Ngày càng nhiều người Việt Nam qua Nhật du học làm việc. Và số công ty Nhật qua Việt Nam cũng tăng lên. Kéo theo đó là số người Việt Nam qua Nhật làm công việc liên quan đến phiên dịch cũng tăng lên.
Với tư cách là một người từng làm công việc phiên dịch. Cũng như đã có cơ hội quan sát cách làm việc của nhiều phiên dịch khác tôi xin có một số ý kiến liên quan đến vấn đề này.
1. Phiên dịch là một công việc như thế nào?
Bình thường rất nhiều người quan niệm rằng cứ hễ giỏi ngọai ngữ (nghe nói thạo, biết nhiều từ) thì sẽ trở thành một phiên dịch giỏi. Quan niệm này cũng đồng nghĩa với suy nghĩ phiên dịch chỉ là công việc của ngôn ngữ. Đây không phải là một quan niệm sai. Tuy thế là một quan niệm phiến diện. Thiếu khách quan.
Không sai khi nghĩ rằng giỏi nghe nói, biết nhiều từ thì sẽ làm phiên dịch giỏi (hơn những người kém nghe nói, biết ít từ). Tuy thế, phiên dịch là một công việc đòi hỏi kiến thức tổng thể. Trước hết là vốn từ ngữ, kiến thức trong lĩnh vực cần phải phiên dịch. Thứ hai là kiến thức về hai nền văn hóa đằng sau 2 ngôn ngữ. Kế đến là khả năng tư duy phân tích, tổng hợp thông tin(để chuyển tải nội dung làm sao cho dễ hiểu và sát). Cuối cùng là một cái nhìn trung lập. Có nghĩa là người phiên dịch không được phép cho rằng mình thuộc bên nào hay ủng hộ bên nào trong khi phiên dịch.
Nếu ai đã tham gia dịch cho những giao dịch giữa người Nhật và người Việt thì sẽ nhận ra rằng có những chi tiết khá nhỏ thuộc về lĩnh vực văn hóa mà người dịch cần xử trí khéo léo. Ví dụ: Người Việt có tính nói đi nói lại mãi 1 vấn đề hay khi có lỗi hay biện lý do thay vì xin lỗi. Đây là những điều mà người Nhật không ưa. Nhiều trường hợp phiên dịch sẽ bị hỏi tại sao bên đối tác Việt lại có thái độ như thế. Trong trường hợp này thay vì bình tĩnh giải thích cho đối phương hiểu thì nhiều người phiên dịch đã nổi máu tự ái dân tộc lên và thầm nghĩ rằng “ Thì Việt Nam là thế” và điều này đã dẫn đến việc anh ta bênh vực cho phía Việt Nam thay vì đứng giữa. Hay ngược lại, khi đối tác Nhật có cách trả lời không rõ rang và phía Việt Nam khó chịu thì nhiều người phiên dịch đã hùa cùng phía VN để nói xấu đối tác thay vì giải thích cho phía Việt Nam hiểu đấy là nét văn hóa của người Nhật.
2.Những điều cần chú ý khi làm phiên dịch:
+ Tư tin:
Không cần phải nói, trong bất cứ việc gì nếu bạn đánh mất tự tin thì 90% là sẽ thất bại. Trong công việc phiên dịch thì sự tự tin sẽ giúp bạn không những làm tốt bổn phận của mình mà còn là 1 biểu hiện để chứng tỏ khả năng của bạn cũng như của công ty bạn với đối tác. Nói bằng lời thì rất dễ tuy thế khi thực hiện không đơn giản.
Nếu bạn đi cùng người của công ty bạn thì sẽ có chỗ dựa hay có người cùng phe. Trường hợp này có lẽ ít khi bạn bị mất tự tin. Tuy thế, nến lưu ý để tránh tình trạng quá lệ thuộc vào người đi cùng khi trả lời các câu hỏi mà đối phương có ý danh cho bạn. Ví dụ khi bạn đi phiên dịch và đối tác Nhật hỏi một câu hỏi có nội dung so sánh cách suy nghĩ của người Nhật và người Việt. Dù đối tác không nêu hẳn tên bạn nhưng trong thâm tâm họ muốn bạn- là người hiểu rõ cả hai nền văn hóa – đưa ra câu trả lời. Trường hợp này nếu bạn dịch lại và yêu cầu người đi cùng trả lời thì gây ra ấn tượng là bạn thiếu tự tin. Hay nói cách khác là chỉ họat động như 1 cái “máy nói”.
Nếu bạn phải đi một mình đến công ty đối tác. Nếu đây là lần đầu tiên và công ty đối tác khá lớn hay bạn phải tiếp nhiều người. Trường hợp này bạn sẽ dễ dàng đánh mất tự tin. Để không đánh mất tự tin trong trường hợp này thì bạn nên chuẩn bị những thông tin mà đối tác có thể hỏi 1 cách kỹ càng. Ngòai ra, hãy tự nhủ với chính mình rằng trong lĩnh vực bạn đảm nhiệm thì bạn là người giỏi nhất. Đối tác là những người chưa biết gì. Và cũng đừng quên rằng bạn đang là đại diện cho công ty bạn- Nghĩa là phía sau bạn còn có cả 1 tập thể làm chỗ dựa cho bạn/
+Trung thực:
Với nghề phiên dịch bạn sẽ phải tham dự vào rất nhiều lĩnh vực. Có những lĩnh vực bạn có hiểu biết khá sâu rộng. Nhưng cũng có những lĩnh vực mà kiến thức của bạn là con số không. Trong trường hợp này khi phiên dịch nếu bạn gặp vấn đề không rõ thì hãy trung thực nói là bạn không biết rõ và yêu cầu người nói giải thích. Nếu sau đó vẫn không giải quyết được hãy xin lỗi họ và xin thời gian để tra cứu(Đa số trường hợp thì người nói sẽ thay đổi cách nói và giải thích cho bạn rõ). Tuyệt đối tránh “ầm ừ” cho qua chuyện.
+Khôn khéo và cứng rắn khi cần thiết:
Trong các giao dịch thì có lẽ cả hai phía đều hiểu rõ và muốn sử dụng (hay lợi dụng) phiên dịch để dành phần lợi thế về phía mình. Vì thế mà nhiều khi phiên dịch sẽ gặp tình huống khó xử là bị yêu cầu những việc “ngòai khả năng”. Do đó để chuẩn bị cho tình huống này thì người phiên dịch cần rèn luyện kỹ năng phán đóan để nhận ra đâu là công việc của mình và đâu không thuộc phạm vi của mình. Và sau khi nhận ra rồi thì sẽ có cách từ chối thích hợp thuyết phục đối phương.
Xin nêu 1 kinh nghiệm của chính tôi.
Vài năm về trước tôi có đảm nhiệm dịch ở một đồn cảnh sát. Công việc liên quan đến 1 người Việt Nam cho bạn mượn điện thoại di động. Sau đó người bạn này đi ăn cắp và khi bị đuổi đã vứt lại điện thọai di động. Kết quả là chủ nhân của điện thọai di động bị nghi ngờ và gọi lên.
Trong buổi làm việc này cảnh sát đã hỏi khá nhiều chuyện và tôi dịch ra tiếng Nhật. Cảnh sát đã ghi lại nội dung bằng tiếng Nhật. Cuối buổi làm việc cảnh sát yêu cầu tôi ký vào biên bản là “đã dịch”.
Sau một thoáng suy nghĩ tôi trả lời họ rằng tôi không thể ký. Lý do đơn giản là tôi dịch nói(lời nói gió bay) . Nhỡ tôi ký vào và sau vài ngày cảnh sát lại phát ngôn khác và bảo là tôi dịch thì sao? Lúc này phía cảnh sát bí và đồng ý với tôi ý kiến đó. Sau đó tôi gợi ý rằng tôi sẽ dịch viết lại lời cảnh sát đã ghi ra tiếng Việt, xác nhận với người khai và chúng tôi (cảnh sát, người khai và tôi là phiên dịch) sẽ ký vào dưới để làm chứng.
Tất nhiên tôi đưa ra yêu cầu như thế là nhằm tránh rắc rối về sau vì đây là những vấn đề liên quan đến pháp luật và cần sự chính xác, chắc chắn.
Bẵng đi một thời gian. Một hôm cấp trên của tổi hỏi tổi là “Đã làm gì ở đồn cảnh sát?”. Khi nghe câu hỏi tôi cũng hơi lo lắng và hỏi lại là “vì sao lại hỏi thế?”. Anh ta cười và cho biết là đích than người cảnh sát nọ đã gọi điện cho công ty tôi cảm ơn và hỏi : kiếm đâu ra phiên dịch “ghê gớm” như thế?
+Hãy ra tay khi cần thiết:
Dù công việc của bạn là phiên dịch đi nữa thì có lẽ bạn cũng sẽ có một số khả năng để giúp người khác khi cần thiết. Trong khi phiên dịch cũng đừng quên “giúp” đối tác của bạn nếu bạn có thể.( Tất nhiên cũng nên cẩn thận để không đi quá giới hạn cho phép).
Ví dụ nếu bạn đến một công ty nào đó nói chuyện. Và trong câu chuyện có liên quan về thuế hay 1 chính sách nào đó. Khi đó đối tác của bạn tìm mãi cũng không ra câu trả lời cho 1 câu hỏi nào đó. Và bạn chợt nhớ rằng ở công ty bạn có một người rất giỏi về vấn đề này. Ttường hợp này hãy “ ra tay nghĩa hiệp” xin phép họ là gọi điện cho người kia để hỏi giúp họ các vấn đề khúc mắc.
+Hãy cho đối tác thấy rằng bạn đang là người của họ:
Nhiệm vụ của bạn là vun trồng cho lợi ích của công ty bạn. Tuy thế nhin xa ra thì để co 1ợi ích cho công ty thì cần phải có khách hàng và đối tác. Với tư cách là phiên dịch- người đứng giữa, cho dù trong thâm tâm bạn vẫn hướng về việc bảo vệ lợi ích cho công ty mình đi nữa thì bề ngòai cũng hãy cố gắng để đối tác cảm thấy rằng “phiên dịch này đang đứng về phe ta” hay đang “bênh vực cho ta”. Phần này tôi xin không nêu cụ thể nên làm gì và làm thế nào vì nó thuộc về khả năng của từng cá nhân và tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Thước đo để xem bạn có thực hiện được điều này chưa thì hãy nhìn vào phản ứng của khách hàng. Ví dụ công ty bạn có nhiều phiên dịch nhưng khách cứ gọi và yêu cầu cho được bạn thì coi như bạn đã thàh công. Ngược lại, nếu khách yêu cầu đổi phiên dịch thì hãy suy nghĩ lại xem bạn đã làm gì không phải.
Còn một số ý nữa nhưng tôi xin bỏ lửng tại đây để các thành viên khác tiếp tục. Xìn mời tất cả.
Lưu ý:
-“Phiên dịch” ở bài này được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những người làm việc tư vấn, tiếp thị v.v…
-Để tránh việc nhiều người copy bài đi chỗ khác và mạo nhận bài viết là của họ kể từ thời điểm này tôi sẽ lồng những kinh nghiệm của bản than vào các bài viết của mình.
Kamikaze-thongtinnhatban.net
26/5/2011
Với tư cách là một người từng làm công việc phiên dịch. Cũng như đã có cơ hội quan sát cách làm việc của nhiều phiên dịch khác tôi xin có một số ý kiến liên quan đến vấn đề này.
1. Phiên dịch là một công việc như thế nào?
Bình thường rất nhiều người quan niệm rằng cứ hễ giỏi ngọai ngữ (nghe nói thạo, biết nhiều từ) thì sẽ trở thành một phiên dịch giỏi. Quan niệm này cũng đồng nghĩa với suy nghĩ phiên dịch chỉ là công việc của ngôn ngữ. Đây không phải là một quan niệm sai. Tuy thế là một quan niệm phiến diện. Thiếu khách quan.
Không sai khi nghĩ rằng giỏi nghe nói, biết nhiều từ thì sẽ làm phiên dịch giỏi (hơn những người kém nghe nói, biết ít từ). Tuy thế, phiên dịch là một công việc đòi hỏi kiến thức tổng thể. Trước hết là vốn từ ngữ, kiến thức trong lĩnh vực cần phải phiên dịch. Thứ hai là kiến thức về hai nền văn hóa đằng sau 2 ngôn ngữ. Kế đến là khả năng tư duy phân tích, tổng hợp thông tin(để chuyển tải nội dung làm sao cho dễ hiểu và sát). Cuối cùng là một cái nhìn trung lập. Có nghĩa là người phiên dịch không được phép cho rằng mình thuộc bên nào hay ủng hộ bên nào trong khi phiên dịch.
Nếu ai đã tham gia dịch cho những giao dịch giữa người Nhật và người Việt thì sẽ nhận ra rằng có những chi tiết khá nhỏ thuộc về lĩnh vực văn hóa mà người dịch cần xử trí khéo léo. Ví dụ: Người Việt có tính nói đi nói lại mãi 1 vấn đề hay khi có lỗi hay biện lý do thay vì xin lỗi. Đây là những điều mà người Nhật không ưa. Nhiều trường hợp phiên dịch sẽ bị hỏi tại sao bên đối tác Việt lại có thái độ như thế. Trong trường hợp này thay vì bình tĩnh giải thích cho đối phương hiểu thì nhiều người phiên dịch đã nổi máu tự ái dân tộc lên và thầm nghĩ rằng “ Thì Việt Nam là thế” và điều này đã dẫn đến việc anh ta bênh vực cho phía Việt Nam thay vì đứng giữa. Hay ngược lại, khi đối tác Nhật có cách trả lời không rõ rang và phía Việt Nam khó chịu thì nhiều người phiên dịch đã hùa cùng phía VN để nói xấu đối tác thay vì giải thích cho phía Việt Nam hiểu đấy là nét văn hóa của người Nhật.
2.Những điều cần chú ý khi làm phiên dịch:
+ Tư tin:
Không cần phải nói, trong bất cứ việc gì nếu bạn đánh mất tự tin thì 90% là sẽ thất bại. Trong công việc phiên dịch thì sự tự tin sẽ giúp bạn không những làm tốt bổn phận của mình mà còn là 1 biểu hiện để chứng tỏ khả năng của bạn cũng như của công ty bạn với đối tác. Nói bằng lời thì rất dễ tuy thế khi thực hiện không đơn giản.
Nếu bạn đi cùng người của công ty bạn thì sẽ có chỗ dựa hay có người cùng phe. Trường hợp này có lẽ ít khi bạn bị mất tự tin. Tuy thế, nến lưu ý để tránh tình trạng quá lệ thuộc vào người đi cùng khi trả lời các câu hỏi mà đối phương có ý danh cho bạn. Ví dụ khi bạn đi phiên dịch và đối tác Nhật hỏi một câu hỏi có nội dung so sánh cách suy nghĩ của người Nhật và người Việt. Dù đối tác không nêu hẳn tên bạn nhưng trong thâm tâm họ muốn bạn- là người hiểu rõ cả hai nền văn hóa – đưa ra câu trả lời. Trường hợp này nếu bạn dịch lại và yêu cầu người đi cùng trả lời thì gây ra ấn tượng là bạn thiếu tự tin. Hay nói cách khác là chỉ họat động như 1 cái “máy nói”.
Nếu bạn phải đi một mình đến công ty đối tác. Nếu đây là lần đầu tiên và công ty đối tác khá lớn hay bạn phải tiếp nhiều người. Trường hợp này bạn sẽ dễ dàng đánh mất tự tin. Để không đánh mất tự tin trong trường hợp này thì bạn nên chuẩn bị những thông tin mà đối tác có thể hỏi 1 cách kỹ càng. Ngòai ra, hãy tự nhủ với chính mình rằng trong lĩnh vực bạn đảm nhiệm thì bạn là người giỏi nhất. Đối tác là những người chưa biết gì. Và cũng đừng quên rằng bạn đang là đại diện cho công ty bạn- Nghĩa là phía sau bạn còn có cả 1 tập thể làm chỗ dựa cho bạn/
+Trung thực:
Với nghề phiên dịch bạn sẽ phải tham dự vào rất nhiều lĩnh vực. Có những lĩnh vực bạn có hiểu biết khá sâu rộng. Nhưng cũng có những lĩnh vực mà kiến thức của bạn là con số không. Trong trường hợp này khi phiên dịch nếu bạn gặp vấn đề không rõ thì hãy trung thực nói là bạn không biết rõ và yêu cầu người nói giải thích. Nếu sau đó vẫn không giải quyết được hãy xin lỗi họ và xin thời gian để tra cứu(Đa số trường hợp thì người nói sẽ thay đổi cách nói và giải thích cho bạn rõ). Tuyệt đối tránh “ầm ừ” cho qua chuyện.
+Khôn khéo và cứng rắn khi cần thiết:
Trong các giao dịch thì có lẽ cả hai phía đều hiểu rõ và muốn sử dụng (hay lợi dụng) phiên dịch để dành phần lợi thế về phía mình. Vì thế mà nhiều khi phiên dịch sẽ gặp tình huống khó xử là bị yêu cầu những việc “ngòai khả năng”. Do đó để chuẩn bị cho tình huống này thì người phiên dịch cần rèn luyện kỹ năng phán đóan để nhận ra đâu là công việc của mình và đâu không thuộc phạm vi của mình. Và sau khi nhận ra rồi thì sẽ có cách từ chối thích hợp thuyết phục đối phương.
Xin nêu 1 kinh nghiệm của chính tôi.
Vài năm về trước tôi có đảm nhiệm dịch ở một đồn cảnh sát. Công việc liên quan đến 1 người Việt Nam cho bạn mượn điện thoại di động. Sau đó người bạn này đi ăn cắp và khi bị đuổi đã vứt lại điện thọai di động. Kết quả là chủ nhân của điện thọai di động bị nghi ngờ và gọi lên.
Trong buổi làm việc này cảnh sát đã hỏi khá nhiều chuyện và tôi dịch ra tiếng Nhật. Cảnh sát đã ghi lại nội dung bằng tiếng Nhật. Cuối buổi làm việc cảnh sát yêu cầu tôi ký vào biên bản là “đã dịch”.
Sau một thoáng suy nghĩ tôi trả lời họ rằng tôi không thể ký. Lý do đơn giản là tôi dịch nói(lời nói gió bay) . Nhỡ tôi ký vào và sau vài ngày cảnh sát lại phát ngôn khác và bảo là tôi dịch thì sao? Lúc này phía cảnh sát bí và đồng ý với tôi ý kiến đó. Sau đó tôi gợi ý rằng tôi sẽ dịch viết lại lời cảnh sát đã ghi ra tiếng Việt, xác nhận với người khai và chúng tôi (cảnh sát, người khai và tôi là phiên dịch) sẽ ký vào dưới để làm chứng.
Tất nhiên tôi đưa ra yêu cầu như thế là nhằm tránh rắc rối về sau vì đây là những vấn đề liên quan đến pháp luật và cần sự chính xác, chắc chắn.
Bẵng đi một thời gian. Một hôm cấp trên của tổi hỏi tổi là “Đã làm gì ở đồn cảnh sát?”. Khi nghe câu hỏi tôi cũng hơi lo lắng và hỏi lại là “vì sao lại hỏi thế?”. Anh ta cười và cho biết là đích than người cảnh sát nọ đã gọi điện cho công ty tôi cảm ơn và hỏi : kiếm đâu ra phiên dịch “ghê gớm” như thế?
+Hãy ra tay khi cần thiết:
Dù công việc của bạn là phiên dịch đi nữa thì có lẽ bạn cũng sẽ có một số khả năng để giúp người khác khi cần thiết. Trong khi phiên dịch cũng đừng quên “giúp” đối tác của bạn nếu bạn có thể.( Tất nhiên cũng nên cẩn thận để không đi quá giới hạn cho phép).
Ví dụ nếu bạn đến một công ty nào đó nói chuyện. Và trong câu chuyện có liên quan về thuế hay 1 chính sách nào đó. Khi đó đối tác của bạn tìm mãi cũng không ra câu trả lời cho 1 câu hỏi nào đó. Và bạn chợt nhớ rằng ở công ty bạn có một người rất giỏi về vấn đề này. Ttường hợp này hãy “ ra tay nghĩa hiệp” xin phép họ là gọi điện cho người kia để hỏi giúp họ các vấn đề khúc mắc.
+Hãy cho đối tác thấy rằng bạn đang là người của họ:
Nhiệm vụ của bạn là vun trồng cho lợi ích của công ty bạn. Tuy thế nhin xa ra thì để co 1ợi ích cho công ty thì cần phải có khách hàng và đối tác. Với tư cách là phiên dịch- người đứng giữa, cho dù trong thâm tâm bạn vẫn hướng về việc bảo vệ lợi ích cho công ty mình đi nữa thì bề ngòai cũng hãy cố gắng để đối tác cảm thấy rằng “phiên dịch này đang đứng về phe ta” hay đang “bênh vực cho ta”. Phần này tôi xin không nêu cụ thể nên làm gì và làm thế nào vì nó thuộc về khả năng của từng cá nhân và tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Thước đo để xem bạn có thực hiện được điều này chưa thì hãy nhìn vào phản ứng của khách hàng. Ví dụ công ty bạn có nhiều phiên dịch nhưng khách cứ gọi và yêu cầu cho được bạn thì coi như bạn đã thàh công. Ngược lại, nếu khách yêu cầu đổi phiên dịch thì hãy suy nghĩ lại xem bạn đã làm gì không phải.
Còn một số ý nữa nhưng tôi xin bỏ lửng tại đây để các thành viên khác tiếp tục. Xìn mời tất cả.
Lưu ý:
-“Phiên dịch” ở bài này được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những người làm việc tư vấn, tiếp thị v.v…
-Để tránh việc nhiều người copy bài đi chỗ khác và mạo nhận bài viết là của họ kể từ thời điểm này tôi sẽ lồng những kinh nghiệm của bản than vào các bài viết của mình.
Kamikaze-thongtinnhatban.net
26/5/2011
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích