Takeshi Yamashita bước vào một quán cà phê Internet ở quận Ueno, nội thành Tokyo. Quần jean “bụi” ủi cẩn thận, áo thun xanh dương mát mắt, trông anh đúng thật một thanh niên Tokyo sành điệu. Takeshi chọn một máy tính có chiếc ghế dựa rồi ngồi xuống.
Hơn một tháng nay, chiều nào Takeshi cũng đến quán Internet như thế. Chàng trai 26 tuổi này tiêu biểu cho một tầng lớp mới xuất hiện tại Nhật từ khi Internet trở nên phổ biến. Họ là những người vạ vật chọn quán cà phê Internet làm chốn qua đêm.
Có đủ lý do để người ta đến quán Internet. Những người như Takeshi đương nhiên là không đến để đánh đấm, buôn bán hay phiêu lưu trong thế giới kỳ ảo của các trò chơi trực tuyến. Cuộc sống ở một thành phố công nghiệp phát triển như Tokyo không thiếu những thử thách từ hú tim đến đau tim.
Với Takeshi, mỗi đêm anh tốn 12-20 USD tiền truy cập Internet để ngủ trên chiếc ghế dựa thoải mái êm ái trong căn phòng có máy lạnh, được phục vụ nước uống, xem tivi và truyện tranh miễn phí. Như vậy là ăn đứt các khách sạn “hộp”, loại khách sạn bình dân nhất, rẻ nhất ở Nhật nơi có những căn phòng được ngăn thành từng ô nhỏ cho khách.
Và do vậy cứ đến cuối tuần, các quán cà phê Internet lại chật kín khách hàng. Ai tán gẫu trên mạng cứ việc tán gẫu, ai ngủ cứ ngủ, nhưng số say sưa giấc điệp có vẻ nhiều hơn. Ba giờ sáng, trong ánh đèn mờ dịu, các cô gái ăn mặc thời trang nằm thiêm thiếp trên những chiếc ghế bật ra sau. Gần đó là những ông mặc đồ vest ngáy o o, giày vớ xếp ngay ngắn dưới ghế. Sáng ra, họ có thể tắm rửa tại quán và hâm đồ ăn bằng chiếc lò vi sóng của quán trước khi đi làm.
Kazumasa Adachi, quản lý một quán cà phê Internet, cho biết khách hàng của anh là những cô gái lỡ chuyến tàu cuối về nhà. Một số khác là các nhân viên được công ty trả tiền để uống với nhau vài chén rượu sau giờ làm việc (một nét văn hóa doanh nghiệp ở Nhật nhằm thắt chặt tình thân), nhưng lại không trả tiền khách sạn khi họ say.
Còn với những người như Takeshi, quán Internet thật sự là nhà. Takeshi bị mất việc hơn một tháng nay và không đủ tiền thuê nhà - một căn phòng 30m2 với giá hơn 1.200 USD/tháng. “Trông họ cũng trẻ và ăn mặc thời trang như bao khách hàng khác, chỉ khác ở chỗ túi lớn túi bé lỉnh kỉnh đặt quanh ghế” - Adachi hướng dẫn cách nhận biết những người vô gia cư như Takeshi. “Họ nghèo mà, nhưng vẫn có tiền để vào đây” - Adachi tỏ ra thông cảm.
Xét ra, Takeshi vẫn còn may vì được làm “thợ đụng” (đụng đâu làm đó) với mức lương 8 USD/giờ. Anh biết mình vẫn khá hơn những người không nhà thật sự. “Nhiều bạn trẻ, cũng như tôi, không có tiền. Nhưng tôi có ước mơ”. Đó là ước mơ kiếm được một chân viên chức văn phòng bình thường.
Theo Tuổi Trẻ/Reuters
http://www11.dantri.com.vn/Thegioi/donga/2007/5/178049.vip
Hơn một tháng nay, chiều nào Takeshi cũng đến quán Internet như thế. Chàng trai 26 tuổi này tiêu biểu cho một tầng lớp mới xuất hiện tại Nhật từ khi Internet trở nên phổ biến. Họ là những người vạ vật chọn quán cà phê Internet làm chốn qua đêm.
Có đủ lý do để người ta đến quán Internet. Những người như Takeshi đương nhiên là không đến để đánh đấm, buôn bán hay phiêu lưu trong thế giới kỳ ảo của các trò chơi trực tuyến. Cuộc sống ở một thành phố công nghiệp phát triển như Tokyo không thiếu những thử thách từ hú tim đến đau tim.
Với Takeshi, mỗi đêm anh tốn 12-20 USD tiền truy cập Internet để ngủ trên chiếc ghế dựa thoải mái êm ái trong căn phòng có máy lạnh, được phục vụ nước uống, xem tivi và truyện tranh miễn phí. Như vậy là ăn đứt các khách sạn “hộp”, loại khách sạn bình dân nhất, rẻ nhất ở Nhật nơi có những căn phòng được ngăn thành từng ô nhỏ cho khách.
Và do vậy cứ đến cuối tuần, các quán cà phê Internet lại chật kín khách hàng. Ai tán gẫu trên mạng cứ việc tán gẫu, ai ngủ cứ ngủ, nhưng số say sưa giấc điệp có vẻ nhiều hơn. Ba giờ sáng, trong ánh đèn mờ dịu, các cô gái ăn mặc thời trang nằm thiêm thiếp trên những chiếc ghế bật ra sau. Gần đó là những ông mặc đồ vest ngáy o o, giày vớ xếp ngay ngắn dưới ghế. Sáng ra, họ có thể tắm rửa tại quán và hâm đồ ăn bằng chiếc lò vi sóng của quán trước khi đi làm.
Kazumasa Adachi, quản lý một quán cà phê Internet, cho biết khách hàng của anh là những cô gái lỡ chuyến tàu cuối về nhà. Một số khác là các nhân viên được công ty trả tiền để uống với nhau vài chén rượu sau giờ làm việc (một nét văn hóa doanh nghiệp ở Nhật nhằm thắt chặt tình thân), nhưng lại không trả tiền khách sạn khi họ say.
Còn với những người như Takeshi, quán Internet thật sự là nhà. Takeshi bị mất việc hơn một tháng nay và không đủ tiền thuê nhà - một căn phòng 30m2 với giá hơn 1.200 USD/tháng. “Trông họ cũng trẻ và ăn mặc thời trang như bao khách hàng khác, chỉ khác ở chỗ túi lớn túi bé lỉnh kỉnh đặt quanh ghế” - Adachi hướng dẫn cách nhận biết những người vô gia cư như Takeshi. “Họ nghèo mà, nhưng vẫn có tiền để vào đây” - Adachi tỏ ra thông cảm.
Xét ra, Takeshi vẫn còn may vì được làm “thợ đụng” (đụng đâu làm đó) với mức lương 8 USD/giờ. Anh biết mình vẫn khá hơn những người không nhà thật sự. “Nhiều bạn trẻ, cũng như tôi, không có tiền. Nhưng tôi có ước mơ”. Đó là ước mơ kiếm được một chân viên chức văn phòng bình thường.
Theo Tuổi Trẻ/Reuters
http://www11.dantri.com.vn/Thegioi/donga/2007/5/178049.vip
Có thể bạn sẽ thích