Quà 01/6 tặng Lỳ ^^

kamikaze

Administrator
Đọc nhiều vào sẽ biết nó được dùng ở đâu. Khai thác mỏ chắc lại vừa tra trên mạng ?
 

lonelyinsnow

Moderator
Nó không giới hạn dùng cho khai thác mỏ.

Đúng là nó ý là "giữa trời, k có gì che" ^^...Đã từng nghe từ "nhà tắm lộ thiên " rồi. Chỉ là nghe dùng từ "lộ thiên" với khai thác mỏ nhiều hơn vậy thôi. Với lại em muốn chuyển sang tiếng Việt luôn chứ không xài theo chữ Hán Việt là "lộ thiên"
 

kamikaze

Administrator
Đúng là nó ý là "giữa trời, k có gì che" ^^...Đã từng nghe từ "nhà tắm lộ thiên " rồi. Chỉ là nghe dùng từ "lộ thiên" với khai thác mỏ nhiều hơn vậy thôi. Với lại em muốn chuyển sang tiếng Việt luôn chứ không xài theo chữ Hán Việt là "lộ thiên"

Tùy thôi. Nhưng mà tiếng Việt đã phải dùng đến khá nhiều từ Hán Việt nên không thể "thóat" khỏi Hán Việt để dùng thuần việt hòan tòan được. Lạm dụng từ Hán Việt khi dịch cũng không được mà thiên về thuần việt quá để dẫn đến kết quả làm cho câu dài dòng ra cũng không hay.

Hán Việt nên tránh khi dịch là lọai mà người dịch không biết nên "ghép bừa" vào để đối phó khiến cho người đọc hiểu "mang máng". Còn từ Hán Việt đã có sẵn trong từ điển thì đâu cần phải tránh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

lonelyinsnow

Moderator
Tùy thôi. Nhưng mà tiếng Việt đã phải dùng đến khá nhiều từ Hán Việt nên không thể "thóat" khỏi Hán Việt để dùng thuần việt hòan tòan được. Lạm dụng từ Hán Việt khi dịch cũng không được mà thiên về thuần việt quá để dẫn đến kết quả làm cho câu dài dòng ra cũng không hay.

Hán Việt nên tránh khi dịch là lọai mà người dịch không biết nên "ghép bừa" vào để đối phó khiến cho người đọc hiểu "mang máng". Còn từ Hán Việt đã có sẵn trong từ điển thì đâu cần phải tránh.

Vậy thì "lộ thiên"
Nhưng vẫn không thích cụm "nhà tắm lộ thiên" mà thích "bể tắm lộ thiên" hơn. Được hông?

"Nhà" bản chất nghe có vẻ "có che chắn" rồi nên đi với "lộ thiên" kia nghe k thích
 

kamikaze

Administrator
Vậy thì "lộ thiên"
Nhưng vẫn không thích cụm "nhà tắm lộ thiên" mà thích "bể tắm lộ thiên" hơn. Được hông?

"Nhà" bản chất nghe có vẻ "có che chắn" rồi nên đi với "lộ thiên" kia nghe k thích

Đấy là nói chung thôi. Không thích dùng thì không cần phải theo đâu. Ừh có lẽ "bể" cũng hợp lý. Nhưng suy luận "nhà" thì đã "che chắn rồi cũng chưa chính xác lắm vì đã đi theo từ "lộ thiên" thì tất nhiên sẽ gợi ra cấu trúc mở.
 

lonelyinsnow

Moderator
Đấy là nói chung thôi. Không thích dùng thì không cần phải theo đâu. Ừh có lẽ "bể" cũng hợp lý. Nhưng suy luận "nhà" thì đã "che chắn rồi cũng chưa chính xác lắm vì đã đi theo từ "lộ thiên" thì tất nhiên sẽ gợi ra cấu trúc mở.

Tùy. Em chẳng thấy "mở" gì hết >> xài cụm "bể tắm lộ thiên"
 

lonelyinsnow

Moderator
6月の行事とくらし
Cuộc sống và sự kiện tháng 6

露天風呂の日と混浴の伝統
Truyền thống tắm chung và ngày của những bể tắm lộ thiên

6 月26 日は露天風呂の日です。大きな温泉地に行けば、ほとんど露天風呂がありますが、広い屋外で風呂に入るのも開放的で、気分が変わってよいものです。混浴のところも各地に残っていますが、混浴の露天風呂では女性客の方が元気 がよく、男性客は恥ずかしそうに下を向 いているケースが多いようです。
Ngày 26/6 là ngày của những bể tắm lộ thiên. Nếu ta đến những khu suối nước nóng lớn thì hầu hết đều có những bể tắm lộ thiên và khi bước vào một bể tắm nằm giữa khoảng không mênh mông, hiển nhiên cùng sự ung dung tự tại, tâm trạng của ta cũng trở nên tốt hơn. Những nơi tắm chung nam nữ vẫn còn ở khắp nơi, nhưng với những bể tắm lộ thiên, chỉ những khách nữ mới thấy phấn chấn còn những khách nam thì hình như vẫn còn nhiều trường hợp cúi xuống vẻ ngượng ngùng.

日本には「入込み湯」と言って、古くから混浴の風習がありました。奈良時代の「風土記」にも、こんこんと涌き出る温泉に、老若男女の区別なく、みんなが喜んで入ったと書いてあります。
Nói đến “tắm chung” là nói đến một phong tục tắm đã có từ thời xa xưa ở Nhật. Theo “phong thổ kí” - những ghi chép phong thổ từ thời Nara đã viết rằng ở những vùng có suối nước nóng dồi dào thì không phân biệt tuổi tác giới tính, mọi người đều có thể vào một cách vui vẻ.

江戸時代の中期にはたびたび混浴禁止令が出され、やがて男女別の銭湯が生まれるのですが、地方の温泉地では男女がいっしょに温泉につかり、お互いの背中を流し合うのは当たり前のことでした。今でも混浴の露天風呂はたくさんありますが、入口は男女別でも、中に入ると混浴浴場というところも多いですから、混浴が嫌な人は、事前によく調べておきましょう。
Vào giữa thời Edo, lệnh cấm tắm chung đã được ban hành nhiều lần, chẳng mấy chốc những nhà tắm công cộng phân biệt nam nữ đã ra đời, nhưng ở những suối nước nóng trong vùng, nam nữ cùng nhau ngâm mình, tắm cho nhau là một điều bình thường. Hiện nay cũng có nhiều bể tắm chung lộ thiên, dù ngoài cổng vào có phân biệt nam nữ nhưng vì khi vào bên trong thì nơi tắm chung cũng rất nhiều cho nên với những người ghét tắm chung thì nên tìm hiểu kĩ trước.

さて、外国の皆さんにもう一つ気をつけてもらいたいことがあります。日本でお風呂というと湯風呂で、ゆっくり湯につかるのが習慣です。よく外国の人がホームステイすると、お風呂が終わった後、湯を抜いてしまうそうです。しかし日本では、お風呂に入る前に体を洗います。湯風呂にはつかるだけで、浴槽の中で体を洗いませんから、お湯は汚れないのです. これは日本での入浴のマナーなので、覚えておいてください。「郷に入れば郷に従え」ですよ。

Trên hết, có thêm một điểm nữa muốn lưu ý với người nước ngoài. Ở Nhật, việc thong thả ngâm mình trong bồn tắm nước nóng được gọi là “ofuro” (một cách gọi tôn kính) là một thói quen. Thường thường, với người nước ngoài đến trú lại nhà, sau khi tắm bồn xong, hình như họ đều tháo hết nước (ra khỏi bồn tắm). Tuy nhiên, ở Nhật, trước khi vào bồn tắm, ta phải tắm rửa sạch sẽ. Và chỉ với việc ngâm mình trong nước nóng thì nước sẽ không bị bẩn bởi vì ta không tắm rửa trong bồn tắm. Vì đây là cách tắm ở Nhật cho nên hãy ghi nhớ. Đó cũng chính là “Nhập gia tùy tục”.



Em viết lại bài này.
Có một số chỗ anh Kami đã nói hôm trước, em sửa lại luôn (in nghiêng) k biết đã ổn chưa.
 
Top