Sức ép và chi phí cho những hoạt động sau giờ học với trẻ em Nhật Bản đang là nguyên nhân gây lo lắng và thậm chí bị nghi ngờ là động cơ góp phần vào sự suy giảm tỷ lệ sinh của đất nước này, khi các bậc cha mẹ tránh xa ý nghĩ về việc có thêm một đứa con nữa.
Hãy nghe một phụ nữ Tokyo - nhà báo Kumiko Makihara - phác ra những nét chính về sức ép ấy. Cô có một cậu con trai bé bỏng, Yataro.
"Thứ năm, tôi gặp con ở bến đỗ xe bus, và đưa gấp cháu về nhà để cháu đúng giờ tập bóng đá''.
Tôi vội lấy túi thể thao và đút một một mẩu socola vào miệng Yataro trong 15 phút dạy con tập đi xe đạp. Tôi phải chỉ cho cháu cách đi xe vòng vèo, việc đó mất nhiều thời gian hơn. Kế đó cháu đến với lớp học tính, một giờ dành cho các bài tập tính cộng và tính trừ, trước khi học piano và làm bài tập ở nhà.
Thứ 6 là thời gian dành cho môn bơi và bài tập tính còn thứ 7 là tiếng Anh và judo.
Những ngày này tôi cảm thấy trở lại nguyên công việc của mình, chạy như điên với kế hoạch làm việc của chủ tịch một nơi nghỉ lớn - chỉ khác là bây giờ, tôi theo các hoạt động sau giờ học của con trai mình.
Chúng tôi muốn tạo những cơ hội tốt nhất cho con cái mình - chúng tôi muốn chúng theo kịp với các bạn đồng lứa. Thậm chí nếu có một tia sáng le lói về tài năng của con, chúng tôi muốn khai thác hết sức mình.
Các bạn cùng lớp của Yataro cũng bề bộn với các môn thể dục nhịp điệu, cưỡi ngựa pony và xây Lego. Có một cuốn sách nổi tiếng, "Làm thế nào để bảo đảm thắng lợi trong các bài học của trẻ", khuyên cha mẹ nên hay không nên làm hoa tiêu trong lựa chọn cho trẻ.
Tôi ngạc nhiên về mức độ hoạt động tích cực của Yataro - nhưng tôi cũng lo lắng rằng mình đang làm cho con kiệt sức. Mệt lử từ những hoạt động sau giờ học ở trường là một trong nhiều đề tài cuộc mitting gần đây của các bậc phụ huynh. Những người mẹ rớt nước mắt thương con đứng không vững sau khi tới trường và bối rối với hàng lô bài vở. Thời gian chúng tôi được về nhà mỗi tối, tôi lại hướng dẫn con làm bài tập về nhà, sức chịu đựng của Yataro trong việc ngồi ở bàn học gần như không còn nữa.
Các hoạt động không thể thiếu
Giảm bớt gánh nặng từ bài học ở lớp và bài làm ở nhà không phải là một sự lựa chọn. Cậu bé và bạn cùng lớp phải rèn sakidori - theo nghĩa đen là "nắm lấy vị trí dẫn đầu" - ý nghĩ trở thành người dẫn dầu trong các môn viết văn làm toán thường trực trong đầu các em ngay từ sơ cấp khiến cho không khí tranh đua ở lớp học ngày một gia tăng.
Khi tôi chỉ ra lỗi sai, Yataro thường nhìn tôi trừng trừng, sắc mặt tái nhợt, và sau đó quăng bút chì cùng tẩy khắp phòng. Thời gian dành cho một buổi liệu pháp tâm lý cha mẹ và con cái là đây sao? Không may, chẳng hề có một khe thời gian trống nào cho điều đó.
Chủ nhật là thời gian dành để nghỉ ngơi và vui chơi, nhưng một ngày liệu có đủ?
Tôi nhớ khi còn ở tuổi con thường lang thang với bạn bè ngoài trời mỗi buổi chiều, trượt patanh, chơi trong nhà và mơ mộng trong điệu nhạc swing. Thậm chí nếu Yataro có để trí óc vơ vẩn trong giây lát thì lúc nào cũng có một ai đó trong tầm điều khiển cậu, dù đó là mệnh lệnh tập trung của giáo viên bàn tính hay môn bóng đá với tiếng hét của cha mẹ "chuyện gì với thủ môn đó thế?" khi cháu dựa vào khung thành quan sát mây trời trôi dạt.
Tôi biết mình nên giảm bớt gánh nặng của con, nhưng dường như từng hoạt động lại không thể thiếu được, cháu yêu bóng đá và có vẻ như chỉ khi còn là một bé trai nhỏ tuổi, cháu mới có được cảm giác hồ hởi với môn thể thao mà cháu không phải là một ngôi sao.
Piano mở ra thế giới âm nhạc; bàn tính giúp tính toán nhanh, bơi là môn bắt buộc ở trường học; còn tôi muốn judo truyền tinh thần Võ sĩ đạo cho cháu, để bù đắp sự thiếu thốn hơi ấm người cha cháu phải trải qua do tôi là người mẹ đơn độc. "Người có được ưu thế là người tiến tới nhanh nhất có thể... " Tôi nói với Yataro để buộc cháu tập trung vào giờ học bàn tính.
Thay vì thế, cháu gây bất ngờ cho tôi với một ý nghĩ hết sức xa hoa: "Có lẽ chúng ta nên dành thời gian cho việc đi dạo bên ngoài mẹ ạ".
(vnn.vn)
Hãy nghe một phụ nữ Tokyo - nhà báo Kumiko Makihara - phác ra những nét chính về sức ép ấy. Cô có một cậu con trai bé bỏng, Yataro.
"Thứ năm, tôi gặp con ở bến đỗ xe bus, và đưa gấp cháu về nhà để cháu đúng giờ tập bóng đá''.
Tôi vội lấy túi thể thao và đút một một mẩu socola vào miệng Yataro trong 15 phút dạy con tập đi xe đạp. Tôi phải chỉ cho cháu cách đi xe vòng vèo, việc đó mất nhiều thời gian hơn. Kế đó cháu đến với lớp học tính, một giờ dành cho các bài tập tính cộng và tính trừ, trước khi học piano và làm bài tập ở nhà.
Thứ 6 là thời gian dành cho môn bơi và bài tập tính còn thứ 7 là tiếng Anh và judo.
Những ngày này tôi cảm thấy trở lại nguyên công việc của mình, chạy như điên với kế hoạch làm việc của chủ tịch một nơi nghỉ lớn - chỉ khác là bây giờ, tôi theo các hoạt động sau giờ học của con trai mình.
Chúng tôi muốn tạo những cơ hội tốt nhất cho con cái mình - chúng tôi muốn chúng theo kịp với các bạn đồng lứa. Thậm chí nếu có một tia sáng le lói về tài năng của con, chúng tôi muốn khai thác hết sức mình.
Các bạn cùng lớp của Yataro cũng bề bộn với các môn thể dục nhịp điệu, cưỡi ngựa pony và xây Lego. Có một cuốn sách nổi tiếng, "Làm thế nào để bảo đảm thắng lợi trong các bài học của trẻ", khuyên cha mẹ nên hay không nên làm hoa tiêu trong lựa chọn cho trẻ.
Tôi ngạc nhiên về mức độ hoạt động tích cực của Yataro - nhưng tôi cũng lo lắng rằng mình đang làm cho con kiệt sức. Mệt lử từ những hoạt động sau giờ học ở trường là một trong nhiều đề tài cuộc mitting gần đây của các bậc phụ huynh. Những người mẹ rớt nước mắt thương con đứng không vững sau khi tới trường và bối rối với hàng lô bài vở. Thời gian chúng tôi được về nhà mỗi tối, tôi lại hướng dẫn con làm bài tập về nhà, sức chịu đựng của Yataro trong việc ngồi ở bàn học gần như không còn nữa.
Các hoạt động không thể thiếu
Giảm bớt gánh nặng từ bài học ở lớp và bài làm ở nhà không phải là một sự lựa chọn. Cậu bé và bạn cùng lớp phải rèn sakidori - theo nghĩa đen là "nắm lấy vị trí dẫn đầu" - ý nghĩ trở thành người dẫn dầu trong các môn viết văn làm toán thường trực trong đầu các em ngay từ sơ cấp khiến cho không khí tranh đua ở lớp học ngày một gia tăng.
Khi tôi chỉ ra lỗi sai, Yataro thường nhìn tôi trừng trừng, sắc mặt tái nhợt, và sau đó quăng bút chì cùng tẩy khắp phòng. Thời gian dành cho một buổi liệu pháp tâm lý cha mẹ và con cái là đây sao? Không may, chẳng hề có một khe thời gian trống nào cho điều đó.
Chủ nhật là thời gian dành để nghỉ ngơi và vui chơi, nhưng một ngày liệu có đủ?
Tôi nhớ khi còn ở tuổi con thường lang thang với bạn bè ngoài trời mỗi buổi chiều, trượt patanh, chơi trong nhà và mơ mộng trong điệu nhạc swing. Thậm chí nếu Yataro có để trí óc vơ vẩn trong giây lát thì lúc nào cũng có một ai đó trong tầm điều khiển cậu, dù đó là mệnh lệnh tập trung của giáo viên bàn tính hay môn bóng đá với tiếng hét của cha mẹ "chuyện gì với thủ môn đó thế?" khi cháu dựa vào khung thành quan sát mây trời trôi dạt.
Tôi biết mình nên giảm bớt gánh nặng của con, nhưng dường như từng hoạt động lại không thể thiếu được, cháu yêu bóng đá và có vẻ như chỉ khi còn là một bé trai nhỏ tuổi, cháu mới có được cảm giác hồ hởi với môn thể thao mà cháu không phải là một ngôi sao.
Piano mở ra thế giới âm nhạc; bàn tính giúp tính toán nhanh, bơi là môn bắt buộc ở trường học; còn tôi muốn judo truyền tinh thần Võ sĩ đạo cho cháu, để bù đắp sự thiếu thốn hơi ấm người cha cháu phải trải qua do tôi là người mẹ đơn độc. "Người có được ưu thế là người tiến tới nhanh nhất có thể... " Tôi nói với Yataro để buộc cháu tập trung vào giờ học bàn tính.
Thay vì thế, cháu gây bất ngờ cho tôi với một ý nghĩ hết sức xa hoa: "Có lẽ chúng ta nên dành thời gian cho việc đi dạo bên ngoài mẹ ạ".
(vnn.vn)
Có thể bạn sẽ thích