Vì lý do công việc nên tôi cũng đã từng được đóng vai là người tiếp khách Nhật cũng như là một thành viên trong đoàn khách Nhật được tiếp. Ở đây xin nêu ra một vài chú ý hay là "mánh khóe" nhỏ để lấy lòng khách.
Về việc không đi trễ, về vấn đề chào hỏi v.v.. thì xin miễn bàn vì nó đã có sẵn theo lý thuýêt và cũng là một vấn đề cơ bản, tối thiểu cần được thực hiện.
+Nhắc nhở khách:
Ở Nhật có một thói quen là khi khách xuống xe, tàu v.v.. vẫn hay được nói là " Hãy cẩn thận chú ý khi bước xuống vì .....(đường nhiều đá, đường trơn...)" nhưng ở Việt Nam thì ít nghe thấy. Dù đây là một cách xã giao nhưng khách Nhật cảm thấy hài lòng khi nghe người phiên dịch nói những câu tương tự. Ngoài cái cảm giác được quan tâm thì còn là một cảm giác yên tâm vì gặp được phiên dịch làm việc theo cách Nhật.
+Thay khách đàm phán:
Trong những trường hợp đi mua hàng này nọ mà cần phải mặc cả thì có lẽ bạn không nên dịch tất tật tật rồi để cho khách nói và dịch lại. Thay vào đó hãy dịch cho khách và đưa ra những lời khuyên và xin phép họ để mình trả giá, đàm phán. Tất nhiên là nên nói rõ cho họ biết là mình sẽ nói cái gì.... nói ra sao... Việc này sẽ tạo cho khách cảm giác được bênh vực! Được bảo vệ.
+ Hãy cố gắng nhìn và đoán ý muốn của khách qua thái độ:
Người Nhật có tính khách sáo và ít bộc lộ. Do đó dù mệt, dù có muốn dừng nghỉ nhiều khi họ cũng không nói ra. Vì thế hãy chủ động đoán ý muốn của họ để có cách cư xử hợp lý. Ví dụ nếu bạn thấy họ có vẻ khát nước thì có thể kê xe dừng lại và đưa họ đi uống nước v.v.....
+Nếu có đến hơn 2 người Việt:
Thì nên tránh xì xồ bằng tiếng Việt. Hãy cố gắng nói bằng tiếng Nhật. Đây là một sự tôn trọng khách.
+Khi bạn không biết một vấn đề gì đó
Hoặc giả bạn bị lạc đường v.v.. thì không nên nói quanh co, giấu khách mà hãy thành thật xin lỗi và nói rõ lý do. Điều này vừa khiến khác an tâm cũng như tạo được ấn tượng bạn là người trung thực, đáng tin cậy.
Về việc không đi trễ, về vấn đề chào hỏi v.v.. thì xin miễn bàn vì nó đã có sẵn theo lý thuýêt và cũng là một vấn đề cơ bản, tối thiểu cần được thực hiện.
+Nhắc nhở khách:
Ở Nhật có một thói quen là khi khách xuống xe, tàu v.v.. vẫn hay được nói là " Hãy cẩn thận chú ý khi bước xuống vì .....(đường nhiều đá, đường trơn...)" nhưng ở Việt Nam thì ít nghe thấy. Dù đây là một cách xã giao nhưng khách Nhật cảm thấy hài lòng khi nghe người phiên dịch nói những câu tương tự. Ngoài cái cảm giác được quan tâm thì còn là một cảm giác yên tâm vì gặp được phiên dịch làm việc theo cách Nhật.
+Thay khách đàm phán:
Trong những trường hợp đi mua hàng này nọ mà cần phải mặc cả thì có lẽ bạn không nên dịch tất tật tật rồi để cho khách nói và dịch lại. Thay vào đó hãy dịch cho khách và đưa ra những lời khuyên và xin phép họ để mình trả giá, đàm phán. Tất nhiên là nên nói rõ cho họ biết là mình sẽ nói cái gì.... nói ra sao... Việc này sẽ tạo cho khách cảm giác được bênh vực! Được bảo vệ.
+ Hãy cố gắng nhìn và đoán ý muốn của khách qua thái độ:
Người Nhật có tính khách sáo và ít bộc lộ. Do đó dù mệt, dù có muốn dừng nghỉ nhiều khi họ cũng không nói ra. Vì thế hãy chủ động đoán ý muốn của họ để có cách cư xử hợp lý. Ví dụ nếu bạn thấy họ có vẻ khát nước thì có thể kê xe dừng lại và đưa họ đi uống nước v.v.....
+Nếu có đến hơn 2 người Việt:
Thì nên tránh xì xồ bằng tiếng Việt. Hãy cố gắng nói bằng tiếng Nhật. Đây là một sự tôn trọng khách.
+Khi bạn không biết một vấn đề gì đó
Hoặc giả bạn bị lạc đường v.v.. thì không nên nói quanh co, giấu khách mà hãy thành thật xin lỗi và nói rõ lý do. Điều này vừa khiến khác an tâm cũng như tạo được ấn tượng bạn là người trung thực, đáng tin cậy.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích