Vụ kiện của TNS Việt Nam
Chào các bác hôm qua em có đọc 1 bài 1 về TNS Vn, tuy nhiên bài viết bằng tiếng Việt.Em muốn nhờ các bác biết nếu bên Nhật có bài nào liên quan đến các vụ kiểu này bằng tiếng Nhật không thì nhờ các bác post hộ em với.Em muốn biết suy nghĩ của phía Nhật về những vụ việc tương tự này như thế nào?
(Em xin trích bài báo về vụ kiện của 6 TNS làm cho Toyota trêb bao tiền phong)
TP - Vụ 6 nữ tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam tại Nhật Bản khởi kiện đòi bồi thường 70 triệu yen (600.000 USD) từ cuối tháng 3/2007 gây xôn xao dư luận nước này. Vụ kiện tiếp tục gây tranh cãi và đang khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về Chương trình TNS.Lê Thị Kim L. 22 tuổi, cho biết cô rời TP. HCM, Việt Nam cách đây 3 năm để học việc và kiếm tiền trong Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật của Nhật Bản.
Tuy nhiên, L. lại phải làm việc cật lực trong một cơ sở cung cấp phụ tùng cho hai hãng ô tô Toyota và Nissan. L. được giao may đệm lót và cái tựa đầu dùng trong ô tô tại nhà máy TMC và thỉnh thoảng phải làm việc từ 8 giờ 30 tới quá nửa đêm để nhận mức lương 58.400 yen (472USD)/tháng.
Theo hồ sơ vụ kiện của L và 5 đồng nghiệp đang được Tòa án quận Nagoya thụ lý, khoảng ½ số lương trên phải gửi vào tài khoản ngân hàng, nhưng cô không thể lấy tiền ra. Hộ chiếu của L. cũng bị giữ và cô bị phạt 15 yên/phút cho những lần phải vào phòng tắm.
Luật sư và quan chức thuộc Công đoàn Đoàn kết tất cả công nhân (AUWU) cho biết các TNS – phần lớn đến từ Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Việt Nam – bị bóc lột bởi các Cty đang “khát” lao động giá rẻ để cạnh tranh với Trung Quốc.
TMC là nhà thầu cho Tokai Craft, hãng chế tạo phụ tùng cho ôtô Toyota và Nissan. Ippei Torii, Tổng thư ký AUWU ở Tokyo đang giúp L. tiến hành vụ kiện, nói: “Đây là việc buôn người và lao động nô lệ”.
Tuy nhiên Chủ tịch TMC, Masaru Morihira, bác bỏ cáo buộc trên và nói rằng các điều kiện làm việc được xác lập bởi Hợp tác xã Trao đổi kỹ thuật Toyota, nhóm đã tuyển dụng và phái cử các TNS Việt Nam tới TMC.
Trong khi đó, theo phát ngôn viên Atsushi Koyano, Chương trình TNS yêu cầu các Cty Nhật Bản phải tuân thủ luật lao động nước này. Phát ngôn viên hãng Toyota Shiori Hashmoto cũng khẳng định điều này. Tomo Nagami, phát ngôn viên hãng ô tô Nissan thì từ chối bình luận về các nhà thầu cung cấp trong vụ này.
Chủ tịch TMC Morihira cho biết Cty cũng cung cấp phụ tùng cho cả hãng ô tô Honda. Tuy nhiên, phát ngôn viên Shigeki Endo của hãng ô tô Honda khẳng định hãng chưa bao giờ có quan hệ kinh doanh trực tiếp với TMC hay Tokai Craft.
L., TNS chỉ được trả bằng ½ số lương tối thiểu 661 yen/giờ, tâm sự: “Lúc đầu tôi rất tự hào vì được sản xuất phụ tùng cho Toyota, nhưng nay tôi cảm thấy thức giận vì chúng tôi bị bóc lột”.
Trong bản báo cáo về nhân quyền trên khắp thế giới hồi tháng 6, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề nghị Chính phủ Nhật Bản nên nỗ lực hơn nữa để điều tra khả năng lao động bị bóc lột trong chương trình TNS nước ngoài.
Sau khi L. và 5 đồng nghiệp tiến hành vụ kiện, AUWU đã giúp họ đòi lại được số tiền có thể lên tới hàng triệu yen bị chủ lao động giữ lại trong tài khoản ngân hàng và cả mức lương tối thiểu cho mỗi giờ làm việc.
Chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu các biện pháp nhằm cải thiện chương trình TNS như việc TNS nước ngoài sẽ được đối xử ngang bằng với lao động Nhật Bản.
Tháng 5 vừa qua, Bộ Lao động Nhật Bản đề nghị tăng cường sự bảo vệ của luật pháp đối với TNS trong năm đầu tiên và kéo dài thêm chương trình lên 5 năm.
Chào các bác hôm qua em có đọc 1 bài 1 về TNS Vn, tuy nhiên bài viết bằng tiếng Việt.Em muốn nhờ các bác biết nếu bên Nhật có bài nào liên quan đến các vụ kiểu này bằng tiếng Nhật không thì nhờ các bác post hộ em với.Em muốn biết suy nghĩ của phía Nhật về những vụ việc tương tự này như thế nào?
(Em xin trích bài báo về vụ kiện của 6 TNS làm cho Toyota trêb bao tiền phong)
TP - Vụ 6 nữ tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam tại Nhật Bản khởi kiện đòi bồi thường 70 triệu yen (600.000 USD) từ cuối tháng 3/2007 gây xôn xao dư luận nước này. Vụ kiện tiếp tục gây tranh cãi và đang khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về Chương trình TNS.Lê Thị Kim L. 22 tuổi, cho biết cô rời TP. HCM, Việt Nam cách đây 3 năm để học việc và kiếm tiền trong Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật của Nhật Bản.
Tuy nhiên, L. lại phải làm việc cật lực trong một cơ sở cung cấp phụ tùng cho hai hãng ô tô Toyota và Nissan. L. được giao may đệm lót và cái tựa đầu dùng trong ô tô tại nhà máy TMC và thỉnh thoảng phải làm việc từ 8 giờ 30 tới quá nửa đêm để nhận mức lương 58.400 yen (472USD)/tháng.
Theo hồ sơ vụ kiện của L và 5 đồng nghiệp đang được Tòa án quận Nagoya thụ lý, khoảng ½ số lương trên phải gửi vào tài khoản ngân hàng, nhưng cô không thể lấy tiền ra. Hộ chiếu của L. cũng bị giữ và cô bị phạt 15 yên/phút cho những lần phải vào phòng tắm.
Luật sư và quan chức thuộc Công đoàn Đoàn kết tất cả công nhân (AUWU) cho biết các TNS – phần lớn đến từ Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Việt Nam – bị bóc lột bởi các Cty đang “khát” lao động giá rẻ để cạnh tranh với Trung Quốc.
TMC là nhà thầu cho Tokai Craft, hãng chế tạo phụ tùng cho ôtô Toyota và Nissan. Ippei Torii, Tổng thư ký AUWU ở Tokyo đang giúp L. tiến hành vụ kiện, nói: “Đây là việc buôn người và lao động nô lệ”.
Tuy nhiên Chủ tịch TMC, Masaru Morihira, bác bỏ cáo buộc trên và nói rằng các điều kiện làm việc được xác lập bởi Hợp tác xã Trao đổi kỹ thuật Toyota, nhóm đã tuyển dụng và phái cử các TNS Việt Nam tới TMC.
Trong khi đó, theo phát ngôn viên Atsushi Koyano, Chương trình TNS yêu cầu các Cty Nhật Bản phải tuân thủ luật lao động nước này. Phát ngôn viên hãng Toyota Shiori Hashmoto cũng khẳng định điều này. Tomo Nagami, phát ngôn viên hãng ô tô Nissan thì từ chối bình luận về các nhà thầu cung cấp trong vụ này.
Chủ tịch TMC Morihira cho biết Cty cũng cung cấp phụ tùng cho cả hãng ô tô Honda. Tuy nhiên, phát ngôn viên Shigeki Endo của hãng ô tô Honda khẳng định hãng chưa bao giờ có quan hệ kinh doanh trực tiếp với TMC hay Tokai Craft.
L., TNS chỉ được trả bằng ½ số lương tối thiểu 661 yen/giờ, tâm sự: “Lúc đầu tôi rất tự hào vì được sản xuất phụ tùng cho Toyota, nhưng nay tôi cảm thấy thức giận vì chúng tôi bị bóc lột”.
Trong bản báo cáo về nhân quyền trên khắp thế giới hồi tháng 6, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề nghị Chính phủ Nhật Bản nên nỗ lực hơn nữa để điều tra khả năng lao động bị bóc lột trong chương trình TNS nước ngoài.
Sau khi L. và 5 đồng nghiệp tiến hành vụ kiện, AUWU đã giúp họ đòi lại được số tiền có thể lên tới hàng triệu yen bị chủ lao động giữ lại trong tài khoản ngân hàng và cả mức lương tối thiểu cho mỗi giờ làm việc.
Chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu các biện pháp nhằm cải thiện chương trình TNS như việc TNS nước ngoài sẽ được đối xử ngang bằng với lao động Nhật Bản.
Tháng 5 vừa qua, Bộ Lao động Nhật Bản đề nghị tăng cường sự bảo vệ của luật pháp đối với TNS trong năm đầu tiên và kéo dài thêm chương trình lên 5 năm.
Có thể bạn sẽ thích