Em chốt lại đoạn dịch có còm men chỉnh sửa của bác Kami, em cảm ơn bác !
--------------------------
Tự tử đường sắt xảy ra nhiều vào ngày "đẹp trời"
Trưa: nhảy vào tàu từ sân ga, tối: lẻn vào đường ray
Sau khi Hiệp hội nhân quyền Osaka (Quận minatoku thành phố Osaka) thực hiện điều tra các vụ nhảy tàu tự tử xảy ra trong thời gian 5 năm (đến năm Bình thành thứ 22) quanh khu vực Osaka thì đã làm sáng tỏ xu hướng: các nạn nhân nhảy vào đường tàu tàu từ nhà ga vào buổi trưa nhưng buổi tối thì nhiều người lẻn vào khu vực chắn tàu và đường tàu.
Điều tra cũng làm rõ nhảy tàu tử tự xảy ra vào ngày nắng nhiều hơn những ngày thời tiết xấu.
Có trường hợp tại một vị trí xảy ra đến 8 vụ (tự tử), phó giáo sư Rimasashimoto trường đại họcKansai
– người phân tích dữ liệu - cho rằng : ‘’mong các cơ quan hữu quan dựa vào kết quả cuộc điều tra để tìm ra giải pháp phòng tránh’’.
Các công ty đường sắt cho hay: họ đang đau đầu để xử lý các vụ tử tự - nguyên nhân gây nên sự hỗn loạn về lịch trình của các chuyến tàu. Nhưng đến nay vẫn chưa cógiải pháp triệt để.
Nhận yêu cầu của hiệp hội nhân quyền nhằm nỗ lực phòng tránh các vụ tự tử, 6 công ty JR tây Nhật Bản, công ty điện-đường sắt KeiHan、đường sắt Nippon Kinki, Công ty điện-đường sắt Kankyu, Công ty điện đường sắt Hanshin, Công ty điện đường sắt Nankai đã cung cấp tài liệu của 523 vụ tử tự(bao gồm cả những vụ tử tự không thành) mà các cty hiện nắm giữ.
Số nam giới tử tự chiếm khoảng 60%, nữ giới khoảng 40%.
Không có sự chênh lệch về tuổi thọ trung bình của những nạn nhân tự tử: nam giới 49.2 tuổi, nữ giới 49.6 tuổi.
Nhiều nhất là lứa tuổi 60, chiếm 21%, tiếp đến là lứa tuổi 50 chiếm 17%, còn trên 50 chiếm quá nửa.
Khoảng ¾ các trường hợp tủ tự liên quan đến tàu tốc độ cao: tàu tốc hành, tàu nhanh, tàu thường (*)
Riêng hình thức tử tự chiếm khu vực barrie tàu và đường tàu chiếm 295 vụ (56.4%)
--------------------------