Thông tin chính xác từ nhiều tu nghiệp sinh mình quen biết và đã có xác nhận với phía gia đình bên Vietnam nói rằng một số cty môi giới đưa TNS sang làm việc tại Nhật gần đây đã chủ động liên lạc phía gia đình các TNS để yêu cầu rút lại tiền tích .Mà nói rõ ra là tiền này do nghiệp đoàn (hay nói khác là cty môi giới bên Nhật), cty môi giới bên VN và cty tiếp nhận lao động cố tình giữ lại từ tiền lương của TNS từ tháng thứ tư đến Nhật cho đến khi về nước (khi về sẽ nhận lại đủ). Nhưng từ tháng 5/2007 thì quy định giữ 30.000tiền lương bị bãi bỏ, nay thì trả lại hết luôn, nhưng tiền đóng thế chân trước lúc lên đường vẫn còn để đó và chỉ được hưởng lãi suất phạt (tức lãi suất không kỳ hạn, lại suất thấp nhất).
Một loạt các động thái đó của các bên một phần do sự thật ngày càng bị "phanh phui", sự phản đối của người lao động và các cơ quan liên đoàn lao động của Nhật Bản và gần đây nhất là quyết định không cho lấy tiền thế chân, không cho giữ tiền lương, không cho giữ hộ chiếu của Bộ Tư Pháp Nhật Bản.
Có tin cho rằng đến năm 2009 luật TNS sẽ có nhiều thay đổi và thời hạn tu nghiệp có thể là 5 năm (hiện tại là 3năm). Một nguồn tin nữa là Liên đoàn lao động đảng cộng sản Nhật Bản đang trình quốc hội kiến nghị là cho thực tập sinh (từ năm 2 sẽ trở thành TTS, năm nhất gọi là TNS) lãnh lương như lao động bản xứ vì họ cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế như người bản xứ. Họ cho rằng cơ quan Jitco (là cơ quan cao nhất quản lý chế độ tu nghiệp của Nhật Bản) đã "nhắm mắt làm ngơ" và cố tình không phấn đấu cải thiện hoặc "ra sức duy trì" chế độ TNS nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho chính các cty môi giới và các cty tiếp nhận lao động giá rẻ.
Liên đoàn lao động có lẽ không làm được nhiều trong mong muốn bảo vệ quyền lợi của người lao động nhưng chắc cũng phần nào có tác động được chút ít.
Qua các sự kiện và với vai trò là người ngoài cuộc nhìn sự đời, tôi thấy thế giới này chẳng có cái gì gọi là tốt hay xấu mà nó chỉ có 1 giới hạn nào đó nhìn ở một góc độ nào đó mà thôi.
Một điều đơn giản thế này tôi ngẫm nghĩ mãi mà cũng chỉ để biết thôi chứ không muốn nói làm gì.
Theo luật định thì "đi tu nghiệp" tức là phải là nhân viên hay công nhân của một cty / nhà máy nước sở tại và được phái cử sang Nhật học việc vì Nhật thiếu lao động và muốn lao động giá rẻ nên lập nên cái chế độ tu nghiệp này để cấp visa. Cả Jitco, tất cả các nghiệp đoàn môi giới của Nhật đưa các chủ doanh nghiệp về VN tuyển người đều biết là các cty môi giới bên VN 99% là tiếp nhận hồ sơ của các em không có việc làm, đang đi học hoặc đang đi làm nghề gì đó không có liên quan nhưng tất cả các bên đều "nín thin" làm trái luật. Khi trúng tuyển thì cty môi giới bên VN sẽ liên kết hoặc làm giả "các cty ma" ra quyết định cho em A, em B đi tu nghiệp (chi phí làm giả này do TNS chịu và họ thu tất cả trong một khoản tiền trọn gói).
Đó là một phần sự thực của các bên liên quan trực tiếp. Còn nữa là các cơ quan báo chí Việt Nam và những người giữ quyền phát ngôn các cty môi giới bên VN lại "ngang nhiên" phát biểu những điều sai luật trên các chuyên mục về lao động, việc làm thuộc các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Tôi thường theo dõi mục "Việc Làm Online" của Báo Tuổi Trẻ nhưng rất ngạc nhiên khi thấy các câu hỏi của các bạn muốn đi lao động xuất khẩu sang Nhật gửi câu hỏi đến chuyên mục này thì họ trả lời là chỉ cần có bằng lớp 9, lớp 12,... thì sẽ đi được theo dạng tu nghiệp sinh. Không hiểu là các nhà báo không hiểu biết luật và "bê nguyên văn" của các cty môi giới quảng cáo vào chăng???.
Cái gì cũng vậy, muốn phát triển bền vững thì người ta cần phải minh bạch và làm ăn đúng pháp luật. Nếu muốn tốt hơn nữa về việc đưa người sang Nhật làm việc thì tôi nghĩ các cty nên thực sự yêu cầu người lao động vào làm việc thực sự ở một cty nào đó rồi sẽ nộp hồ sơ xin đi tu nghiệp. Làm vậy các em sẽ có một chút ít hiểu biết về việc làm trước lúc lên đường đi xa xứ, một phần nữa là rèn luyện sức khỏe và sự bền bỉ cũng như sự nhẫn nại và phục tùng giới chủ (nhưng không nhân nhượng với cái xấu). Cơ quan quản lý tu nghiệp và lao động ngoài nước của Việt Nam phải thực sự làm mạnh mẽ và phái có bảng điều tra hoặc xin ý kiến của người lao động khi họ đang làm việc hoặc đã về nước. Phải làm vậy để rút kinh nghiệm và điều chỉnh luật hoặc "quan sát" các cty được cấp phép làm về xuất khẩu lao động. Người ta chỉ biết mang lên báo chí vài câu dẫn dụ rằng em A, em B rất sung sướng nói rằng kiếm được hơn 1000USD/tháng và đã gửi tiền về gia đình được hơn 100triệu rồi,... Nếu có một bảng điều tra hay xin ý kiến của những người về nước chắc họ sẽ nhận được kết quả là: 90% nói rằng các cty môi giới ăn tiền đến mức quá tồi tệ và làm sai luật, 5% nói rằng họ chẳng được bảo vệ gì vì họ không thể làm gì được do nghiệp đoàn và giới chủ "cùng đứng trên 1 con thuyền đi tìm vàng". 5% nói họ mặc kệ và chấp nhận dù sao mức trợ cấp tu nghiệp và thực tập cũng khá lắm, ở quê nhà không tài nào làm ra được.
Xin cảm ơn!
Tuấn Phạm
Chú ý: Những điều bên trên chỉ là cảm nhận của một người ngoài cuộc muốn đi tìm một chân lý sống và một thế giới đoàn kết, cùng phát triển theo hướng có lợi và vui vẻ cho tất cả các bên cùng tham gia. Thế giới đo hiện nay không bao giờ có khi mà trình độ và sự phân biệt cũng như tư duy của con người còn chưa đến những năm 3000.
Một loạt các động thái đó của các bên một phần do sự thật ngày càng bị "phanh phui", sự phản đối của người lao động và các cơ quan liên đoàn lao động của Nhật Bản và gần đây nhất là quyết định không cho lấy tiền thế chân, không cho giữ tiền lương, không cho giữ hộ chiếu của Bộ Tư Pháp Nhật Bản.
Có tin cho rằng đến năm 2009 luật TNS sẽ có nhiều thay đổi và thời hạn tu nghiệp có thể là 5 năm (hiện tại là 3năm). Một nguồn tin nữa là Liên đoàn lao động đảng cộng sản Nhật Bản đang trình quốc hội kiến nghị là cho thực tập sinh (từ năm 2 sẽ trở thành TTS, năm nhất gọi là TNS) lãnh lương như lao động bản xứ vì họ cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế như người bản xứ. Họ cho rằng cơ quan Jitco (là cơ quan cao nhất quản lý chế độ tu nghiệp của Nhật Bản) đã "nhắm mắt làm ngơ" và cố tình không phấn đấu cải thiện hoặc "ra sức duy trì" chế độ TNS nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho chính các cty môi giới và các cty tiếp nhận lao động giá rẻ.
Liên đoàn lao động có lẽ không làm được nhiều trong mong muốn bảo vệ quyền lợi của người lao động nhưng chắc cũng phần nào có tác động được chút ít.
Qua các sự kiện và với vai trò là người ngoài cuộc nhìn sự đời, tôi thấy thế giới này chẳng có cái gì gọi là tốt hay xấu mà nó chỉ có 1 giới hạn nào đó nhìn ở một góc độ nào đó mà thôi.
Một điều đơn giản thế này tôi ngẫm nghĩ mãi mà cũng chỉ để biết thôi chứ không muốn nói làm gì.
Theo luật định thì "đi tu nghiệp" tức là phải là nhân viên hay công nhân của một cty / nhà máy nước sở tại và được phái cử sang Nhật học việc vì Nhật thiếu lao động và muốn lao động giá rẻ nên lập nên cái chế độ tu nghiệp này để cấp visa. Cả Jitco, tất cả các nghiệp đoàn môi giới của Nhật đưa các chủ doanh nghiệp về VN tuyển người đều biết là các cty môi giới bên VN 99% là tiếp nhận hồ sơ của các em không có việc làm, đang đi học hoặc đang đi làm nghề gì đó không có liên quan nhưng tất cả các bên đều "nín thin" làm trái luật. Khi trúng tuyển thì cty môi giới bên VN sẽ liên kết hoặc làm giả "các cty ma" ra quyết định cho em A, em B đi tu nghiệp (chi phí làm giả này do TNS chịu và họ thu tất cả trong một khoản tiền trọn gói).
Đó là một phần sự thực của các bên liên quan trực tiếp. Còn nữa là các cơ quan báo chí Việt Nam và những người giữ quyền phát ngôn các cty môi giới bên VN lại "ngang nhiên" phát biểu những điều sai luật trên các chuyên mục về lao động, việc làm thuộc các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Tôi thường theo dõi mục "Việc Làm Online" của Báo Tuổi Trẻ nhưng rất ngạc nhiên khi thấy các câu hỏi của các bạn muốn đi lao động xuất khẩu sang Nhật gửi câu hỏi đến chuyên mục này thì họ trả lời là chỉ cần có bằng lớp 9, lớp 12,... thì sẽ đi được theo dạng tu nghiệp sinh. Không hiểu là các nhà báo không hiểu biết luật và "bê nguyên văn" của các cty môi giới quảng cáo vào chăng???.
Cái gì cũng vậy, muốn phát triển bền vững thì người ta cần phải minh bạch và làm ăn đúng pháp luật. Nếu muốn tốt hơn nữa về việc đưa người sang Nhật làm việc thì tôi nghĩ các cty nên thực sự yêu cầu người lao động vào làm việc thực sự ở một cty nào đó rồi sẽ nộp hồ sơ xin đi tu nghiệp. Làm vậy các em sẽ có một chút ít hiểu biết về việc làm trước lúc lên đường đi xa xứ, một phần nữa là rèn luyện sức khỏe và sự bền bỉ cũng như sự nhẫn nại và phục tùng giới chủ (nhưng không nhân nhượng với cái xấu). Cơ quan quản lý tu nghiệp và lao động ngoài nước của Việt Nam phải thực sự làm mạnh mẽ và phái có bảng điều tra hoặc xin ý kiến của người lao động khi họ đang làm việc hoặc đã về nước. Phải làm vậy để rút kinh nghiệm và điều chỉnh luật hoặc "quan sát" các cty được cấp phép làm về xuất khẩu lao động. Người ta chỉ biết mang lên báo chí vài câu dẫn dụ rằng em A, em B rất sung sướng nói rằng kiếm được hơn 1000USD/tháng và đã gửi tiền về gia đình được hơn 100triệu rồi,... Nếu có một bảng điều tra hay xin ý kiến của những người về nước chắc họ sẽ nhận được kết quả là: 90% nói rằng các cty môi giới ăn tiền đến mức quá tồi tệ và làm sai luật, 5% nói rằng họ chẳng được bảo vệ gì vì họ không thể làm gì được do nghiệp đoàn và giới chủ "cùng đứng trên 1 con thuyền đi tìm vàng". 5% nói họ mặc kệ và chấp nhận dù sao mức trợ cấp tu nghiệp và thực tập cũng khá lắm, ở quê nhà không tài nào làm ra được.
Xin cảm ơn!
Tuấn Phạm
Chú ý: Những điều bên trên chỉ là cảm nhận của một người ngoài cuộc muốn đi tìm một chân lý sống và một thế giới đoàn kết, cùng phát triển theo hướng có lợi và vui vẻ cho tất cả các bên cùng tham gia. Thế giới đo hiện nay không bao giờ có khi mà trình độ và sự phân biệt cũng như tư duy của con người còn chưa đến những năm 3000.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới