Dịch bài : 年中行事

kamikaze

Administrator
Đây rồi. Jindo đừng ganh tỵ nhé :D
年中行事

年中行事とは、1年の間に行われる儀式・行事の事です。もとは宮中で行われるものを言いましたが、後に民間の行事・祭事も年中行事と言うようになりました。私たちは普段、地球が太陽のまわりを1周する期間(365日)を1年と決めて作成される「太陽暦」を使用しており、様々な行事・祭事がその1年間に執り行われています。

天文学的要素と迷信の要素を持つ「暦」

太陽暦を初めとする「暦」は2つの要素を持っています。一つは日付・曜日・二十四節気・日の出日の入り・潮の満干・日月食などの天文学的要素。もう一つは、物忌みの日・禁忌の日などの占いや俗信の要素です。これらは日々の生活を豊かにするために考え出されたものだと言われています。 現在の「暦」は、特別な意味を付与するよりも、日付を確かめるだけの「カレンダー」の意味合いが強くなりつつあります。

決められた日に決められたことを

古来、自然の景色の変化から季節の移り変りを把握する自然暦を使用していました。
飛鳥時代に、月の満ち欠けによって日を決定する太陰暦と、1年を15日ごとに割り振った二十四節気が中国から伝えられました。これらは時代の流れとともに少しずつ形を変えながら、現在も私たちの生活に根付いています。
また平安時代には、暦が正確に運用されることは決められた日に決められたことが正しく行えるという観点から、政治が正しく行われていることの証だと考えられ、政府の中に暦をつかさどる部門が登場しました。
1873年に明治政府が西洋化の一端として、西洋と同じように地球が太陽の周りを回る速度や位置関係から暦を作成しました。この時改暦された暦が太陽暦で、現在私達が使用している暦です。

http://iroha-japan.net/iroha/A01_event/

(khi dịch tách ra làm 1 thread khác nhé jindo)
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Dịch bài : 年中行事

Jindo trả bài đây ạ. Nhiều cái khó dịch ghê = =

年中行事
Sự kiện thường niên.

年中行事とは、1年の間に行われる儀式・行事の事です。もとは宮中で行われるものを言いましたが、後に民間の行事・祭事も年中行事と言うようになりました。私たちは普段、地球が太陽のまわりを1周する期間(365日)を1年と決めて作成される「太陽暦」を使用しており、様々な行事・祭事がその1年間に執り行われています。
Sự kiện thường niên chính là những nghi lễ hay sự kiện được diễn ra trong 1 năm. Vốn dĩ, trước đây cụm từ này là dùng để nói đến những sự kiện được diễn ra trong cung ngày xưa nhưng sau đó thì những sự kiện, nghi lễ của người dân cũng được gọi như vậy. Chúng ta thường sử dụng “Lịch dương”- được tính dựa trên vòng quay của Trái đất xung quanh Mặt trời ( 365 ngày ) , và rất nhiều những sự kiện, lễ hội khác nhau đã được tổ chức trong thời gian 1 năm đó.

天文学的要素と迷信の要素を持つ「暦」
“Lịch” mang cả yếu tố thiên văn học và yếu tố mê tín dị đoan

太陽暦を初めとする「暦」は2つの要素を持っています。一つは日付・曜日・二十四節気・日の出日の入り・潮の満干・日月食などの天文学的要素。もう一つは、物忌みの日・禁忌の日などの占いや俗信の要素です。これらは日々の生活を豊かにするために考え出されたものだと言われています。現在の「暦」は、特別な意味を付与するよりも、日付を確かめるだけの「カレンダー」の意味合いが強くなりつつあります。

“Lịch” đầu tiên là Dương lịch gồm có 2 yếu tố. Thứ nhất là những yếu tố mang tính thiên văn học như ngày tháng, tuần nhật, 24 tiết khí ( tiết thanh minh, tiết xuân phân… ), bình minh, hoàng hôn trong ngày, thủy triều, nhật thực, nguyệt thực.
Một yếu tố nữa mang tính bói toán hay mê tín dị đoan: ngày ăn chay và ngày kiêng kị. Những yếu tố này được cho là do con người nghĩ ra để làm phong phú thêm đời sống thường nhật của mình. “Lịch” ngày nay thì có ý nghĩa đặc biệt hơn thế, và nó có khuynh hướng kết hợp với ý nghĩa lịch “Carlendar”, chỉ nhấn mạnh vào việc xem ngày tháng.

300px-Ti%E1%BA%BFt_Kh%C3%AD.svg.png

(24 tiết khí.)

決められた日に決められたことを
Những việc đã được xác định diễn ra vào một ngày cố định


古来、自然の景色の変化から季節の移り変りを把握する自然暦を使用していました。
Từ ngày xưa, con người đã sử dụng "lịch tự nhiên" để nắm bắt được sự chuyển đổi giũa các mùa nhờ quan sát sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên.

飛鳥時代に、月の満ち欠けによって日を決定する太陰暦と、1年を15日ごとに割り振った二十四節気が中国から伝えられました。これらは時代の流れとともに少しずつ形を変えながら、現在も私たちの生活に根付いています。
Thời đại Asuka, khi người ta sử dụng lịch âm để xác định ngày tháng dựa vào sự tròn hay khuyết của Mặt trăng, thì việc 24 tiết khí trong một năm chia ra cứ mỗi 15 ngày lại là 1 ngày tiết khí đã được truyền lại từ Trung Quốc. Và trong khi điều này thay đổi dần dần mỗi lúc một chút cùng với dòng chảy qua các thời đại thì đến nay cũng đã "bén rễ" vào cuộc sống của chúng ta .

また平安時代には、暦が正確に運用されることは決められた日に決められたことが正しく行えるという観点から、政治が正しく行われていることの証だと考えられ、政府の中に暦をつかさどる部門が登場しました.
Ngoài ra, vào thời đại Heian, việc lịch được vận dụng một chuẩn xác là dựa trên quan điểm rằng có thể thực hiện một cách chính xác những việc được xác định vào một ngày cố định, nó được cho là bằng chứng của việc Hệ thống Chính trị được điều hành một cách đúng đắn, đồng thời xuất hiện bộ phận phụ trách lịch trong chính phủ.

1873年に明治政府が西洋化の一端として、西洋と同じように地球が太陽の周りを回る速度や位置関係から暦を作成しました。この時改暦された暦が太陽暦で、現在私達が使用している暦です。

Năm 1873, Chính phủ Minh trị với tư cách là nước đi đầu trong phong trào Tây hóa,
để giống như các nước phương Tây, đã tạo ra lịch từ quan hệ giữa vận tốc và vị trí của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.
Lịch được tạo ra lúc này chính là Lịch dương mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

hanh80

New Member
Jindo ơi, tranh thủ lúc rảnh dỗi, chị thử câu đầu tiên xem thế nào nhé.

年中行事とは、1年の間に行われる儀式・行事の事です。もとは宮中で行われるものを言いましたが、後に民間の行事・祭事も年中行事と言うようになりました。
Sự kiện thường niên chính là những nghi lễ hay sự kiện được diễn ra trong 1 năm. Vốn dĩ, trước đây cụm từ này là dùng để nói đến những sự kiện được diễn ra trong cung ngày xưa nhưng sau đó thì những sự kiện, nghi lễ của người dân cũng được gọi như vậy.

->Sự kiện hàng năm là cụm từ để chỉ các nghi thức, sự kiện diễn ra trong 1 năm. Trước đây, từ này chỉ dùng để chỉ những nghi thức, sự kiện diễn ra ở trong cung thôi nhưng, sau này cụm từ này đã được nhắc đến nhiều trong nghi thức, sự kiện của dân gian.

~ようになりました-> đã trở thành 1 thói quen mà trước đây không có ( 言うようになりました trước đây không được nói đến nhưng giờ thì đã trở thành quen.)

私たちは普段、地球が太陽のまわりを1周する期間(365日)を1年と決めて作成される「太陽暦」を使用しており、様々な行事・祭事がその1年間に執り行われています。
Chúng ta thường sử dụng “Lịch dương”- được tạo ra từ chu kì Trái đất quay quanh Mặt trời ( 365 ngày ) để chọn làm lịch, và rất nhiều những sự kiện, lễ hội đã được tổ chức trong thời gian 1 năm đó.

->Thông thường, chúng ta sử dụng "Lịch mặt trời" và quy định 1 năm trái đất sẽ quay quanh mặt trời 1 vòng (tức là 365 ngày) và trong 1 năm đó rất nhiều sự kiện, lễ hội khác nhau được diễn ra.
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
私たちは普段、地球が太陽のまわりを1周する期間(365日)を1年と決めて作成される「太陽暦」を使用しており、

jindo_89: Chúng ta thường sử dụng “Lịch dương”- được tạo ra từ chu kì Trái đất quay quanh Mặt trời ( 365 ngày ) để chọn làm lịch,

hanh80: Thông thường, chúng ta sử dụng "Lịch mặt trời" và quy định 1 năm trái đất sẽ quay quanh mặt trời 1 vòng (tức là 365 ngày)

diudang189: ở đây, dùng "Lịch dương" như jindo chắc là chuẩn hơn, và ý của jindo dựa vào chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời để xây dựng lịch thì hợp lý hơn. Jindo chỉ cần sửa lại câu cho suôn hơn thôi.
 

kamikaze

Administrator
Dương lịch và Lịch dương khác nhau ở chỗ nào nhỉ ?

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu).

Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường của người Việt hiện nay, thuật ngữ dương lịch nói chung chỉ là nói tới lịch Gregory mặc dù trên thực tế có nhiều loại lịch khác có cách thức tính toán ngày tháng như đã nói trên.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Dương_lịch

Căn cứ vào giải thích trên và nếu nói cho chính xác thì có lẽ cái chỗ 太陽暦 kia phải giải thích ra là "lịch tính dựa trên vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời". Nói không "lịch mặt trời" rất khó hiểu.

Học thêm mấy chữ này nữa

陰暦 
西暦 
旧暦
 

kamikaze

Administrator
873年に明治政府が西洋化の一端として、西洋と同じように地球が太陽の周りを回る速度や位置関係から暦を作成しました。この時改暦された暦が太陽暦で、現在私達が使用している暦です。

Năm 1873, Chính phủ Minh trị với tư cách là nước đi đầu trong phong trào Tây hóa,
để giống như các nước phương Tây, đã tạo ra lịch từ quan hệ giữa vận tốc và vị trí của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.
Lịch được tạo ra lúc này chính là Lịch dương mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

- Chính phủ Minh Trị ...là nước . .... << Xem lại chỗ này.


Last edited by jindo_89; 28-09-2010 at 07:09 PM. Reason: sửa lại chỗ 太陽暦...


-Sửa vào sau đừng nhảy ngược lên sửa khi đã bị ai đó chính sửa. Làm thế sau này ai vào đọc sẽ không rõ đầu đuôi ở đâu cả!
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Ôi, lại bị "mắc bệnh" của dân tự nhiên là cứ hay nói "chuẩn" rồi, trong toán thì 1+1=2 chứ trong ngôn ngữ thì 1=2+3+4+.... nhỉ hihi.

Ở đây muốn dịch là Lịch dương (hay Dương lịch nhỉ?) chỉ là muốn nghe cho nó gần gũi, vì nhắc đến từ đó thì ai cũng hiểu ngay lịch tính theo vòng quay của trái đất quanh mặt trời và nó phân biệt với Lịch âm (Âm lịch?) là lịch tính theo chu kỳ tuần trăng. Vì thế để mình dịch 旧暦 thì sẽ cho nó thành Âm lịch luôn.

Nhưng bài này có vẻ nói về lịch hơi chi tiết, jindo cứ xem cách dùng thế nào cho hợp lý nhất, và liệu có từ nào ngắn gọn thay cho "lịch tính dựa trên vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời" = 太陽暦 vì từ này xuất hiện trong bài khá nhiều.
 

hanh80

New Member
Không mắc bệnh của dân tự nhiên như dịu nhưng để cho "chuẩn" thì tỉ đếm từ đầu bài đến cuối bài tổng cộng nhắc đến từ "Lịch" trên dưới 14 lần trong đó thấy có 3 từ :

自然暦 (1 lần)Lịch tự nhiên -> ??? (từ này mới nghe lần đầu)
太陰暦 (1 lần)Lịch mặt trăng (the lunar calendar) -> Âm lịch
太陽暦 (3 lần)Lịch mặt trời (the solar calendar) -> Dương lịch

Giờ mới hiểu, hihi..tks
 

kamikaze

Administrator
Nhưng bài này có vẻ nói về lịch hơi chi tiết, jindo cứ xem cách dùng thế nào cho hợp lý nhất, và liệu có từ nào ngắn gọn thay cho "lịch tính dựa trên vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời" = 太陽暦 vì từ này xuất hiện trong bài khá nhiều.

Không ai cấm chú thích cả nên nếu mà xuất hiện nhiều thì ví dụ ngay sau lần đầu dùng chữ đó "lịch mặt trời" chẳng hạn thì mở ngoặc ra giải thích hoặc cũng có thể chú thích cho nó luôn. Sau đấy thì người đọc sẽ hiểu thôi.
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Dịch bài : 年中行事

自然暦 (1 lần)Lịch tự nhiên -> ??? (từ này mới nghe lần đầu)

- Cái này khi dịch trong bài em chỉ nghĩ đơn thuần là người ta sử dụng cách quan sát sự thay đổi một cách tự nhiên ( của cảnh sắc thiên nhiên ) để biết được sự chuyển đổi giữa các mùa, chứ ko cho là một loại lịch nào cả. Vậy nên cũng ko tìm hiểu về 自然暦. Đến khi Dịu tìm ra thì cũng mới biết nó là như vậy. :) Nhưng em nghĩ viết như vậy người đọc cũng hiểu và ko cần thiết phải giải thích rằng nó dựa trên sự dịch chuyển của Mặt trời hay Mặt trăng.

Không ai cấm chú thích cả nên nếu mà xuất hiện nhiều thì ví dụ ngay sau lần đầu dùng chữ đó "lịch mặt trời" chẳng hạn thì mở ngoặc ra giải thích hoặc cũng có thể chú thích cho nó luôn. Sau đấy thì người đọc sẽ hiểu thôi.

- Em nghĩ giải thích luôn trong bài
Chúng ta thường sử dụng “Lịch dương”- được tính dựa trên vòng quay của Trái đất xung quanh Mặt trời
như vậy thì cũng ko cần phải giải thích lại nữa chứ ạ?

Last edited by jindo_89; 28-09-2010 at 07:09 PM. Reason: sửa lại chỗ 太陽暦...

-Sửa vào sau đừng nhảy ngược lên sửa khi đã bị ai đó chính sửa. Làm thế sau này ai vào đọc sẽ không rõ đầu đuôi ở đâu cả!

- Em sẽ rút kinh nghiệm nhưng mà giờ thì chữa lại như cũ cũng ko tiện thì phải hehe

Em sẽ sửa lại bài hoàn chỉnh ngay.
Thanks cả nhà !
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Re: Ðề: Dịch bài : 年中行事

- Cái này khi dịch trong bài em chỉ nghĩ đơn thuần là người ta sử dụng cách quan sát sự thay đổi một cách tự nhiên ( của cảnh sắc thiên nhiên ) để biết được sự chuyển đổi giữa các mùa, chứ ko cho là một loại lịch nào cả. Vậy nên cũng ko tìm hiểu về 自然暦. Đến khi Dịu tìm ra thì cũng mới biết nó là như vậy. :) Nhưng em nghĩ viết như vậy người đọc cũng hiểu và ko cần thiết phải giải thích rằng nó dựa trên sự dịch chuyển của Mặt trời hay Mặt trăng.

Lười vứt lửng đấy mà không ai chịu bắt bẻ :D

1年を通しての動植物の移り変わりなどを目安としてつくる一種の暦
nó còn dựa trên sự thay đổi của động thực vật qua 1 năm nữa.

Mà jindo đã dịch nó là "lịch tự nhiên" mà lại ko cho là một loại lịch nào cả à (?)
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Dịch bài : 年中行事

Sự kiện thường niên.

Sự kiện thường niên chính là những nghi lễ hay sự kiện được diễn ra trong 1 năm. Vốn dĩ, trước đây cụm từ này là dùng để nói đến những sự kiện được diễn ra trong cung ngày xưa nhưng sau đó thì ngay cả những sự kiện, nghi lễ của người dân cũng được gọi như vậy. Chúng ta thường sử dụng “Lịch dương”- được tính dựa trên vòng quay của Trái đất xung quanh Mặt trời ( 365 ngày ) , vàtổ chức rất nhiều những sự kiện, lễ hội khác nhau trong thời gian 1 năm đó.

“Lịch” mang cả yếu tố thiên văn học và yếu tố mê tín dị đoan

“Lịch” đầu tiên là Dương lịch gồm có 2 yếu tố. Thứ nhất là những yếu tố mang tính thiên văn học như ngày tháng, tuần nhật, 24 tiết khí ( tiết thanh minh, tiết xuân phân… ), bình minh, hoàng hôn trong ngày, thủy triều, nhật thực, nguyệt thực.
Một yếu tố nữa mang tính bói toán hay mê tín dị đoan: ngày ăn chay và ngày kiêng kị. Những yếu tố này được cho là do con người nghĩ ra để làm phong phú thêm đời sống thường nhật của mình. “Lịch” ngày nay thì có ý nghĩa đặc biệt hơn thế, và nó có khuynh hướng kết hợp với ý nghĩa lịch “Calendar”, chỉ nhấn mạnh vào việc xem ngày tháng.

300px-Ti%E1%BA%BFt_Kh%C3%AD.svg.png


Những việc đã được xác định diễn ra vào một ngày cố định

Từ ngày xưa, con người đã sử dụng "lịch tự nhiên" để nắm bắt được sự chuyển đổi giũa các mùa nhờ quan sát sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên.

Thời đại Asuka, khi người ta sử dụng lịch âm để xác định ngày tháng dựa vào sự tròn hay khuyết của Mặt trăng, thì việc 24 tiết khí trong một năm chia ra cứ mỗi 15 ngày lại là 1 ngày tiết khí đã được truyền lại từ Trung Quốc. Và trong khi điều này thay đổi dần dần mỗi lúc một chút cùng với dòng chảy qua các thời đại thì đến nay cũng đã "bén rễ" vào cuộc sống của chúng ta .

Ngoài ra, vào thời đại Heian, việc lịch được vận dụng một chuẩn xác là dựa trên quan điểm rằng có thể thực hiện một cách chính xác những việc được xác định vào một ngày cố định, nó được cho là bằng chứng của việc Hệ thống Chính trị được điều hành một cách đúng đắn, đồng thời xuất hiện bộ phận phụ trách lịch trong chính phủ.

Năm 1873, Chính phủ Minh trị đã tạo ra một loại lịch dựa vào quan hệ giữa vận tốc và vị trí của Trái đất khi quay quanh Mặt trời - giống với các nước phương Tây, và điều này được xem là một phần của phong trào Tây hóa.
Lịch được tạo ra lúc này chính là Lịch dương mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

http://iroha-japan.net/iroha/A01_event/

@: ko biết còn lỗi gì lớn ko nữa :-<
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Re: Ðề: Dịch bài : 年中行事

Mà jindo đã dịch nó là "lịch tự nhiên" mà lại ko cho là một loại lịch nào cả à (?)

- Hì :P , jindo đã cho nó vào " " rồi mà Dịu. Đúng là ko cho rằng nó là 1 loại lịch nào kiểu như Lịch âm hay Lịch dương :P
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
1873年に明治政府が西洋化の一端として、西洋と同じように地球が太陽の周りを回る速度や位置関係から暦を作成しました。.
Năm 1873, Chính phủ Minh trị với tư cách là cơ quan Nhà nước đi đầu trong phong trào Tây hóa, để giống với các nước phương Tây, đã tạo ra lịch từ quan hệ giữa vận tốc và vị trí của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.

diudang189 thử cắt nghĩa câu này, jindo đối chiếu xem thế nào nhé:

Năm 1873, Chính phủ Minh trị đã xây dựng một loại lịch dựa vào quan hệ giữa vận tốc và vị trí của Trái đất khi quay quanh Mặt trời - giống như các nước phương Tây, và điều này được xem là một phần của phong trào Tây hóa.
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Re: Dịch bài : 年中行事

1873年に明治政府が西洋化の一端として、西洋と同じように地球が太陽の周りを回る速度や位置関係から暦を作成しました。.
Năm 1873, Chính phủ Minh trị với tư cách là cơ quan Nhà nước đi đầu trong phong trào Tây hóa, để giống với các nước phương Tây, đã tạo ra lịch từ quan hệ giữa vận tốc và vị trí của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.

diudang189 thử cắt nghĩa câu này, jindo đối chiếu xem thế nào nhé:

Năm 1873, Chính phủ Minh trị đã xây dựng một loại lịch dựa vào quan hệ giữa vận tốc và vị trí của Trái đất khi quay quanh Mặt trời - giống như các nước phương Tây, và điều này được xem là một phần của phong trào Tây hóa.



à, jindo nhầm cái 一端. Cảm ơn Dịu. Vậy sửa lại vào bài kia. hì.
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tâm lý người tiêu dùng cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, giá gạo và xăng tăng chậm lại.
Nhật Bản : Tâm lý người tiêu dùng cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, giá gạo và xăng tăng chậm lại.
Theo Khảo sát xu hướng người tiêu dùng tháng 6 do Văn phòng Nội các công bố vào ngày 1, Chỉ số tâm lý người tiêu dùng (hộ gia đình có hai người trở lên, điều chỉnh theo mùa), cho biết tâm lý người...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá đất mặt tiền tại Tokyo tăng 8,1%, đứng đầu cả nước , giá trung bình cũng tăng trong năm thứ tư liên tiếp.
Nhật Bản : Giá đất mặt tiền tại Tokyo tăng 8,1%, đứng đầu cả nước , giá trung bình cũng tăng trong năm thứ tư liên tiếp.
Vào ngày 1, Cơ quan Thuế quốc gia đã công bố giá đất mặt tiền năm 2025, là cơ sở tính thuế thừa kế và thuế tặng cho. Giá trung bình toàn quốc tăng 2,7% theo năm, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2010...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá gạo trung bình toàn quốc giảm tuần thứ 5 liên tiếp , giảm 119 yên so với tuần trước, còn 3.801 yên cho 5 kg.
Nhật Bản : Giá gạo trung bình toàn quốc giảm tuần thứ 5 liên tiếp , giảm 119 yên so với tuần trước, còn 3.801 yên cho 5 kg.
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản đã công bố giá trung bình của 5 kg gạo được bán tại các siêu thị trên toàn quốc từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 6 . Giá là 3.801 yên bao gồm thuế, giảm 119 yên...
Thumbnail bài viết: Tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm đột ngột , lợi nhuận hoạt động của Takashimaya giảm 27% trong tháng 3-5 .
Tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm đột ngột , lợi nhuận hoạt động của Takashimaya giảm 27% trong tháng 3-5 .
Hiệu suất hoạt động của các cửa hàng bách hóa lớn đang giảm sút do lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu ( từ khách tham quan) đối với các mặt hàng có giá trị cao chậm lại. Takashimaya và J. Front...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 20.000 yên là không đủ ! Gánh nặng thuế tiêu dùng hàng năm đối với chi phí thực phẩm.
Nhật Bản : 20.000 yên là không đủ ! Gánh nặng thuế tiêu dùng hàng năm đối với chi phí thực phẩm.
Trong bài phát biểu tại thành phố Gojo, tỉnh Nara vào ngày 29, Tổng thư ký Moriyama Hiroshi của Đảng Dân chủ Tự do đã bày tỏ sự phản đối đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng mà các đảng đối lập...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 10% dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám có "giá trị thấp" , 100 tỷ yên lãng phí vào các đơn thuốc không hiệu quả.
Nhật Bản : 10% dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám có "giá trị thấp" , 100 tỷ yên lãng phí vào các đơn thuốc không hiệu quả.
Có bao nhiêu "dịch vụ chăm sóc y tế giá trị thấp" hoặc không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân được cung cấp tại Nhật Bản? Một nhóm từ Đại học Tsukuba và những nhóm khác đã tiến hành làm rõ vấn đề...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 84% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch trả "tiền thưởng mùa hè". 36% có kế hoạch tăng, phần lớn nói "không thay đổi".
Nhật Bản : 84% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch trả "tiền thưởng mùa hè". 36% có kế hoạch tăng, phần lớn nói "không thay đổi".
Vào ngày 25 tháng 6, trang web tìm kiếm việc làm En Japan đã công bố kết quả khảo sát về tình hình thực tế của các kế hoạch tiền thưởng mùa hè dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 2025. Theo...
Thumbnail bài viết: Một thảm họa lớn ở Nhật Bản vào tháng 7 ? Bối cảnh của sự lan truyền của tin đồn sai sự thật.
Một thảm họa lớn ở Nhật Bản vào tháng 7 ? Bối cảnh của sự lan truyền của tin đồn sai sự thật.
Một "lời tiên tri" rằng một thảm họa lớn sẽ xảy ra ở Nhật Bản vào tháng 7 năm 2025 đã lan truyền ở Hồng Kông và những nơi khác, và ngày càng có nhiều người hủy chuyến đi đến Nhật Bản. Cơ quan Khí...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng các tỉnh có tỷ lệ kết hôn quốc tế cao! Những thay đổi đáng ngạc nhiên trong năm 2019 và 2023.
Nhật Bản : Xếp hạng các tỉnh có tỷ lệ kết hôn quốc tế cao! Những thay đổi đáng ngạc nhiên trong năm 2019 và 2023.
Kể từ năm 2017, giải thích trong các báo cáo của viện nghiên cứu và các nguồn khác bằng chứng rằng nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sinh giảm về mặt thống kê của Nhật Bản là "những người chưa kết...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Nhiệt độ trung bình từ tháng 7 đến tháng 9 cao hơn mức trung bình trên toàn quốc,cẩn thận với mức nhiệt cực đoan 40 độ.
Nhật Bản : Nhiệt độ trung bình từ tháng 7 đến tháng 9 cao hơn mức trung bình trên toàn quốc,cẩn thận với mức nhiệt cực đoan 40 độ.
Theo Weathernews công bố, nhiệt độ từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2025 dự kiến sẽ cao hơn mức trung bình trên toàn quốc, một số khu vực dự kiến sẽ trải qua "mức nhiệt cực đoan" khoảng 40 độ và tuyên...
Top