4. Phải chăng đây là xã hội chủ nghĩa?

4. Phải chăng đây là xã hội chủ nghĩa?

Tình cờ đọc được trang blog này trên mạng, tuy không phải là tất cả nhưng quyenjp nghĩ cũng đáng để cả nhà thưởng thức nên mạo muội post lên. Cả nhà cùng xem nhé.Dĩ nhiên là không phải văn chương của quyenjp rồi.Cũng không phải người yêu của quyenjp viết nhưng hay...và thực...


Một ngày cuối tuần, cả nhà Ổi đi chơi. Bố lái xe. Mẹ thích nhất cảm giác ngả ngốn ở ghế sau, chìm mình trong tiếng nhạc, ngắm những vạt cây lướt vun vút trên nền trời xanh qua ô cửa kính, và nghĩ ngợi vẩn vơ .... Trong khung cảnh thật yên bình, mẹ nghĩ đến những tháng ngày mình đang sống - cuộc sống ở Nhật, đến xã hội này, con người ở đây, ... rồi mẹ chợt nhận ra cái này thật ngộ: Đây chính là xã hội chủ nghĩa... :)

 

Hihi...thực ra, bao nhiêu kiến thức lý luận triết học, xã hội học, kinh tế học về xã hội chủ nghĩa đầy cao siêu đã học trong trường ĐH mẹ Ổi quên tiệt hết rồi. Chủ nghĩa xã hội theo cách hiểu của mẹ Ổi chỉ đơn giản là một xã hội thật đẹp, như những gì mẹ đã mường tượng ra qua những bài tập đọc sách đạo đức lớp 5, nơi có những con người sống trung thực nhặt được của rơi trả người đánh mất, sống trách nhiệm như bạn Thắng trên đường đi học về thấy thanh ray đường tàu bị trật đã tìm mọi cách báo hiệu cho đoàn tàu dừng lại...nơi con người ta sống bình đẳng, yêu thương nhau, không có người nghèo khổ ... thì đây, chính là những gì mẹ nhìn thấy.

 

Tại sao nói là bình đẳng. Tất nhiên đây chỉ là khái niệm tương đối. Bình đẳng ở đây không phải là cào bằng, nhưng có thể nói xã hội Nhật bản đã xây dựng được một hệ thống phân phối của cải một cách khá đồng đều, mà người ta vẫn lao động nghiêm túc, lao động hết mình. Có lẽ không nước nào trên thế giới này có tỷ lệ dân số middle class lớn như ở Nhật. Phải khoảng 80-90% dân số Nhật có mức sống trung lưu. Nghĩa là hầu hết mọi người trong xã hội có mức sống như nhau, có chăng chỉ là một sự chênh lệch rất thấp, không có quá nhiều người rất giàu hay quá nhiều người rất nghèo. Hầu hết mọi người dù ở nông thôn hay thành thị cũng đều ăn uống như nhau, cho con đi học ở những trường học có cơ sở vật chất như nhau, dịch vụ y tế, bệnh viện...về cơ bản như nhau. Cái cột điện ở Tokyo thế nào thì cái cột điện ở một nơi nhà quê hẻo lánh nhất cũng như thế. Không có chuyện cột điện ở Tokyo bằng bê tông sắt thép, còn ở nhà quê làm bằng cột tre... Hihi ...Mọi thứ đều đã được chuẩn hoá, cứ thế mà theo. Ở Nhật dù làm nghề gì, thì thu nhập cũng thường ở một mức nhất định tương đương nhau. Mới đầu mẹ Ổi cảm thấy rất sáo rỗng khi nghe người Nhật nói: tôi muốn làm tiếp viên hàng không vì muốn mang văn hoá Nhật bản đi ra thế giới, vì muốn cống hiến cho khách hàng những phút giây thư giãn trên chặng bay dài. Tôi muốn làm y tá để xoa dịu nỗi đau đớn của người bệnh. Tôi muốn làm cảnh sát để góp phần giữ gìn xã hội trật tự, yên bình .... Nhưng giờ mới hiểu họ nói thật lòng. Đơn giản vì dù làm nghề nào ở thành phần kinh tế nào, người đi làm nhà nước, hay làm công ty, hay nông dân làm ruộng, về cơ bản thu nhập cũng tương đương nhau, nên người ta chọn nghề theo sở thích. Không có chuyện lương cao vượt bậc, làm nghề nọ, công ty nọ lương gấp 10 lần nghề kia, công ty kia. Ai thấy mình thích hợp với việc gì thì làm việc ấy. Cũng chính nhờ thế người ta có tình yêu với công việc hơn, làm việc hết mình hơn. Và ở Nhật người ta cũng đánh giá theo việc chăm chỉ cần cù nhiều hơn là năng lực. Đúng là làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Không phải ai sinh ra cũng giỏi giang, nhưng dù là ai, dù làm việc gì cao sang hay thấp hèn, miễn anh chăm chỉ lao động, anh sẽ có thu nhập và cuộc sống tốt như của mọi người.

Tất nhiên vẫn có những người giàu, rất giàu (thường những nghề có thu nhập đặc biệt như giới nghệ sĩ, hoặc doanh nhân lớn) còn phải nói là người nghèo thì rất hiếm gặp. Ít đến mức mỗi khi nhìn thấy một người nghèo ở đây mẹ Ổi đều cảm thấy thương vô cùng. Mà nghĩ kỹ ra thì những người trông khổ sở hơn như thế nhiều mình vẫn gặp đầy rẫy trước đây mà sao không thấy thương bằng. Trong khi những người này chỉ là trông mặt họ đen đúa gió sương hơn, quần áo trên người cũ kỹ một tý mà mình thấy mủi lòng. Chắc vì ai ai ở đây cũng trắng trẻo, bóng bẩy cả mà.

1 người bạn VN thắc mắc, sao ở Nhật mình gặp nhiều người khuyết tật thế nhỉ. Bố mẹ Ổi lý giải thế này, và người bạn đó đã gật gù công nhận đúng: Vì người khuyết tật ở đây không bị lãng quên, người ta vẫn có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Tivi có chương trình thời sự nói bằng tay cho người điếc. Chương trình trẻ em hàng sáng có phần dành riêng cho trẻ kém phát triển. Vỉa hè luôn có vạch cho người mù, hiếm có toà nhà nào, dù to dù nhỏ, lại không có lối cho người đi xe lăn...Vậy là họ ra đường nhiều, họ tham gia các hoạt động xã hội nhiều thì mình thấy nhiều thôi.

 

Hệ thống hành chính của Nhật rất gọn gàng, hiệu quả. Họ không quản lý người dân bằng sổ hộ khẩu, mà theo nơi sinh sống, làm việc của người dân đó, nhưng cực kỳ chặt chẽ. Đến đâu sống chỉ cần ra wardoffice đăng ký hộ tịch ở đó. Thủ tục cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Khai 1 form, trình hộ chiếu, chờ khoảng 20 phút là xong, không dấu má chứng nhận lên xuống gì cả. Thế là mọi quyền lợi trách nhiệm của mình sau đó sẽ automatic được người ta quản lý. Ví dụ trợ cấp y tế, trợ cấp nuôi con ... nếu mình không biết, thì họ cũng sẽ gửi thư đến tận nhà nhắc nhở, không phải kiểu con khóc mẹ mới cho bú. Thậm chí, khi mình đến làm thủ tục nhận trợ cấp, họ rất vui cứ như thêm được một khách hàng bán được cái gì chứ không phải là chi tiền cho mình vậy, rồi đưa thêm một đống tờ rơi để mình tìm hiểu thêm các quyền lợi khác, nhắc nhở mình đủ thứ. Nói đến thái độ tiếp dân thì ôi, đúng là dùng từ "đầy tớ của dân" cũng không hề có gì quá đáng. Vô cùng mẫn cán, nhiệt tình. Phục vụ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không nghỉ trưa. (buổi trưa họ cắt đặt thay nhau làm và ăn trưa vội vàng). Hỏi han cái gì cũng được trả lời tận tình, hỏi bao nhiêu cũng thế, không bao giờ cáu gắt. Mẹ Ổi nhớ lần về VN đi làm chứng minh thư, trời nắng như đổ lửa, đến nơi thấy cái cổng im ỉm. Nhìn cái biển ở ngoài giờ tiếp dân: sáng đến 11 giờ, chiều 2:00 đến 4:00. (trời ơi, nghỉ trưa gì mà những 3 tiếng). Mà lúc mẹ Ổi đến mới có hơn 3 giờ chứ đã đến 4 giờ đâu. Thế là không nộp được. Trước đó còn bao nhiêu công chạy xin dấu đủ loại giấy tờ cũng thành công toi. Cuối cùng cái CMT của mẹ Ổi bây giờ vẫn nằm trong "danh sách những việc phải làm lần về VN sau". Không phải là nói xấu VN, mà thấy sốt ruột cho nước nhà. Vì trong khi ở Nhật công chức chỉ có 950 nghìn/110 triệu dân, còn ở VN là 11,1 triệu công chức/hơn 80 triệu dân (nhiều gấp hơn 10 lần), còn chất lượng dịch vụ hành chính lại ngược nhau đến thế?

Các dịch vụ cộng đồng khác ở Nhật cũng rất là dễ chịu. Không có chuyện bệnh viện đúng tuyến, hay cấp lương nào mới được vào Việt-Xô... Thẻ bảo hiểm áp dụng cho mọi bệnh viện, công và tư, ở bất cứ đâu trên cả nước Nhật. Chất lượng các bệnh viện, phòng khám tư ở nông thôn cũng tốt chả kém, nên người ta không phải đổ xô lên tuyến trên. Ở bệnh viện thì ai đến trước khám trước, ai đến sau khám sau theo số, cứ thế mà chờ. Vì công bằng nên có phải chờ lâu cũng không thấy khó chịu. Y tá thì tận tuỵ dịu dàng đến cảm động. Vừa tiêm vừa luôn mồm xin lỗi, an ủi. Bác sĩ cũng nhẹ nhàng. Trộm vía nếu phải nằm viện thì cũng chỉ khổ vì bệnh chứ bệnh viện bao giờ cũng có điều hoà trung tâm quanh năm 27-28 độ, bước chân qua cửa bệnh viện là chả biết ngoài kia nắng đổ lửa hay tuyết đang rơi nữa. Giường được thay ga thường xuyên, mỗi người đều có tivi, tủ lạnh, và nút bấm gọi y tá ở đầu giường. Gọi bao nhiêu cũng không lo y tá bực mình bao giờ. Cấp cứu thì nếu gọi phải chuẩn bị xong xuôi rồi hãy gọi, kẻo mình vừa dập điện thoại đã thấy ò e ò e rồi. Hihi...khổ nỗi cái này mẹ Ổi phải kinh qua rồi mà. Thống kê trên toàn nước Nhật là trung bình xe cấp cứu sẽ đến bệnh viện trong khoảng 6 phút kể từ lúc được gọi. Choáng không? Phòng khám nhi thì trang trí cho cái gì cũng rất dễ thương, bác sĩ ngọt ngào với trẻ, luôn chuẩn bị sẵn đồ chơi để dỗ trẻ. Trẻ em dưới tuổi đi học miễn phí hoàn toàn cả tiền khám lẫn tiền thuốc, dù khám ở bất cứ đâu. Khám định kỳ miễn phí 6 tháng/lần nếu dưới 2 tuổi, và 1 năm/lần từ 2 tuổi trở lên. Còn Nhà trẻ thì cô giáo nào cũng nhẹ nhàng như cánh hoa, miệng cười mắt cũng cười ... trẻ con đi học đứa nào cũng cảm nhận được tình yêu của cô dành cho mình, và đứa nào cũng rất yêu cô giáo chứ không sợ cô bao giờ.

 

Nói về an ninh ở Nhật. Chỉ có phạm tội lớn chứ không có ăn cắp vặt, cướp giật dọc đường, đánh nhau, ẩu đả cũng không thấy bao giờ, chứ đừng nói đến đánh bom với súng đạn. Nhìn vào thời sự ở Nhật cũng đủ biết là tội phạm ít, vì cả những vụ vớ vẩn như có cái ôtô ở đâu đâm vào cái cột điện ko có người chết chẳng hạn, cũng đưa lên tivi. Những vụ mà như thế mà ở nước khác thì đăng bao nhiêu cho xuể. Tội giết người thường vì những lý do tinh thần hơn là vì tiền, nên có thể là những cách giết người cực kỳ quái gở, ... còn vì tiền thường là phá máy ATM, cướp ngân hàng. Mà rất buồn cười là thủ phạm thường không phải là dân ăn cắp chuyên nghiệp, nên hành sự cực kỳ stupid và toàn bị tóm tại trận...Haha. Còn người dân trong cuộc sống hàng ngày thì nhìn chung không phải lo nghĩ gì, rất yên bình. Nhà của Nhật bao giờ cũng có một mặt hướng ra lan can, sân vườn là cửa kính rất to để hứng ánh sáng, kính sát xuống tận sàn nhà, mà không có chấn song. Mở cửa kính này ra là bước toẹt ra vườn/hành lang luôn. Hàng rào cũng thấp, chủ yếu để ngăn đất và cho đẹp chứ không phải để tránh trộm. Mẹ Ổi nhiều lúc nghĩ, mình mà là dân đạo chích, chắc mình sẽ mơ một nơi thế này để tha hồ hành nghề. Hihi... Ra đường, trên tàu điện, xe búyt, các phương tiện công cộng, thì cứ việc ngủ thoải mái ... Mà đừng nói đến ăn cắp, có khi để phơi ra đấy cũng không bị lấy. Vào nhà hàng túi để ở ghế rồi đi toilet vô tư. Nhiều khi mẹ Ổi đi siêu thị, chọn thực phẩm xong vứt xe hàng ở một góc, mải mê ngắm nghía quần áo chán chê mới tìm đến cái xe hàng để thanh toán thì mới giật mình vì thấy cái túi của mình vẫn vứt trong xe từ bao giờ. Mẹ Ổi với cái tính đãng trí đã không ít lần quên đồ, nhưng chưa bao giờ bị mất cái gì cả. Ấn tượng nhất là lần ngồi chờ ở bến xe buýt, mẹ Ổi để quên cái túi của mình trên ghế chờ. Khi phát hiện ra và quay trở lại tới nơi thì đã cả mấy tiếng sau, chiếc túi vẫn nằm ở đó, màu đỏ rất nổi bật, mà ở một bến chờ xe buýt trước cổng bệnh viện, biết bao người qua lại. Mọi thứ trong túi vẫn còn nguyên, ví tiền, giấy tờ tuỳ thân. Ôi ôi, thật là không tưởng tượng nổi. Đúng là họ đầy đủ về vật chất thì người ta sẽ sống tốt hơn, không nhòm ngó đến của cải của người khác. Nhưng mẹ Ổi cho rằng đó mới là điều kiện cần thôi. Vì thực ra người Nhật cũng rất tiết kiệm. Người ta thậm chí chờ xếp hàng cả mấy chục phút dài dằng dặc chỉ để mua xăng rẻ được vài trăm Yên. Chứ 10,000 Yên (số tiền tối thiểu thường có trong ví các bà nội trợ), thì cũng là khá to với họ. Vậy mà vẫn không bị lấy thì là vì sao. Vì họ có cả điều kiện đủ là nếp sống đẹp, lương tâm thiện ... Ở Nhật đúng là như vậy, "Lễ" là cái đã ngấm vào máu của mỗi người dân. Họ cư xử với nhau không chỉ theo luật, mà còn theo lệ, theo lễ: Không ở đâu mẹ Ổi thấy người ta nói cảm ơn và xin lỗi nhiều như trong tiếng Nhật. Từ cảm ơn và xin lỗi ở trên đầu môi. Đi đường nhỡ va chạm vào nhau thì cả hai bên đều cúi đầu xin lỗi, bất kể ai sai ai đúng. Ổi thường hay nói chuyện với các bà già gặp ở đường. Bao giờ kết thúc câu chuyện cũng là lời cảm ơn của bà cụ, dù già như vậy. Cảm ơn vì đã giành thời gian cho bà được có những phút giây với đứa trẻ đáng yêu như Ổi. Ở trường dạy lái xe, người ta không chỉ dạy luật, mà văn hoá lái xe cũng rất được chú trọng. Chả thế mà ra đường nhiều khi cứ nhường nhau mãi, rồi mẹ Ổi (dù sao vẫn là người VN), thường là người đi trước. Hihi... Người ta rất nhường nhịn nhau. Khi 2 người cùng đến xếp hàng một lúc thì thường lịch sự cúi đầu nhường nhau đứng trước, chứ không có cảnh ai nấy cố gắng nhanh chân để được đứng trước. Người Nhật rất có ý thức giữ gìn kỷ luật chung. Ví dụ đi thang cuốn có luật bất thành văn là ai đứng trên thang để nó tự cuốn đi thì đứng dẹp về bên trái, để một lối bên phải cho những người vội vàng, muốn đi nhanh thì chạy trên thang nữa. Thế là ai nấy đều tuân thủ, chả thấy ai đứng yên mà đứng bên phải cả. Họ có ý thức trách nhiệm với xã hội từ những việc nhỏ như việc đổ rác chẳng hạn. Người ta phân loại rác rất kỹ, để dễ tái chế. Chia cơ bản nhất là rác cháy được và không cháy được. Nhưng trong rác cháy được, thì nhựa, giấy báo, giấy bìa, vỏ hộp sữa tươi,.....rác không cháy được thì hộp sắt, hộp nhôm, thuỷ tinh, đồ độc hại (pin...). Mẹ Ổi thì lười, chỉ phân loại sơ sơ, ví dụ vỏ hộp sữa hay juice bằng giấy, uống hết bóp cho nhỏ lại rồi vứt vào rác cháy được, nhưng mẹ để ý thấy các bà hàng xóm, các bà ấy mở cái vỏ cho phẳng ra, rửa sạch, phơi khô, xếp cả đống vào nhau, các khay đựng thịt cá cũng vậy, loại nào vào loại ấy khay trắng vào khay trắng, đen vào đen, nhựa trong vào với nhựa trong, rồi mới vứt. Hộp bằng kim loại có nắp bằng nhựa thì vứt riêng nắp, riêng hộp (tất nhiên hộp đã được cọ rửa sạch)... họ có được cái gì ở đó đâu, chỉ là vì tuân thủ qui định chung thôi. Mà rác nào được đổ ngày nào thì đúng ngày đó mới mang đổ, không thì cứ giữ ở nhà mình. Hôi thối cũng phải chịu chứ không mang ra bãi rác vứt trước ngày qui định. Mẹ Ổi không biết ở các nước văn minh khác như Mỹ và châu Âu thế nào, chứ dân châu Âu và Mỹ hàng xóm mẹ Ổi ở đây cũng a-ma-tơ chả hơn gì dân VN cả.

Ở Nhật là thế, cái gì cũng có qui định, và ai cũng tuân thủ, nên mọi thứ đều rất qui củ. Nói thêm về sự văn minh trong văn hoá ứng xử: Người Nhật không nói to ở chỗ đông người. Không ăn ngoài đường. Đứng ngồi đi lại ý tứ. Nói năng với nhau lễ phép lịch sự, thái độ nhã nhặn. Hiếm khi cáu kỉnh. Chưa bao giờ mẹ Ổi thấy người ta cãi nhau, ... hình như họ không bao giờ cãi nhau thì phải. ??? Tất nhiên là người phải có yêu có ghét chứ nhỉ?, nhưng thậm chí cả trên phim truyền hình của Nhật cũng không thấy cảnh các mẹ tốc váy lên chửi nhau như người TQ, VN, Hàn Quốc ...bao giờ. Nói chung, người Nhật rất lành tính, sống thiện. Văn hoá ứng xử của họ nếu chưa quen thì sẽ thấy cứng nhắc, có phần khuôn sáo, không thật lòng. Nhưng quen rồi thì sẽ thấy thật là dễ chịu.

Sơ sơ là thế, đã giống với xã hội chủ nghĩa chưa nhỉ? Không biết cái xã hội chủ nghĩa mà VN đang theo đuổi, với lại trong tưởng tượng của Cụ Mác với cụ Lê nin thế nào, chứ mẹ Ổi cũng chỉ mong muốn bấy nhiêu thôi. :ppp


http://www.u-aizu.ac.jp/~pham/hangnt/ChuyennuocNhat/XHCN.htm
http://www.u-aizu.ac.jp/~pham/hangnt/ChuyennuocNhat/DatnuocNB.htm
 
 
Bình luận (18)

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
từ nhỏ đến lớn tôi viết không biết bao nhiêu lần , đọc không biết bao nhiêu lần " Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa...." , ấy vậy mà coó biêết nó thế nào đâu, vẫn ăn cơm ngày 3 bữa , vẫn tắm rửa ngày 3 lần , và mơ đến "xứ thần tiên" như bài viết trên .

có thể đặt tên tôi thế nào cũng được , Lê văn Bi , nguyễn văn tèo , trần quốc tý , hoặc thậm chí nguyễn thị hồng , đào mộng mơ....gì gì đi nữa, miễn tôi là con trai là được , tôi đi tè không phải ngồi , tôi hút thuốc không ai cấm , tôi nhậu không ai chê....vì tôi laàcon trai miễn ai gọi tên tôi thế nào thì gọi, chứ đặt tên tôi là nguyễn hùng dũng mà suôt ngày cơm ăn không đủ no, thâấy tham nhũng không dám nói vì sợ trù dập..thì có hùng dũng gì đâu
 

hanh80

New Member
Bài viết rất hay!Cám ơn bác quyenjp!
Nhưng theo mình nghĩ thì phải từng làm việc và trải qua giống như bác thì mới hiểu hết được đất nước,con người nhật bản,phải không bác!
 

quyenjp

Member
Bài viết rất hay!Cám ơn bác quyenjp!
Nhưng theo mình nghĩ thì phải từng làm việc và trải qua giống như bác thì mới hiểu hết được đất nước,con người nhật bản,phải không bác!
Muốn nói hay muốn biết cụ thể về Nhật Bản thì không thể nhìn nhận dưới từng quan điểm của mỗi cá nhân được vì nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và thân phận của cá nhân đó trên nước Nhật. Ví dụ như 1 người VN đi du lịch Nhật thì sẽ có cái nhìn khác, một tu nghiệp sinh sẽ có góc nhìn khác, một nhà ngoại giao sống tại Nhật hay một Việt Kiều Nhật thì sẽ có cái nhìn khác. Bởi vậy tất cả điều được nói ở trên chỉ là tương đối thôi. Nhật Bản có nhiều cái đáng để cho Việt Nam học tập trước tiên là vì Nhật Bản là một nước Châu Á, dân tộc Nhật cũng là dân da vàng( cũng bị miệt thị ở Mỹ hoặc Tây Âu) nhưng họ đã đứng lên hùng dũng, hiên ngang, tự hào...
Trên con đường phát triển của Nhật, họ cũng trả giá rất nhiều, nhưng trên tất cả là họ đã đi đúng hướng, trở thành cường quốc trên thế giới và dân tộc Nhật luôn được kính trọng (điều này thể hiện qua việc họ được hoan nghênh ở khắp nơi, được miễn thị thực ở hầu hết các quốc gia trên thế giới)
Nếu được tự mình trải nghiệm thì bạn sẽ nhận ra được những giá trị tốt đẹp cũng như những cái giá phải trả của nước Nhật (có khi là mắc, có khi là rẻ...tùy theo trường hợp), sẽ cảm thấy rất thú vị (khi biết rằng cái gì cũng có cái giá của nó và người Nhật đã làm điều đó như thế nào, được gì, mất gì...)
Ở đây điều mình muốn nói là cũng giống như câu chuyện của Ổi ở trên, không phải là việc hô hào chủ nghĩa này, đi theo chủ nghĩa nọ mà điều quan trọng hơn hết là cái gì đó thật bình dị, an bình. Một cảm giác sống cho ra sống để tồn tại và từ đó tự nguyện cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Điều này thì hoàn toàn chưa thấy được ở Việt Nam (nếu có cũng chỉ là hô hào theo phong trào, làm cho có thành tích...ví dụ như chiến dịch mùa hè xanh chẳng hạn)
Có một câu rất hay là "đừng hỏi Tổ Quốc làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hay chưa ?". Câu này đúng, hoàn toàn đúng, nhưng cũng hoàn toàn sai, vì ai mà chẳng yêu mến đất nước mình, nơi chôn rau cắt rốn của mình, nhưng thử hỏi nơi đó không thể sống được, không thể làm cho người ta phát triển được thì người ta cũng đành dứt áo ra đi. "Đất lành chim đậu" là câu chính xác hơn trong trường hợp này.
Sẽ có những luận điểm VN sống trong hòa bình, tự do, ai muốn làm gì thì làm, tại sao lại nói là mất tự do ? cũng không phải chết đói, ăn xin sao lại bảo là nghèo ? Xin thưa rằng điều này chỉ là lý luận suông, hết sức rỗng tếch, mị dân vì người đó chưa đi ra nước ngòai, chưa nhìn thấy những gì xung quanh chỉ biết ta là anh hùng (như Bắc Triều Tiên thử tên lửa, hạt nhân...), hay đã đi mà giả bộ câm điếc,cố tình không hiểu cái tự do, cái hạnh phúc là gì ? mặc dù có thể người đó rất hạnh phúc (vì được đi đây đó..)
Hạnh phúc nhất là san sẻ, chia sẻ, là không phải chỉ riêng 1 cá nhân mà là gia đình, cộng đồng, dòng họ và cao hơn nữa là dân tộc. Anh không thể hạnh phúc chỉ vì anh rất giàu mà anh sẽ rất hạnh phúc khi cả gia đình dòng họ đều giàu có và sẽ hạnh phúc hơn nữa khi cả đất nước, dân tộc đều giàu có.(cũng giống giống như câu chuyện của Ổi ở trên)
 

lamchikha

New Member
Thực ra thì mình nghĩ rằng đó chỉ là cách nhìn trên quan điểm của một cá nhân Việt Nam khi qua NB. Đứng trước một điều gì văn minh, to lớn hơn chắc chắn sẽ bị choáng ngợp. Một xã hội phát triển cao thì những yêu cầu như trên là tất yếu. Nhưng ngay trong nội tại bản thân nước Nhật vẫn có những vấn đề riêng của "một xã hội phát triển".
Nếu như mọi người đọc bài viết "Nước Nhật nhìn từ bên trong" sẽ thấy được những vấn đề mà Nhật đang gặp phải - vấn đề mà không hề thấy ở VN hoặc giả "chưa được có" :D.
K nghĩ là nếu như VN phát triển đến một trình độ như NB thì về cơ bản những điều mà Ổi thấy có lẽ sẽ có được. Nhưng "tính cách Việt" thì mọi người biết oài, khỏi phải nói vẫn cần phải học người Nhật nhiều lắm.
Ở chỗ K sống (thành phố hẳn hoi - nhưng thành phố "tỉnh lẻ thôi") có hai vợ chồng là công chức, vợ giáo viên, chồng là y tá một xã thành phố. Vợ chồng ngoài đồng lương không còn khoản thu gì khác vẫn phải nuôi hai đứa con ăn học. Mà mọi người biết là vụ học phí ở VN thì "kinh khủng" mà học chẳng được gì. Anh chồng hàng ngày vẫn đạp xe 15km đi làm và cuối tuần lại đạp xa hơn để kiểm củi về nấu cơm. Thế nhưng họ vẫn sống được, chẳng thấy họ mảy may kêu than số phận. Mặc dù mình nhìn từ ngoài vào thấy khổ thay cho họ.
Nói thế này là để hiểu rằng khi người ta vẫn còn phải lo cơm áo gạo tiền thì những nhu cầu về thụ hưởng là chưa cần thiết (mặc dù ai chẳng muốn). K thấy rằng hiện giờ bản thân mình vẫn còn sướng hơn bao người khác (có lương cao, nhà đất đầy đủ, xe máy cũng ổn, di động có dùng...) - nhất là so với đồng bào các dân tộc thiểu số - thực sự chỉ mong sao nhiều người khác có cuộc sống no đủ là được :D (cũng rất may là hiện nay TV, đầu VCD, chảo thu hình Trung quốc rẻ nên đồng bào cũng mua được mà nâng cao đời sống văn hóa tinh thần :D).
Ui, bài viết tản mạn quá - sorry nếu ai đọc thấy khó chịu.
 

quyenjp

Member
"An phận", "cam phận" là câu trả lời cho trường hợp này. Dĩ nhiên bên Nhật cũng không thiếu những người "an phận" nhưng phận của người Nhật thì...có vẻ hơn phận người Việt Nam.
("Ở chỗ K sống (thành phố hẳn hoi - nhưng thành phố "tỉnh lẻ thôi") có hai vợ chồng là công chức, vợ giáo viên, chồng là y tá một xã thành phố. Vợ chồng ngoài đồng lương không còn khoản thu gì khác vẫn phải nuôi hai đứa con ăn học. Mà mọi người biết là vụ học phí ở VN thì "kinh khủng" mà học chẳng được gì. Anh chồng hàng ngày vẫn đạp xe 15km đi làm và cuối tuần lại đạp xa hơn để kiểm củi về nấu cơm. Thế nhưng họ vẫn sống được, chẳng thấy họ mảy may kêu than số phận. Mặc dù mình nhìn từ ngoài vào thấy khổ thay cho họ.
Nói thế này là để hiểu rằng khi người ta vẫn còn phải lo cơm áo gạo tiền thì những nhu cầu về thụ hưởng là chưa cần thiết (mặc dù ai chẳng muốn). K thấy rằng hiện giờ bản thân mình vẫn còn sướng hơn bao người khác (có lương cao, nhà đất đầy đủ, xe máy cũng ổn, di động có dùng...) - nhất là so với đồng bào các dân tộc thiểu số - thực sự chỉ mong sao nhiều người khác có cuộc sống no đủ là được (cũng rất may là hiện nay TV, đầu VCD, chảo thu hình Trung quốc rẻ nên đồng bào cũng mua được mà nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ).
...
Bạn K thân mến. Không ai lý luận cuộc sống vật chất tốt hơn thì tinh thần sẽ tốt hơn. Thậm chí có khi còn ngược lại.
Trường hợp của vợ chồng trên thì có thể tự hào (theo một khía cạnh nào đó). Nhưng boku nghĩ K không thật sâu sắc.
Bạn có thể hãnh diện là bạn có khả năng sắm điện thoại, tivi, xe máy...nhưng bạn có nghĩ rằng xe máy, tivi, điện thoại đó có phải do Việt Nam làm ra ? hay bạn vẫn lựa chọn các sản phẩm của Nhật, Hàn Quốc...? Điều đáng tự hào là ở đây !
Rồi những VCD, chảo thu hình ...v.v tất cả đều là những sản phẩm dành cho các nước nghèo, thu hình, sao chép thoải mái mà không phải mất tiền bản quyền. (Bạn có nghĩ điều này là công bằng ?) hay lý luận của bạn rồi cuối cùng cũng quay về chữ : tại vì nghèo !
Không cần phải so sánh Việt Nam với các nước Mỹ, Nhật...mà chỉ cần nhìn xung quanh các nước thôi, đã thấy Việt Nam thua kém đến mức nào rồi. Trong toàn Đông Nam Á hiện nay Việt Nam thì chỉ hơn được một số nước Lào, Campuchia, Mianma, ngang bằng Philipin, Indonesia và còn lại thì thua hết.
Nói đến cái nghèo thì điều đầu tiên cần phải nói là...mặc cảm, tự ti, và tiếp nữa là khổ. Vợ chồng nhà giáo đó có thể tự hào về những nỗ lực của họ trong cuộc sống khó khăn như vậy, nhưng boku chắc chắn là họ rất mặc cảm, tự ti vì nghèo...và chuyện phải đạp 15km để đi lấy củi là chuyện bất đắc dĩ vì cuộc sống mà người chồng đó mới làm (anh ta rất khổ) chứ anh ta không hề tự hào về điều này...
 

tihonjp

New Member
Thấy thuy kém như vậy thì phải làm gì nào ??? Bạn có hành động gì thiết thực ko ??mình muốn nghe những hành động những giải pháp ,chứ những cảm nhận kiểu thế này đầy rẫy ở BBC
..Nếu là bạn, bạn có thực sự sẵn sàng làm cho một cty,một tổ chức hành chính nhà nuớc với mức lưong qui định theo hệ số của nhà nuóc mà các bạn đã biết mà hoàn toàn ko có một chút suy nghĩ là sẽ lấy đó làm bàn đạp để mưa cầu lợi ích cá nhân sau này...
Bạn có chắc nếu như là bạn ở vào một hoàn cảnh của một vị nào đó ,chắc bạn sẽ ko tham nhũng ..hay lạm quyền ...hãy trả lời bằng thực sự trái tim yêu nuớc của mình và sẽ ko bao giờ cảm thấy hổ thẹn với câu trả lời đó ....Đôi khi nó chỉ đơn giản ở mức nhỏ nhặt như là : ngưòi VN thiếu ý thức,vứt rác bừa bãi ...và bạn thì chưa bao giờ làm những chuyện như vậy ...Nếu quả thât như vậy thì tôi thực sự tin rằng đất nuớc này sẽ có một bộ mặt mới với những chuyển mình nhanh chóng ..còn không thì .....vẫn chỉ là ...
Tât cả những con ngưòi vn và cả những vị lãnh đạo vẫn luôn nhìn nhận với thế giới về sự yếu kém của VN,đất nuớc ta còn nghèo,nền giáo dục còn yếu,kinh tế mới đang chập chững hoà nhập với thế giới ...thế nhưng bên cạnh đó ko thể ko ghi nhận những cố gắng,những thành tích nổi bật về kinh tế mà có lẽ ko cần phải nói các bạn cũng biết .Các bạn muốn VN nhanh chóng giàu lên,các bạn ra đuờng có xe hơi chạy ..mà chẳng cần biết phải đi bằng con đuơng thế nào ...chẳng cần chính kiến của mình dù đôi khi đó là những chuyện của quốc gia mình,Vẫn có tên trên bản đồ thế giới nhưng thực ra chỉ là tay sai của một đế quốc...Thôi còn nhiều thứ mang tầm Vĩ mô mà có lẽ cả tôi và bạn đều chẳng hiểu ..nhưnng quan trọng là mọi thứ đều có 2 mặt va ko thể nhìn phiến diện ...đừng so sánh ....và hãy làm chứ đừng nói như con vẹt .
 

cuchuoi

New Member
Thấy thuy kém như vậy thì phải làm gì nào ??? Bạn có hành động gì thiết thực ko ??mình muốn nghe những hành động những giải pháp ,chứ những cảm nhận kiểu thế này đầy rẫy ở BBC
..Nếu là bạn, bạn có thực sự sẵn sàng làm cho một cty,một tổ chức hành chính nhà nuớc với mức lưong qui định theo hệ số của nhà nuóc mà các bạn đã biết mà hoàn toàn ko có một chút suy nghĩ là sẽ lấy đó làm bàn đạp để mưa cầu lợi ích cá nhân sau này...
Bạn có chắc nếu như là bạn ở vào một hoàn cảnh của một vị nào đó ,chắc bạn sẽ ko tham nhũng ..hay lạm quyền ...hãy trả lời bằng thực sự trái tim yêu nuớc của mình và sẽ ko bao giờ cảm thấy hổ thẹn với câu trả lời đó ....Đôi khi nó chỉ đơn giản ở mức nhỏ nhặt như là : ngưòi VN thiếu ý thức,vứt rác bừa bãi ...và bạn thì chưa bao giờ làm những chuyện như vậy ...Nếu quả thât như vậy thì tôi thực sự tin rằng đất nuớc này sẽ có một bộ mặt mới với những chuyển mình nhanh chóng ..còn không thì .....vẫn chỉ là ...
Tât cả những con ngưòi vn và cả những vị lãnh đạo vẫn luôn nhìn nhận với thế giới về sự yếu kém của VN,đất nuớc ta còn nghèo,nền giáo dục còn yếu,kinh tế mới đang chập chững hoà nhập với thế giới ...thế nhưng bên cạnh đó ko thể ko ghi nhận những cố gắng,những thành tích nổi bật về kinh tế mà có lẽ ko cần phải nói các bạn cũng biết .Các bạn muốn VN nhanh chóng giàu lên,các bạn ra đuờng có xe hơi chạy ..mà chẳng cần biết phải đi bằng con đuơng thế nào ...chẳng cần chính kiến của mình dù đôi khi đó là những chuyện của quốc gia mình,Vẫn có tên trên bản đồ thế giới nhưng thực ra chỉ là tay sai của một đế quốc...Thôi còn nhiều thứ mang tầm Vĩ mô mà có lẽ cả tôi và bạn đều chẳng hiểu ..nhưnng quan trọng là mọi thứ đều có 2 mặt va ko thể nhìn phiến diện ...đừng so sánh ....và hãy làm chứ đừng nói như con vẹt .


Hi hi, lời lẽ của tihonjp đúng là "tí hon" thật. "tí hon" còn phải học hỏi nhiều nữa "tí hon" ạ. Theo tui, điều duy nhất chúng ta làm được là trao đổi với nhau, qua đó ta sẽ thấy được thực chất của vấn đề, chứ không phải cứ nhìn vào mấy con số phát triển 7-8% 1 năm mà đã tự phổng mũi lên, không biết rằng người ta chỉ phát triển có 2-3% một năm mà vẫn tiến xa hơn mình cả trăm năm.

trích cho tihonjp xem câu này của một bạn trẻ (bài đầy đủ xin xem trong TNV Apec): "Cô Mai Hạnh đã bảo thế này: "Đấy chúng mày xem đấy rồi rút kinh nghiệm, sau này lãnh đạo đất nước cho tốt vào, đừng có để như thế!" Hi vọng thời bọn con sẽ thay đổi được 1 cái gì đó, cô à"
 

AK@

New Member
Ở đây điều mình muốn nói là cũng giống như câu chuyện của Ổi ở trên, không phải là việc hô hào chủ nghĩa này, đi theo chủ nghĩa nọ mà điều quan trọng hơn hết là cái gì đó thật bình dị, an bình. Một cảm giác sống cho ra sống để tồn tại và từ đó tự nguyện cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Điều này thì hoàn toàn chưa thấy được ở Việt Nam (nếu có cũng chỉ là hô hào theo phong trào, làm cho có thành tích...ví dụ như chiến dịch mùa hè xanh chẳng hạn)
Dạo này AK tui thỉnh thỏang cũng lên mạng ngó nghiêng tý. Cũng thấy pà con bàn tán xôn xao từ chuyện con voi đến chuyện con kiến. Thấy cũng vui vui. Thực ra cũng đang bận rộn nên chả có ý kiến ý cò gì nếu không đọc được những dòng trên của bro quyenjp.

Thưa bro (gọi thế cho lịch sự, keke), trong 1 vài post trước, tui đã từng nói bro đừng vơ đũa cả nắm thế. Không bít bro đi chiến dịch MHX được lần nào chưa? Và có đi thì đi với trường nào? Đồng ý là có những trường hay SV đi MHX chủ yếu theo phong trào, nhưng không thể nhắc đến những gì mà MHX đem đến cho các xã vùng sâu, vùng xa. Thật tình mà nói, nếu bro có dịp đi xuống các huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) hay huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) thì bro sẽ thấy được những gì mà trường Bách Khoa của tui làm được. Hàng trăm cây cầu, hàng chục trường mẫu giáo (TChuẩn QG đàng hoàng nhé) + nhà tình thương, hàng hàng ngàn mét đường, hàng vạn bình lọc nước, ... là những gì thiết thực nhất mà gần 2000 GV + hơn 20.000 SV trường tui đổ bao công sức, máu và nước mắt mới có được đó. Tui nghĩ, Bro có tham gia thì mới thấy được cái được và chưa được. Chứ ngồi ngoài mà nhìn với con mắt phiến diện thì chả có cái wái gì là tốt đẹp cả.

Thế, đến hè mà muốn tham gia MHX có ý nghĩa thì nhắn tui 1 tiếng, tui dẫn đi xem (xem thôi, chứ bro làm gì đủ sức mà làm, kaka). Chỉ sợ sau đó nhắc đến MHX của trường ĐH. Bách Khoa TP.HCM là lại chạy mất dép lên thôi, keke.

Thế nhé, kiếm chuyện để nói thì dễ, nhưng cái khó là làm sao nói cho đúng vấn đề đó bro. Khó hơn nữa là hãy bắt tay vào làm thử trước khi nói. Chả có gì tự nhiên mà đến nếu chỉ ngồi mà nói không đâu. Đến thầy bói mà còn phải đọc sách vở lung tung trước khi phán cho mấy cô, mấy bà cơ mà.

AK
 

quyenjp

Member
Thưa bác AK !
Xin lỗi vì dạo này boku cũng bận quá nên không kịp trả lời ý của bác.
1. Bác đã hiểu nhầm ý của boku rồi, boku không phải nói chiến dịch mùa hè xanh không có ý nghĩa mà là nó không xuất phát từ bản thân của mỗi cá nhân, nó là một phong trào được kêu gọi và tổ chức bởi Đoàn. Boku đang so sánh việc cống hiến tự nguyện của mỗi cá nhân (tự mình cảm thấy phải cống hiến) chứ không phải làm theo phong trào.
Hi hi, một ý nữa boku muốn đề cập (mà bạn tí hon cũng hiểu lầm) đó là chúng ta, chính chúng ta chẳng cần phải nói chuyện phát triễn kinh tế khủng khiếp cao xa, mà cái giàu có bắt nguồn từ sự an bình, phồn vinh trong mỗi gia đình như câu chuyện của Ổi.
2. Thế các thanh niên tình nguyện làm được nhiều việc có ích quá, sao không vá nổi cái cầu Văn Thánh 2 thủng lổ từ năm này sang năm khác ? (nếu boku nhớ không lầm thì công trình này có sự tham gia của công ty công ích Thanh Nien Xung Phong)
Các thanh niên làm việc giỏi lắm, để cho Sếp của công ty Thanh Niên Xung Phong đi đánh golf. Nếu bác AK không tin thì lên bảng vàng ở sân golf Thủ Đức xem tên của các ngài ấy đi.
(chắc cầu Văn Thánh 2 không nằm trong chương trình tình nguyện ?!?). Hay bác có đau lòng không khi hàng vạn thanh niên phải làm việc đổ xương đổ máu để cho bọn tham nhũng PU18 lấy hàng chục tỷ đi cá độ bóng đá.
3. Hi hi, boku thì không có vĩ đại, cũng không tham gia nổi các chiến dịch tình nguyện cho đất nước, nhưng boku làm việc với mức lương khá, gia đình của boku đầy đủ, boku còn tuyển nhiều nhân viên Việt Nam cho công ty(cty của boku đóng thuế đầy đủ cho nhà nước) (cty của boku là cty Nhật, boku làm nô lệ cho tư bản), tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân viên với mức lương không tệ, thế là boku càm thấy vui rồi.
 

@.ca

New Member
hehehehe ...nói bậy bạ trúng tùm lum ha ...đúng vậy ...bất cứ chuyện gì cũng phải nhìn thật xa và ...nên hiểu rộng ...hehehe chứ ngồi tong đáy cốc ..thì chỉ có mình ta và 1 bầu trời ...của trên cái miệng cốc đó thôi ...hìhì''3. Hi hi, boku thì không có vĩ đại, cũng không tham gia nổi các chiến dịch tình nguyện cho đất nước, nhưng boku làm việc với mức lương khá, gia đình của boku đầy đủ, boku còn tuyển nhiều nhân viên Việt Nam cho công ty(cty của boku đóng thuế đầy đủ cho nhà nước) (cty của boku là cty Nhật, boku làm nô lệ cho tư bản), tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân viên với mức lương không tệ, thế là boku càm thấy vui rồi.''
Cái câu này của Boku ...độc ! như thịt vịt ,ít ai làm được :hoanho:
Thực ra công nhân lao động (chỉ cần sức ,không cần óc,sai gì làm đó )ở Vn rẻ lắm ..theo @.ca được biết thì chỉ có 30 ngàn /ngày=2$ US .Mấy thầy giáo lương cao ...tội gì đi làm mấy việc đó ,thà lấy kiến thức đi dạy học trò ,lấy lương mướn người bình thường làm ,tính ra 1 ngày thầy dạy mướn được ít nhất 4 người lao động ...vậy đỡ phí ..sức ..làm thầy kêu ca ...nếu tui mà ở Vn ...tui đi làm thuê cho tư bản ,rồi lấy $ mướn người làm mấy cái công tác xanh kia ,hìhì :cheers:
tội gì mà sinh viên tình nguyện đi làm cầu ,làm trường ...mấy cái việc xây cất cần phải có '' professonel '' làm ..chứ thầy giáo dậy chữ đi làm cầu ...làm nhà ..còn kêu là vĩ đại ...buồn cười ...xin lỗi nha hơi đụng chạm nghề nghiệp !..hìhì:cheers:
@.ca vào đậy tán dócvới mấy bro cho vui thôi ,chứ không có ý gì nha ...chớ giận ,nóng !
 

AK@

New Member
Thưa bác AK !
Xin lỗi vì dạo này boku cũng bận quá nên không kịp trả lời ý của bác.
1. Bác đã hiểu nhầm ý của boku rồi, boku không phải nói chiến dịch mùa hè xanh không có ý nghĩa mà là nó không xuất phát từ bản thân của mỗi cá nhân, nó là một phong trào được kêu gọi và tổ chức bởi Đoàn. Boku đang so sánh việc cống hiến tự nguyện của mỗi cá nhân (tự mình cảm thấy phải cống hiến) chứ không phải làm theo phong trào.
Hi hi, một ý nữa boku muốn đề cập (mà bạn tí hon cũng hiểu lầm) đó là chúng ta, chính chúng ta chẳng cần phải nói chuyện phát triễn kinh tế khủng khiếp cao xa, mà cái giàu có bắt nguồn từ sự an bình, phồn vinh trong mỗi gia đình như câu chuyện của Ổi.

2. Thế các thanh niên tình nguyện làm được nhiều việc có ích quá, sao không vá nổi cái cầu Văn Thánh 2 thủng lổ từ năm này sang năm khác ? (nếu boku nhớ không lầm thì công trình này có sự tham gia của công ty công ích Thanh Nien Xung Phong)
Các thanh niên làm việc giỏi lắm, để cho Sếp của công ty Thanh Niên Xung Phong đi đánh golf. Nếu bác AK không tin thì lên bảng vàng ở sân golf Thủ Đức xem tên của các ngài ấy đi.
(chắc cầu Văn Thánh 2 không nằm trong chương trình tình nguyện ?!?). Hay bác có đau lòng không khi hàng vạn thanh niên phải làm việc đổ xương đổ máu để cho bọn tham nhũng PU18 lấy hàng chục tỷ đi cá độ bóng đá.

3. Hi hi, boku thì không có vĩ đại, cũng không tham gia nổi các chiến dịch tình nguyện cho đất nước, nhưng boku làm việc với mức lương khá, gia đình của boku đầy đủ, boku còn tuyển nhiều nhân viên Việt Nam cho công ty(cty của boku đóng thuế đầy đủ cho nhà nước) (cty của boku là cty Nhật, boku làm nô lệ cho tư bản), tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân viên với mức lương không tệ, thế là boku càm thấy vui rồi.

1. Hị hị, đồng ý là cống hiến là do bản thân chứ không do phong trào, nhưng nếu không có phong trào thì sẽ có rất nhiều người không biết công hiến ở đâu và như thế nào (VD như bà con VN muốn góp tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị bão lũ mà không có các tổ chức, báo chí thì làm sao mà làm tốt được phải không hì?

2. Pác nói thế là chưa hiểu rõ vấn đề rồi. Hai phạm trù này khác nhau xa lắm. TNXP bây giờ khác xa TNXP ngày xưa pác ạ. TNXP bây giờ là 1 đơn vị hạch toán độc lập, làm công ăn lương, có thu có chi đầy đủ, đấu thầu làm ăn đàng hoàng. Còn TNTNguyện thì làm không công (Tình nguyện mà), vận động các nhà tài trợ cho địa phương cần giúp đỡ (chứ k fải cho TNTN đâu, dĩ nhiên trừ một số dụng cụ mà TNTN được hỗ trợ như áo, mũ, ...). TNTN làm việc thì dĩ nhiên k chuyên nghiệp được như TNXP (năm làm có 1 lần MHX + các kế hoạch khác của Đoàn Hội, ...). Nhân lực, vật lực, trang thiết bị kỹ thuật cũng không đủ để làm những công trình lớn như Cầu VT2. Pác nói thế chả khác gì nói 1 câu bé mẫu giáo giải dùm ông chú nó bài toán dành cho HS yếu lớp 7. Thế thì nó làm sao làm được, hị hị.

3. Niềm vui của mỗi người mỗi khác, nhưng miễn sao có lợi cho đất nước là được. Tui cũng chưa bao giờ nói pác có cống hiến hay không. Chỉ tranh luận với pác về những gì pác viết về một số hoạt động mà tui biết rành. Có rất nhiều người không tham gia làm việc cho VN, nhưng những đóng góp của họ cho Tổ quốc là k thể phủ nhận được. Những người đó đáng quý hơn vạn lần những ông hô hào này nọ mà chẳng làm được gì hoặc làm đất nước mình ngày càng nghèo đi như BTDũng chẳng hạn.

Lâu nay tui cũng bận nên cũng ít có thời gian lang thang trên mạng. Lâu lâu ghé thăm chút, thấy mọi người vẫn khỏe mạnh là vui rồi.

Chúc 1 tuần mới tốt lành.
 

quyenjp

Member
1. Hị hị, đồng ý là cống hiến là do bản thân chứ không do phong trào, nhưng nếu không có phong trào thì sẽ có rất nhiều người không biết công hiến ở đâu và như thế nào (VD như bà con VN muốn góp tay chia sẻ khó khăn với đồng bào bị bão lũ mà không có các tổ chức, báo chí thì làm sao mà làm tốt được phải không hì?

2. Pác nói thế là chưa hiểu rõ vấn đề rồi. Hai phạm trù này khác nhau xa lắm. TNXP bây giờ khác xa TNXP ngày xưa pác ạ. TNXP bây giờ là 1 đơn vị hạch toán độc lập, làm công ăn lương, có thu có chi đầy đủ, đấu thầu làm ăn đàng hoàng. Còn TNTNguyện thì làm không công (Tình nguyện mà), vận động các nhà tài trợ cho địa phương cần giúp đỡ (chứ k fải cho TNTN đâu, dĩ nhiên trừ một số dụng cụ mà TNTN được hỗ trợ như áo, mũ, ...). TNTN làm việc thì dĩ nhiên k chuyên nghiệp được như TNXP (năm làm có 1 lần MHX + các kế hoạch khác của Đoàn Hội, ...). Nhân lực, vật lực, trang thiết bị kỹ thuật cũng không đủ để làm những công trình lớn như Cầu VT2. Pác nói thế chả khác gì nói 1 câu bé mẫu giáo giải dùm ông chú nó bài toán dành cho HS yếu lớp 7. Thế thì nó làm sao làm được, hị hị.

3. Niềm vui của mỗi người mỗi khác, nhưng miễn sao có lợi cho đất nước là được. Tui cũng chưa bao giờ nói pác có cống hiến hay không. Chỉ tranh luận với pác về những gì pác viết về một số hoạt động mà tui biết rành. Có rất nhiều người không tham gia làm việc cho VN, nhưng những đóng góp của họ cho Tổ quốc là k thể phủ nhận được. Những người đó đáng quý hơn vạn lần những ông hô hào này nọ mà chẳng làm được gì hoặc làm đất nước mình ngày càng nghèo đi như BTDũng chẳng hạn.

Lâu nay tui cũng bận nên cũng ít có thời gian lang thang trên mạng. Lâu lâu ghé thăm chút, thấy mọi người vẫn khỏe mạnh là vui rồi.

Chúc 1 tuần mới tốt lành.

1. AK nói vậy thì hội chữ thập đỏ VN ở đâu ? Tại sao phải đợi phong trào mới cống hiến ?
Chuyện thiên tai bão lũ là vấn đề khác, chúng ta đang nói đến làm từ thiện chứ không phải nói đến việc cứu trợ. AK đừng có nhầm lẫn 2 cái này nhe.
2. Nói như AK vậy thì sao cầu Văn Thánh 2 nó vẫn bị hư mà không sửa được ? hay là trang thiết bị của TNXP hư rồi ? hay không đủ tiền làm ? Lúc trúng thầu thì hả hê, làm ăn bậy bạ thì bỏ chạy...chuyên nghiệp lắm nên làm cái cổng thu tiền xa lộ Hà Nội 30 tỷ đồng.
3. Nếu ai mà cũng suy nghĩ như AK thì chắc đất nước này đã khác rồi. AK thấy đó, bao nhiêu người cố gắng...chỉ để bằng 1 tên Bùi Tiến Dũng phá hoại thôi. Cứ lý luận là xã hội này còn nhiều người tốt. Ai chả biết, nhưng 1 trăm nghìn thằng làm có bằng 1 thằng phá như Bùi Tiến Dũng không ? mà đâu phải chỉ có 1 mình tên này...!
Chúc mọi việc như ý !
Q.
 

AK@

New Member
1. AK nói vậy thì hội chữ thập đỏ VN ở đâu ? Tại sao phải đợi phong trào mới cống hiến ?
Chuyện thiên tai bão lũ là vấn đề khác, chúng ta đang nói đến làm từ thiện chứ không phải nói đến việc cứu trợ. AK đừng có nhầm lẫn 2 cái này nhe.
2. Nói như AK vậy thì sao cầu Văn Thánh 2 nó vẫn bị hư mà không sửa được ? hay là trang thiết bị của TNXP hư rồi ? hay không đủ tiền làm ? Lúc trúng thầu thì hả hê, làm ăn bậy bạ thì bỏ chạy...chuyên nghiệp lắm nên làm cái cổng thu tiền xa lộ Hà Nội 30 tỷ đồng.
3. Chúc mọi việc như ý !
Q.
Cuối tuần xả hơi chút xíu, lên mượn đất của bác kami bình loạn chút chơi, keke.

1. Cái này thì cần phân biệt ra giữa việc từ thiện và công tác xã hội đó pác. Việc từ thiện là giúp người nghèo con cá, còn CTXH là giúp họ cái cần câu và hướng dẫn họ câu. Cứu trợ là 1 hình thức của từ thiện, còn MHX là 1 hoạt động CTXH. 2 cái này khác xa nhau lắm đó pác. VN mình có rất nhiều tổ chức từ thiện từ TW đến địa phương như Hội CTĐ, Quỹ Vì người nghèo, ... nhưng lại không linh động được vì vướng các thủ tục hành chính, trong khi người dân vùng lũ thì đâu thể ngồi nhịn đói, nhịn khát, chịu rét để chờ đến tháng sau. Cái này binh pháp Tôn Tử có chỉ rõ là "Nước xa không cứu được lửa gần" đó. "Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no" là vậy.

2. Phần pác nêu thuộc phạm trù kinh tế, ông nào làm sai ông đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mặc dù hiện tại VN mình vẫn chưa xử lý tốt những sai phạm như vậy (vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề như năng lực cán bộ, thủ tục hành chính, ...) nhưng hy vọng mọi việc sẽ tốt hơn trong tuơng lai. Còn cái mà AK tui đề cập là vấn đề tình nguyện mà pác đã nêu ở phần trước. 2 thằng này khác nhau 1 trời 1 vực pác ui.

3. Cám ơn lời chúc tốt đẹp của pác. Chúc pác có 1 kỳ nghỉ Giáng sinh an lành và năm mới hạnh phúc.

Chúc mọi người cuối tuần dzui dzẻ và mạnh phẻ.

AK
 

@.ca

New Member
1. AK nói vậy thì hội chữ thập đỏ VN ở đâu ? Tại sao phải đợi phong trào mới cống hiến ?
Chuyện thiên tai bão lũ là vấn đề khác, chúng ta đang nói đến làm từ thiện chứ không phải nói đến việc cứu trợ. AK đừng có nhầm lẫn 2 cái này nhe.
2. Nói như AK vậy thì sao cầu Văn Thánh 2 nó vẫn bị hư mà không sửa được ? hay là trang thiết bị của TNXP hư rồi ? hay không đủ tiền làm ? Lúc trúng thầu thì hả hê, làm ăn bậy bạ thì bỏ chạy...chuyên nghiệp lắm nên làm cái cổng thu tiền xa lộ Hà Nội 30 tỷ đồng.
3. Nếu ai mà cũng suy nghĩ như AK thì chắc đất nước này đã khác rồi. AK thấy đó, bao nhiêu người cố gắng...chỉ để bằng 1 tên Bùi Tiến Dũng phá hoại thôi. Cứ lý luận là xã hội này còn nhiều người tốt. Ai chả biết, nhưng 1 trăm nghìn thằng làm có bằng 1 thằng phá như Bùi Tiến Dũng không ? mà đâu phải chỉ có 1 mình tên này...!
Chúc mọi việc như ý !
Q.

Quyenjp thân mến ...cũng tò mò chui vào đây xem 2 boku bình luận thời sự ,@.ca muốn biết tên Bùi tiến Dũng là tên nào vậy ? hắn làm cái gì ở VN thế ? hì ..cho @.ca biết với nha ,khi nào hắn có dịp tới Canada ...báo cho @.ca biết ...rủ 1 băng da đen đi phá hắn chơi ..hìhì:macco:
 

quyenjp

Member
Cuối tuần xả hơi chút xíu, lên mượn đất của bác kami bình loạn chút chơi, keke.

1. Cái này thì cần phân biệt ra giữa việc từ thiện và công tác xã hội đó pác. Việc từ thiện là giúp người nghèo con cá, còn CTXH là giúp họ cái cần câu và hướng dẫn họ câu. Cứu trợ là 1 hình thức của từ thiện, còn MHX là 1 hoạt động CTXH. 2 cái này khác xa nhau lắm đó pác. VN mình có rất nhiều tổ chức từ thiện từ TW đến địa phương như Hội CTĐ, Quỹ Vì người nghèo, ... nhưng lại không linh động được vì vướng các thủ tục hành chính, trong khi người dân vùng lũ thì đâu thể ngồi nhịn đói, nhịn khát, chịu rét để chờ đến tháng sau. Cái này binh pháp Tôn Tử có chỉ rõ là "Nước xa không cứu được lửa gần" đó. "Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no" là vậy.

2. Phần pác nêu thuộc phạm trù kinh tế, ông nào làm sai ông đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mặc dù hiện tại VN mình vẫn chưa xử lý tốt những sai phạm như vậy (vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề như năng lực cán bộ, thủ tục hành chính, ...) nhưng hy vọng mọi việc sẽ tốt hơn trong tuơng lai. Còn cái mà AK tui đề cập là vấn đề tình nguyện mà pác đã nêu ở phần trước. 2 thằng này khác nhau 1 trời 1 vực pác ui.

3. Cám ơn lời chúc tốt đẹp của pác. Chúc pác có 1 kỳ nghỉ Giáng sinh an lành và năm mới hạnh phúc.

Chúc mọi người cuối tuần dzui dzẻ và mạnh phẻ.

AK

---
Hì hì...
Thì boku cũng nói về chuyện tình nguyện và từ thiện đó thôi. AK nên nhớ là tình nguyện và từ thiện là cùng chung một mục đích trong trường hợp này, nhưng nó ở đẳng cấp hoàn toàn khác nhau.
Tình nguyện : làm vì tự nguyện...nhưng đa số là góp công, góp sức mà thôi.
Từ thiện : dư giả, giàu có, nghĩ đến chuyện phải giúp đỡ những người có hoàn cảnh khốn khó hơn.
Điều này cho thấy rằng, một đất nước mà có nhiều người tình nguyện thì vẫn tốt nhưng nó là ở nước nghèo.
Còn làm từ thiện thì phải dư dả, có tiền....càng nhiều người làm từ thiện (nước giàu)
Còn nói về chuyện cứu trợ hay thủ tục hành chính ở VN thì nói đến Tết Công Gô cũng không hết chuyện. Vấn đề rất đơn giản thôi : cơ chế và niềm tin. Vì cơ chế bậy bạ không rõ ràng, dẫn đến tham nhũng, ăn chặn, ăn bớt...kết quả là mất niềm tin. Mà không có niềm tin thì không làm được gì cả.
Đừng nói đến chuyện cao xa, boku hỏi AK vậy chứ bây giờ mua công trái nhà nước, gửi tiền ngân hàng và mua vàng, tích trữ đô la, AK sẽ chọn phương án nào ? bản thân AK đang thực hiện phương án nào ?
2. Hì hì...
Nói như AK đơn giản quá, thằng nào làm sai, thằng đó chịu ! Nhưng hậu quả của nó thì sao ?
Hôm qua boku đọc báo tuổi trẻ thì đến thời điểm năm 2006 thì trung bình mỗi người VN đang thiếu nợ (của các nước, tổ chức quốc tế...) là 14 USD. Trong khi số tiền do tham nhũng, tệ nạn, hối lộ...v..v thì không kể xiết hay nói chính xác là chẳng có ai thống kê được. Phân hóa giàu nghèo ở VN ngày càng kinh khủng (http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2006/12/3B9BB8C2/). AK nghĩ gì khi đọc chuyện này ? chắc chắn 1 điều là thông tin không chính xác 100% thì cũng 70% vì nó từ nguồn An ninh Thế Giới (Công An)
Nếu như VN có nhiều người giàu do làm ăn chân chính thì càng mừng, nhưng với nội dung này, AK có mừng ko ? Hay AK cũng cảm thấy vui vì VN ăn chơi chẳng thua ai ?
----
 

quyenjp

Member
Quyenjp thân mến ...cũng tò mò chui vào đây xem 2 boku bình luận thời sự ,@.ca muốn biết tên Bùi tiến Dũng là tên nào vậy ? hắn làm cái gì ở VN thế ? hì ..cho @.ca biết với nha ,khi nào hắn có dịp tới Canada ...báo cho @.ca biết ...rủ 1 băng da đen đi phá hắn chơi ..hìhì:macco:

@Ca thân mến !
Muốn biết tên này thì @ca cứ vào google.com.vn rồi đánh tên hắn ra (Bùi Tiến Dũng tham nhũng) thì nó ra hàng loạt thôi. Không thì : tham nhũng Việt Nam... chắc cũng có.
Hic, google hay lắm nên tên của @ca không chừng cũng hiện ra đó !
Chúc cuối tuần vui vẻ.
 

cuchuoi

New Member
Đọc những ý kiến của quyenjp và AK, tự nhiên tui nảy ra một câu hỏi là:

Tại sao người ta chỉ hô hào thanh niên hãy nhiệt tình bỏ công sức của mình để làm những việc đại loại như xây nhà tình nghĩa, dạy tin học cho mấy em nhỏ nông thôn nhưng sao người ta không hô hào thanh niên tham gia phong trào phát huy trí tuệ, đưa ra những ý kiến cho những người có trách nhiệm, để làm sao không còn những cây cầu như Văn Thánh, không còn những quốc lộ như Thủ Thiêm, làm sao để xã hội không còn những kẻ như Bùi Tiến Dũng vv...?

Hầu hết các sinh viên đều nhiệt tình tham gia phong trào TN tình nguyện (dù có người ít kẻ nhiều), thế nhưng hễ nói đến chuyện chống tham nhũng là tất cả đều thờ ơ, coi đó là chuyện không phải của mình, hoặc là chuyện cấm kỵ, thậm chí có người còn nói đó là "phản động".

Hỡi ôi, những sinh viên đáng thương. Liệu họ có biết rằng hàng ngàn cây cầu họ xây, hàng ngàn căn nhà tình nghĩa họ dựng ấy không đáng giá bằng một vài đêm ăn chơi của các quan?

Đáng buồn thay.
 

quyenjp

Member
Củ chuối thân mến !
Sinh viên Việt Nam thông minh nên chắc chắn là họ biết.
Hì hì, Củ Chuối cứ thử hình dung xem từ khi sinh ra cho đến khi bước vào giảng đường Đại học, họ đã có biết bao nhiêu kinh nghiệm rồi ?
+ Muốn con học gần nhà…. – Ba phải tốn tiền chạy chọt,quen biết…
+ Không đi học thêm….- Điểm kém
+ Muốn làm bằng lái xe nhanh….- Chi cho cò
+ Không đi nghĩa vụ (làm dân quân tự vệ)…- Đóng phí mỗi năm cho các bác phường đội
Chưa kể là quay cóp, gian lận điểm, bằng giả.v.v..
…tất cả các yếu tố đó đã tạo nên những con người đã và đang làm việc trong xã hội Việt Nam. Họ rất thông minh nên cũng biết thích ứng, và đôi khi còn cam chịu nữa ! (còn mấy đứa không cam chịu thì cút ra nước ngoài hết rồi !)
Muốn lên làm thủ trưởng ngoài năng lực ra còn phải quen biết, luồn cúi, nịnh bợ, hối lộ… Những con người này rồi sau đó thành lãnh đạo → ra sức vơ vét để không thì về hưu chết đói hoặc ...trả lại cho tao những gì tao đã phải cống nạp, tốn kém mới có được....
Cứ thế, cứ thế, xoay vòng....
Thành ra cái chuyện hối lộ, biếu xén nó trở thành tập quán của Việt Nam rồi.
Còn những cái đầu yếu kém, không có năng lực mà vẫn ngồi lâu ngồi dài thì cũng là chuyện...không lấy gì làm lạ ở đất nước này.
Củ chuối cứ thu thập các bài phát biểu của các bác lãnh đạo (hàng không Việt Nam, Chánh Án, ...) là đã có một tư liệu hài có một không hai còn hay hơn cả Gặp nhau cuối tuần nữa.
Hi hi, mà nhắc mới nhớ, “Gặp nhau cuối tuần” làm được 7 năm với biết bao đề tài châm biếm, đả kích cái xấu, nói mãi nói mãi mà cũng chẳng có gì thay đổi nên ....”Gặp nhau cuối tuần” cũng sắp dẹp tiệm rồi (cuối tháng này)
Boku biết có những người thật sự đau, thật sự khổ, đó là những người cách mạng chân chính. Họ đau mà chẳng biết nói cùng ai, than cùng ai vì những gì mà họ cống hiến, hy sinh dường như...vô nghĩa ! Nhưng cái đã qua không thể nào làm lại được. Đành phải chờ đợi, hy vọng...như chờ đợi một phép màu, mà phép màu thì...không biết bao giờ mới xuất hiện.
Thương thay cho Việt Nam, cho người Việt Nam (với lợi thế cạnh tranh là....giá nhân công rẻ....!)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top