Thẻ nhận dạng qua sóng radio

nvhcuong

New Member
Được xem là nhân tố chính cho thế giới nhận dạng, RFID hiện được chính phủ Nhật Bản quảng bá mạnh mẽ trong thương mại. Để cập nhật thông tin về công nghệ này, Bộ Thương mại VN vừa tổ chức hội thảo tại Hà Nội với sự góp mặt của các chuyên gia đến từ xứ hoa anh đào.

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng không tiếp xúc, sử dụng tần số radio. Đặc điểm của thẻ RFID (IC Tags) là có thể thu tín hiệu ở khoảng cách xa và người kiểm soát nhận ra số lượng lớn các thẻ một lần. Nó có tính bền vững cao, chịu được môi trường khắc nghiệt, không phát quang, không nhìn thấy, đồng thời có thể đọc và ghi được.

RFID triển khai được trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, ông Fujita Masakazu, Giám đốc nghiên cứu Hội đồng xúc tiến thương mại điện tử Nhật Bản, cho rằng những lĩnh vực cần phổ biến thẻ nhận dạng RFID hiện vẫn "đóng cửa" vì loại thẻ này mới chỉ được khuyến khích sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp. Mặt khác, IC Tags chưa được đưa rộng rãi vào thực tế nơi các giao dịch được thực hiện với thẻ nhận dạng RFID dùng một lần thông qua hệ thống cung cấp.

Theo ông Fujita, thẻ nhận dạng RFID sẽ tăng cường và củng cố tính cạnh tranh trong các ngành. "Sử dụng các IC Tags giúp nâng cao hiệu quả và đem đến nhiều dịch vụ hơn để tăng cường tính cạnh tranh trên trường quốc tế của người sử dụng trong kinh doanh, công nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng là quảng bá việc sử dụng thẻ nhận dạng RFID giữa các doanh nghiệp", ông nói.

Người Nhật đã vạch ra chiến lược quảng bá cho RFID với hai chính sách rõ ràng là chuẩn hóa và giảm giá thành. "Đối với một quốc gia thương mại như đất nước chúng tôi, điều quan trọng là chuẩn hóa quốc tế. Vì thế, tiêu chuẩn liên quan đến thẻ nhận dạng phải được quốc tế hóa và phù hợp với cơ cấu kinh tế mở của Nhật Bản", ông Fujita phân tích. "Chúng tôi đã kiến nghị tổ chức ISO hợp nhất một chuẩn của mã sản phẩm cho thẻ RFID. Tiêu chuẩn ISO đề xuất theo dự kiến sẽ được thiết lập vào mùa xuân năm sau".

Bên cạnh đó, giá một chiếc thẻ nhận dạng ở Nhật hiện khoảng 10-100 yen (tức là từ 1.500 đến 15.000 đồng), giá các thiết bị đọc và ghi RFID còn cao hơn rất nhiều. "Đa số mọi người sẵn sàng sử dụng thẻ nhận dạng nếu giá bán là 5 yen. Vì thế mà một trong những mục tiêu giảm giá của chúng tôi là thẻ RFID phải xuống được mức 5 yen/thẻ", ông Fujita nói.

Theo vị lãnh đạo này, để mở rộng và quảng bá thẻ RFID còn cần những hoạt động như triển khai và tạo các điều kiện, môi trường cho việc sử dụng giải tần UHF, thiết lập quy định liên quan đến mục đích riêng của RFID. Vì thế cần xúc tiến dự án thí điểm trong các ngành hay trong các ứng dụng.

Ông cũng khẳng định việc xúc tiến RFID có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp. "Thẻ RFID chưa phải là giải pháp hoàn hảo. Nhưng nếu các doanh nghiệp nhạy bén với công nghệ và tìm ra những phương pháp ứng dụng IC Tags phù hợp với công việc kinh doanh thực tế của mình thì nó sẽ mang lại lợi ích lớn", Giám đốc nghiên cứu Hội đồng xúc tiến thương mại điện tử Nhật Bản, khẳng định.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại, một trường học của Nhật Bản còn quyết định gắn thẻ RFID cho học sinh tiểu học và coi đó là biện pháp hữu hiệu nhất để giám sát chúng, giúp ngăn ngừa hiện tượng trẻ lạc đường và bỏ học. Trong khi đó, hàng trăm công ty của Mỹ sẽ buộc phải triển khai áp dụng công nghệ RFID vào những năm tới. Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia đã bắt đầu bàn về tiềm năng của RFID trong công việc kinh doanh của họ. Cụ thể là cơ quan nghiên cứu thông tin hàng hóa (IDA) của Singapore đã lên kế hoạch cho dự án trị giá 5,9 triệu USD để xây dựng 5 cụm dây chuyền cung ứng áp dụng RFID vào năm 2006. Chính quyền Đài Loan thì xúc tiến phát triển một ngành công nghiệp RFID toàn diện, từ cấp độ cao như sản xuất chip RFID cho đến các thiết bị cấp vừa như đầu đọc thẻ và cuối cùng là tích hợp hệ thống.

Hàn Quốc nhắc đến RFID như là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao sức mạnh của cuộc bùng nổ trong ngành điện thoại di động và băng thông rộng tại đất nước này. Bộ Thông tin và truyền thông cũng như Viện nghiên cứu viễn thông và điện tử của nước này đã cùng phối hợp để phát triển các công nghệ dải sóng RFID - UHF. Dự án này được chính phủ hỗ trợ 7 tỷ won, còn các công ty tư nhân đầu tư 5,09 tỷ won. Tại Malaysia, mặc dù chính phủ không có kế hoạch đặc biệt trợ giúp các ngành công nghiệp ứng dụng RFID, nó cũng đã được áp dụng trong các dự án lớn của nước này. Malaysia đã kết hợp vi mạch RFID trong các thẻ căn cước và hộ chiếu điện tử của công dân.

Ở Việt Nam, RFID ít được biết đến, song cũng đã có đơn vị nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới này. Hiện tại, Trung tâm công nghệ cao, thuộc Viện điện tử - tin học - tự động hóa, đang nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ phần mềm cho các hệ thống quản lý tự động bằng thẻ RFID để ứng dụng trong hệ thống thu phí cầu đường. Ngay tại Trung tâm cũng đã ứng dụng công nghệ này với hệ thống phần mềm quản lý ra vào cửa của cán bộ công nhân viên.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm, không bình luận gì về khả năng ứng dụng và phát triển của RFID tại Việt Nam. "Tôi cho rằng đối với những vướng mắc về mặt kỹ thuật, chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo và nghiên cứu được. Song, những gì liên quan đến chính sách thì chính chúng tôi khi làm việc cũng không biết hỏi đâu. Chính phủ Nhật đã có những định hướng rất rõ ràng về RFID, nhưng ở Việt Nam thì không có bất kỳ đầu mối nào hướng dẫn về vấn đề này nên rất khó nói trước điều gì", ông Tuấn nói.
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top