Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

Vì lý do công việc nên tôi cũng đã từng được đóng vai là người tiếp khách Nhật cũng như là một thành viên trong đoàn khách Nhật được tiếp. Ở đây xin nêu ra một vài chú ý hay là "mánh khóe" nhỏ để lấy lòng khách.

Về việc không đi trễ, về vấn đề chào hỏi v.v.. thì xin miễn bàn vì nó đã có sẵn theo lý thuýêt và cũng là một vấn đề cơ bản, tối thiểu cần được thực hiện.

+Nhắc nhở khách:
Ở Nhật có một thói quen là khi khách xuống xe, tàu v.v.. vẫn hay được nói là " Hãy cẩn thận chú ý khi bước xuống vì .....(đường nhiều đá, đường trơn...)" nhưng ở Việt Nam thì ít nghe thấy. Dù đây là một cách xã giao nhưng khách Nhật cảm thấy hài lòng khi nghe người phiên dịch nói những câu tương tự. Ngoài cái cảm giác được quan tâm thì còn là một cảm giác yên tâm vì gặp được phiên dịch làm việc theo cách Nhật.

+Thay khách đàm phán:
Trong những trường hợp đi mua hàng này nọ mà cần phải mặc cả thì có lẽ bạn không nên dịch tất tật tật rồi để cho khách nói và dịch lại. Thay vào đó hãy dịch cho khách và đưa ra những lời khuyên và xin phép họ để mình trả giá, đàm phán. Tất nhiên là nên nói rõ cho họ biết là mình sẽ nói cái gì.... nói ra sao... Việc này sẽ tạo cho khách cảm giác được bênh vực! Được bảo vệ.

+ Hãy cố gắng nhìn và đoán ý muốn của khách qua thái độ:
Người Nhật có tính khách sáo và ít bộc lộ. Do đó dù mệt, dù có muốn dừng nghỉ nhiều khi họ cũng không nói ra. Vì thế hãy chủ động đoán ý muốn của họ để có cách cư xử hợp lý. Ví dụ nếu bạn thấy họ có vẻ khát nước thì có thể kê xe dừng lại và đưa họ đi uống nước v.v.....

+Nếu có đến hơn 2 người Việt:
Thì nên tránh xì xồ bằng tiếng Việt. Hãy cố gắng nói bằng tiếng Nhật. Đây là một sự tôn trọng khách.

+Khi bạn không biết một vấn đề gì đó
Hoặc giả bạn bị lạc đường v.v.. thì không nên nói quanh co, giấu khách mà hãy thành thật xin lỗi và nói rõ lý do. Điều này vừa khiến khác an tâm cũng như tạo được ấn tượng bạn là người trung thực, đáng tin cậy.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bình luận (10)

hana_tửng

New Member
Ðề: Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

Công việc of hn hiện tại cũng có thể nói là đón tiếp khách ( lễ tân nhà hàng mừ ), nên cũng đóng góp chút xíu ý kiến.
+ Nói to rõ ràng nhưng tránh làm khách giật mình. Nói ngắn gọn, dễ hiểu ý của mình nhưng không được dùng những từ ngữ thân mật, sẽ làm cho khách thấy ko đc tôn trọng.
+ Không hỏi hay ngắt lời khi khách đang nói chuyện với nhau mà chờ khách nói xong mới hỏi.
+ Không nhai, ngậm đồ ăn ( hay gì đó ) khi nói chuyện với khách.
Không biết những điều đó có đúng ko, hì hì. Sai gì 33 sửa nhé.
 

kamikaze

Administrator
Những cái đó không có gì sai cả mà! Và một cái nữa là phải luôn giữ nụ cười trên môi! 笑顔を忘れないように!
 

hana_tửng

New Member
Ðề: Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

Tại mới đi làm nên ko biết những cái mình rút ra đó có đúng ko nữa, hì hì có điều gì biết thêm sẽ đưa lên chia sẻ với mọi người.
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

Cảm ơn Kami và chị Hana, nhân tiện em xin các anh chị và mọi người cho em chút ý kiến với.
Em chuẩn bị đi part-time tại nhà hàng Nhật, ngoài những câu chào, mời khách thông thông thường thì em nên chú ý những điều gì ạ?
Xin mọi người giúp đỡ !
 

kamikaze

Administrator
Ở nhà hàng thì:
-Chuẩn bị tinh thần khi bị họ chumon nhanh quá nghe không được.
-Khi nhận chumon xong thì nên xác nhận lại cho thật rõ.
-Luôn giữ nụ cười trên môi!
-Tuyệt đối tránh tụm 3 tụm 7 nói chuyện với nhau khi rảnh(cái này thấy hay xẩy ra ở Nhà hàng Nhật tại VN).
 

hana_tửng

New Member
Ðề: Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

jindo part time ở nhà hàng nào thế? mà làm về cái gì. Nếu ko phải là order thì cứ vô tư đi. Còn nếu là order ngoài những gì 33 nói, jindo nên chú ý thêm như thế này:
+ khi họ chumon nhanh quá thì nên hỏi lại hoặc yêu cầu họ nhắc lại và nói chậm, nói rõ e mới đi làm nên chưa quen, họ sẽ nói chậm và nói lại cho e nghe ( kinh nghiệm cá nhân, hehe)
+ Tránh nhìn chăm chăm vào khách ( nhưng mà vẫn phải chú ý xem khách cần gì, làm gì để đoán ý và ra làm cho khách)
+ Đặt món ăn nên chú ý cử động của khách, tránh va phải khách và đặt món cho đúng kiểu.
+ Ko đc trả lời "hai" 2 lần. Ko "hai" khi ko hiểu điều gì.
Jindo nhớ nói là làm gì, thì chị mới nói rõ đc nhé. Nhưng nhìn chung là thế.
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

Em mới dự định thôi :D Cũng sẽ phải xem thời gian thế nào nữa. Nếu được thì thế nào họ cũng " huấn luyện" cho mình vài buổi trước nhưng em vẫn muốn hỏi ý kiến mọi người :)
Ah, ở Kỷ Y restaurant ở Triệu Việt Vương ấy Chị Tửng ạ, mà họ chỉ tuyển nhân viên bàn thôi .
Mà sao lại ko được "hai" 2 lần nhỉ? Tại như thế là mình ngắt lời họ sao?
 

hana_tửng

New Member
Ðề: Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

Khi em vâng ( hai ý) chỉ cần nói 1 lần thật rõ ràng, ko đc "hai" 2 lần liên tiếp ( cái này chị quên ko nói luôn, là hai 2 lần liên tiếp).
E định xin ở Kỷ Y à? Vậy thì càng phải cố gắng hơn. Mấy hôm đầu chắc chắc họ sẽ ko cho e làm ngay đâu, mà sẽ yêu cầu e học menu rồi kiểm tra đấy, rồi học cả tên rượu nữa. Ở Kỷ y nghiêm khắc với nhân viên lắm. Cố gắng nhé.
 

hamham

chú béo chú béo chú béo
Ðề: Vài chú ý khi bạn tiếp khách Nhật

Nói chuyện về phong cách của người Nhật (tất nhiên ko phải người Nhật nào cũng vậy, và ko phải nói 1 cách quá đáng về người Nhật nhưng) có rất nhiều điều chúng ta cần phải học tập.
Ở Việt Nam hay có câu: khách hàng là thượng đế. Nhưng khách hàng có thật sự là thượng đế hay không thì có lẽ đấy cũng là 1 câu hỏi. Đôi lúc ở VN đi mua đồ, đi chợ, hay đi ăn uống thì khi vào ko ít nơi, đã vào rồi thì lần sau chào ko dám ghé lần nữa, vì thái độ phục vụ của nhân viên. Điều này khác với khi vào các nơi dịch vụ ở Nhật. Điểm khác ở đây có lẽ chính ở nhân viên của các nhà hàng, siêu thị...này. Có thể đó chỉ là phép lịch sự bình thường, hoặc hoặc là một trong những biện pháp kinh doanh của người Nhật, hoặc trong bụng họ ko biết họ đang nghĩ gì (có thể điều này thì không biết thế nào) nhưng trước mặt khách hàng lúc nào cũng nhìn thấy họ cười, chào đón khách hàng. Nhiều lúc mình vào trong các cửa hàng, ko có ý định mua gì mà chỉ đi nhìn ngó và xem thôi, nhưng cũng được chào đón, và được cảm ơn. Khi nói chuyện với khách (vd trên tàu, trên máy bay) thì họ cũng luôn nhìn tận mặt khách hàng. Có lẽ điều này sẽ tạo được thiện cảm cho khách hàng. Có lẽ điều này là cần chú ý jindo nhỉ (Hh chưa đi làm thêm như thế bao giờ, nhưng có lẽ với vai trò là khách hàng thì rõ ràng muốn có cảm giác như là thượng đế rồi,:bananen_smilies066:)

Hôm trước cùng ông chú nói chuyện với 1 ông Nhật. Ông Nhật đó đã nói về 1 số điểm ko ưa ở người Việt Nam, muốn người Việt mình sửa. Có lẽ khi được nghe những điều này cũng cảm thấy là mình sau này cũng cố gắng để không lặp lại những lỗi như thế. Có lẽ là ai đọc cũng nghĩ như mình chăng.
1. Khi được yêu cầu, được nhờ làm cái gì đó thì nhiều người Việt luôn nói: yes. Nghĩa là dù không biết được rằng có làm được hay không mà cũng nói là làm được. Hoặc đôi khi dù mình chưa thực sự làm những việc như thế mà chỉ đơn thuần là học trên sách vở,...Có lẽ điều này sẽ tạo cảm giác cho người Nhật đối diên là mình chỉ là người ba hoa, sẽ làm mất đi lòng tin của người ta với chính bản thân mình. Đúng như bác kami nói nếu ko biết thì nên hỏi lại. Đấy cũng là 1 điều đáng chú ý chăng?

2. Gì nữa ý nhỉ?E quên mất rồi (còn gì nữa ý chú nhir?)
 

kamikaze

Administrator
Là nhiều khi đáng lẽ ra nhúng nhường (引いてくれる) và xin lỗi 1 câu thì có lẽ sẽ giải quyết được việc rồi. Đằng này không bao giờ xin lỗi mà cứ cố tìm cách biện lý do, tìm cách giải quyết một mình! Trong khi đa số việc là tự mình không giải quyết được mà cần phải nhờ đến cấp trên đứng ra dàn xếp, giải quyết. (Ý ông ấy ở đây là nên lúc có chuyện cứ xin lỗi cho vừa lòng nhau rồi sau đó sẽ nhờ sếp hay sẽ tìm cơ hội phân bua sau).

Sau đó ông ta kết luận là có lẽ người Vịêt chưa hiểu cách làm việc có tổ chức của người Nhật!
Mà có lẽ đúng thế nhỉ!
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Thị phần xe Nhật Bản tại Mỹ tăng trưởng,thuế quan của Trump cũng là trở ngại. Giá xe sẽ tăng mạnh nếu tình hình tiếp diễn trong thời gian dài.
Thị phần xe Nhật Bản tại Mỹ tăng trưởng,thuế quan của Trump cũng là trở ngại. Giá xe sẽ tăng mạnh nếu tình hình tiếp diễn trong thời gian dài.
Trong sáu tháng kể từ khi chính quyền Trump nhiệm kỳ thứ hai nhậm chức, thị phần xe Nhật Bản trong doanh số bán xe mới tại Mỹ đã tăng trưởng. Bất chấp những trở ngại từ thuế quan của Trump...
Thumbnail bài viết: Mục tiêu việc làm cho người khuyết tật năm tài chính 2025 đạt mức cao kỷ lục mới, thảo luận tại Tiểu ban Hội đồng Chính sách Lao động.
Mục tiêu việc làm cho người khuyết tật năm tài chính 2025 đạt mức cao kỷ lục mới, thảo luận tại Tiểu ban Hội đồng Chính sách Lao động.
Vào ngày 14, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã tổ chức Tiểu ban Việc làm cho Người khuyết tật của Hội đồng Chính sách Lao động ( chủ tịch: Giáo sư Ryuichi Yamakawa, Đại học Meiji ). Mục tiêu cho...
Thumbnail bài viết: Xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản và tác động của việc cắt giảm thuế tiêu dùng phụ thuộc vào phạm vi và tính bền vững.
Xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản và tác động của việc cắt giảm thuế tiêu dùng phụ thuộc vào phạm vi và tính bền vững.
Ngày 22, Moody's Ratings cho biết tác động của việc cắt giảm thuế tiêu dùng đối với xếp hạng trái phiếu chính phủ của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào "phạm vi, quy mô và tính bền vững" của việc cắt giảm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản - Việt Nam ký kết thỏa thuận ngăn chặn tình trạng "thu hai lần" phí bảo hiểm xã hội đối với thực tập sinh.
Nhật Bản - Việt Nam ký kết thỏa thuận ngăn chặn tình trạng "thu hai lần" phí bảo hiểm xã hội đối với thực tập sinh.
Ngày 18, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo các cuộc đàm phán với Việt Nam sẽ bắt đầu vào ngày 22 để ký kết "Hiệp định Bảo hiểm Xã hội Nhật Bản - Việt Nam". Khi người lao động hai nước làm việc tại...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tại sao giá matcha cũng tăng, và cả sencha cũng vậy ? Tình hình matcha trong tương lai sẽ ra sao ?
Nhật Bản : Tại sao giá matcha cũng tăng, và cả sencha cũng vậy ? Tình hình matcha trong tương lai sẽ ra sao ?
Giá matcha cuối cùng cũng đã bắt đầu tăng. Giá thị trường tencha (nguyên liệu thô để làm matcha) đã tăng vọt trong năm nay, điều này nằm trong dự đoán, nhưng có vẻ như cuối cùng cũng đã đến...
Thumbnail bài viết: Hướng tới việc phổ cập các dịch vụ sử dụng thông tin sức khỏe cá nhân, METI triển khai dự án trình diễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.
Hướng tới việc phổ cập các dịch vụ sử dụng thông tin sức khỏe cá nhân, METI triển khai dự án trình diễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.
METI đang nỗ lực phổ biến các dịch vụ sử dụng "PHR (Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân)", đại diện cho thông tin sức khỏe và dữ liệu y tế của cá nhân. METI dự kiến khởi động một dự án trình diễn vào năm tài...
Thumbnail bài viết: Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chỉ đạt 38% . Khủng hoảng lương thực của Nhật Bản do sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt .
Tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực chỉ đạt 38% . Khủng hoảng lương thực của Nhật Bản do sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt .
Giá gạo tăng cao, thu hoạch rau củ quả kém, sản lượng đánh bắt giảm... Chúng ta nên làm gì bây giờ để thoát khỏi cuộc khủng hoảng lương thực lịch sử này? Keiko Nakamura, một nhà nghiên cứu hàng...
Thumbnail bài viết: Ngân hàng Japan Post gặp sự cố hệ thống , không thể chuyển tiền đến hoặc nhận tiền từ các ngân hàng khác.
Ngân hàng Japan Post gặp sự cố hệ thống , không thể chuyển tiền đến hoặc nhận tiền từ các ngân hàng khác.
Theo Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản ( Japan Post ) , một sự cố hệ thống đã khiến việc chuyển tiền từ Ngân hàng sang các ngân hàng khác và gửi tiền từ các ngân hàng khác vào Ngân hàng Bưu điện Nhật...
Thumbnail bài viết: Chính quyền Trump gây sức ép tăng chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào ? 
Chính sách an ninh của mỗi bên.
Chính quyền Trump gây sức ép tăng chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào ? Chính sách an ninh của mỗi bên.
Chính quyền Trump tại Mỹ đang yêu cầu Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng . Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào khi chính quyền Trump gây sức ép buộc các đồng minh tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng ? An...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ lao động thường xuyên/không thường xuyên phiên bản phát hành năm 2025.
Nhật Bản : Tỷ lệ lao động thường xuyên/không thường xuyên phiên bản phát hành năm 2025.
77,7% nam giới và 47,6% nữ giới là lao động thường xuyên Việc làm thường xuyên và không thường xuyên là một cách phân loại tình trạng việc làm, và thường được thảo luận khi thảo luận về tình hình...
Your content here
Top