chặn nạn buôn người bằng luật lao động và hình sự. Thêm vào đó, luật chống buôn người sẽ phạt những kẻ bịp bợm và các điều khoản sửa đổi của luật nhập cư sẽ không buộc những nạn nhân thiếu giấy tờ bị trục xuất để họ có thể cộng tác điều tra. Trước đây, những phụ nữ này bị buộc về nước ngay lập tức.
Suzuki cho biết hiện không rõ bao nhiêu phần trăm trong số những người nhận visa làm nghề tiêu khiển trở thành nạn nhân của bọn buôn người để rồi sau đó phải làm việc trong nhà chứa. Dù vậy, loại visa này vẫn là công cụ của những kẻ buôn người.
Song Joji Imai, chủ tịch hội tuyển dụng lao động giải trí nước ngoài, cho rằng các trường hợp mại dâm không phổ biến. "Nhiều khách hàng của chúng tôi muốn lui tới các câu lạc bộ có người nước ngoài làm việc là để học ngoại ngữ hoặc khám phá văn hóa nước ngoài. Họ thích tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau, ví dụ như sự vui vẻ của người Philippines".
Koki Kobayashi, nghị sĩ của đảng Dân chủ Tự do, cho biết việc cấp loại visa đó sẽ giúp người Philippines kiếm tiền nuôi gia đình ở quê nhà. "Đó là viện trợ kinh tế của Nhật", ông nói.
"Tại sao chỉ có Nhật bị chỉ trích. Tôi không khỏi nghĩ rằng chính phủ Nhật đang chĩa mũi dùi vào những người vô tội chỉ vì họ bị Mỹ bảo phải làm thế".
Người phụ nữ Colombia 28 tuổi đang đợi để được về nhà đã bị những kẻ môi giới lừa đến làm nghề phục vụ ở Nhật cách đây 4 năm. Nhưng 3 giờ sau khi đến Tokyo, cô đã bị thả ở Shin Okubo, một khu đèn đỏ. Cô đã được dạy cách nói bằng tiếng Nhật các câu "Xin chào. Ông đang đi đâu đấy? Chúng ta cùng đến khách sạn đi, chỉ 20 nghìn yen (200 USD) thôi".
Mỗi đêm cô phải nộp 80 USD cho hai tên người Nhật và trả góp 35.000 USD cho những kẻ buôn người Colombia và chúng sẽ chuyển 300 USD mỗi tháng về cho gia đình cô. Hộ chiếu của cô cũng bị giữ và những lúc không có khách, cô phải ở trong một căn hộ nhỏ với những phụ nữ Colombia khác.
Sau khi số nợ chỉ còn 5.000 USD, cô bị bán cho một nhóm tội phạm khác và bọn này lại yêu cầu cô trả thêm 5.000 USD nữa. Cô trả tiền cho chúng rồi trốn đi. Sau 6 tháng làm việc tự do, cô đã đủ tiền mua vé máy bay về nhà và còn 130 USD trong túi.
Nhưng chỉ ở Colombia được 3 ngày, một trong những kẻ buôn người của Colombia đã gọi điện và đe dọa "Mày vẫn nợ tao 5.000 USD". Hắn ta dọa giết cô và các con nếu cô không chịu quay lại Nhật và làm việc để trả nợ. Vài tuần sau, cầm tấm hộ chiếu giả, tờ giấy mà cô phải trả thêm 5.000 USD để có được, cô trở lại đất nước mặt trời mọc.
Ngọc Sơn (theo IHT)
Sau nhiều năm phủ nhận việc có liên quan đến nạn buôn người, Nhật Bản giờ đây đi một bước quyết định bằng việc ban hành luật cấm hoạt động này và giúp những người nước ngoài bị buộc vào con đường mại dâm.
Trong những tháng tới, luật mới này cùng các chương trình hỗ trợ những nạn nhân của các đường dây buôn người có thể giúp ngăn chặn làn sóng phụ nữ đổ vào Nhật, quốc gia có số gái mại dâm là người nước ngoài đông nhất thế giới.
Tại Nhật Bản, phụ nữ nước ngoài, những người là nạn nhân của hoạt động buôn người, thường có điểm đến chung là các quận đèn đỏ ở khắp nơi, từ Tokyo đến những vùng nông thôn. Họ đứng ở các góc phố và ngồi sau cửa kính, bán dâm hoặc phục vụ tại các câu lạc bộ nơi họ có thể hẹn hò với khách.
Một phụ nữ Colombia 28 tuổi từng làm nghề bán hoa 4 năm tại Nhật để trả 45.000 USD mà cô nợ của những kẻ mua bán cô cuối cùng trốn đến sứ quán Colombia cuối năm ngoái.
Sau khi khai báo những thông tin có thể giúp bắt những kẻ buôn người, cô đang đợi các quan chức di trú cho phép trở về quê hương để đoàn tụ cùng đứa con trai 12 tuổi và đứa con gái 11 tuổi. "Chúng tôi không nên bị đối xử như những tên tội phạm, đó là trục xuất khỏi Nhật, mà là như những nạn nhân", cô cho biết.
Chính phủ Nhật hy vọng sẽ giới hạn số visa cấp cho những người làm nghề tiêu khiển. Số visa loại này cấp cho người Philippines là 80.000 mỗi năm và sẽ giảm xuống còn 8.000.
Những người ủng hộ các nạn nhân thì đang theo dõi một cách ngờ vực. Họ cho rằng chính phủ dường như đang đi nước đôi trong vấn đề mà họ gọi là một dạng nô lệ kiểu mới và chỉ bắt đầu ra tay khi có áp lực từ phía Mỹ.
Tokyo đã ký nghị định thư chống nạn buôn người của LHQ năm 2002 nhưng không thể áp dụng nếu chưa ban hành luật. Nhật từ lâu được biến đến là quốc gia lỏng lẻo đối với vấn đề này và là quốc gia phát triển duy nhất nằm trong danh sách những nước kém nỗ lực giải quyết nạn buôn người mà Mỹ lập ra.
Tại đất nước mặt trời mọc, mại dâm được cho là một nghề cần thiết và không có gì là tội lỗi. Chính phủ Nhật từng sắp xếp để buộc các nhóm phụ nữ châu Á phục vụ các binh sĩ của họ trong thế chiến II và các nhà chứa phục vụ lính Mỹ trong thời hậu chiến.
Ngày nay, giới chức Nhật vẫn không can thiệp vào ngành công nghiệp này. Tại ngã tư quận Shibuya, rất nhiều người công khai đứng chào mời phụ nữ trẻ tham gia vào nghề bán phấn buôn hương.
Mối quan hệ giữa các nữ sinh Nhật với những người đàn ông lớn tuổi được gọi là "hẹn hò có thưởng". Ngành công nghiệp tình dục vẫn là một phần của văn hóa doanh nghiệp, như hồi năm 2003 khi một công ty ở Osaka tổ chức một bữa tiệc sex ở thành phố Chu Hải, miền nam Trung Quốc, với sự tham gia của 500 gái bán hoa. Vụ việc đã làm Trung Quốc tức giận, đặc biệt vì nó diễn ra vào ngày 18/9, ngày Nhật xâm lược Trung Quốc năm 1931.
Trong 9 tháng đầu năm 2004, cảnh sát Nhật đã ghi nhận 46 vụ buôn người và bắt 12 kẻ môi giới nhập cư. Tuy nhiên, con số đó không phản ánh quy mô thực của vấn đề bởi nhiều vụ không được báo cáo.
Số nạn nhân được cho là lên đến hàng nghìn và ba nguồn cung lớn nhất là Thái Lan, Colombia và Philippines. Sứ quán Colombia cho hay 3.500 phụ nữ nước này làm nghề mại dâm ở Nhật.
Yoko Yoshida, luật sư của một tổ chức chống buôn người của Nhật, cho hay nhiều phụ nữ nước này không cấm chồng quan hệ với gái làng chơi. "Nếu những người chồng thực sự yêu những phụ nữ nước ngoài thì sẽ có vấn đề. Nhưng miễn là chuyện đó không xảy ra, phụ nữ Nhật không cho rằng những cô gái làng chơi cũng là những con người như họ".
Motohisa Suzuki, quan chức điều phối hoạt động chống buôn người, cho biết Nhật đã bắt đầu có những biện pháp ngăn chặn nạn buôn người bằng luật lao động và hình sự. Thêm vào đó, luật chống buôn người sẽ phạt những kẻ bịp bợm và các điều khoản sửa đổi của luật nhập cư sẽ không buộc những nạn nhân thiếu giấy tờ bị trục xuất để họ có thể cộng tác điều tra. Trước đây, những phụ nữ này bị buộc về nước ngay lập tức.
Suzuki cho biết hiện không rõ bao nhiêu phần trăm trong số những người nhận visa làm nghề tiêu khiển trở thành nạn nhân của bọn buôn người để rồi sau đó phải làm việc trong nhà chứa. Dù vậy, loại visa này vẫn là công cụ của những kẻ buôn người.
Song Joji Imai, chủ tịch hội tuyển dụng lao động giải trí nước ngoài, cho rằng các trường hợp mại dâm không phổ biến. "Nhiều khách hàng của chúng tôi muốn lui tới các câu lạc bộ có người nước ngoài làm việc là để học ngoại ngữ hoặc khám phá văn hóa nước ngoài. Họ thích tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau, ví dụ như sự vui vẻ của người Philippines".
Koki Kobayashi, nghị sĩ của đảng Dân chủ Tự do, cho biết việc cấp loại visa đó sẽ giúp người Philippines kiếm tiền nuôi gia đình ở quê nhà. "Đó là viện trợ kinh tế của Nhật", ông nói.
"Tại sao chỉ có Nhật bị chỉ trích. Tôi không khỏi nghĩ rằng chính phủ Nhật đang chĩa mũi dùi vào những người vô tội chỉ vì họ bị Mỹ bảo phải làm thế".
Người phụ nữ Colombia 28 tuổi đang đợi để được về nhà đã bị những kẻ môi giới lừa đến làm nghề phục vụ ở Nhật cách đây 4 năm. Nhưng 3 giờ sau khi đến Tokyo, cô đã bị thả ở Shin Okubo, một khu đèn đỏ. Cô đã được dạy cách nói bằng tiếng Nhật các câu "Xin chào. Ông đang đi đâu đấy? Chúng ta cùng đến khách sạn đi, chỉ 20 nghìn yen (200 USD) thôi".
Mỗi đêm cô phải nộp 80 USD cho hai tên người Nhật và trả góp 35.000 USD cho những kẻ buôn người Colombia và chúng sẽ chuyển 300 USD mỗi tháng về cho gia đình cô. Hộ chiếu của cô cũng bị giữ và những lúc không có khách, cô phải ở trong một căn hộ nhỏ với những phụ nữ Colombia khác.
Sau khi số nợ chỉ còn 5.000 USD, cô bị bán cho một nhóm tội phạm khác và bọn này lại yêu cầu cô trả thêm 5.000 USD nữa. Cô trả tiền cho chúng rồi trốn đi. Sau 6 tháng làm việc tự do, cô đã đủ tiền mua vé máy bay về nhà và còn 130 USD trong túi.
Nhưng chỉ ở Colombia được 3 ngày, một trong những kẻ buôn người của Colombia đã gọi điện và đe dọa "Mày vẫn nợ tao 5.000 USD". Hắn ta dọa giết cô và các con nếu cô không chịu quay lại Nhật và làm việc để trả nợ. Vài tuần sau, cầm tấm hộ chiếu giả, tờ giấy mà cô phải trả thêm 5.000 USD để có được, cô trở lại đất nước mặt trời mọc.
Ngọc Sơn (theo IHT)
Có thể bạn sẽ thích