Ba tháng hơn ba mươi vụ đình công

dinhthithuylin

New Member
14 Tháng 4 2007 - Cập nhật 11h13 GMT
Báo chí Việt Nam loan tin trong ba tháng đầu năm nay cả nước xảy ra 35 vụ đình công.
Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh dẫn đầu cả nước về số vụ đình công.

Đình công tại hai tỉnh này xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài. Phía Việt Nam nói đến nguyên nhân của đình công là do chủ trả lương thấp, nợ lương, chậm trả lương, chủ đặt định mức làm việc cao. Hoặc tăng ca quá nhiều.
Vụ mới nhất là 700 công nhân ở công ty Quinmax, vốn của Đài Loan, tại Huế, đình công. Đứng đầu yêu sách của công nhân là họ nhận tiền lương quá thấp.
Viện theo quy định của nhà nước liên quan đến mức lương thấp nhất dành cho công ty liên doanh nước ngoài, chủ Đài Loan trả công nhân dây chuyền trung bình 760,000 đồng một tháng.
Công nhân càng trở nên bất bình khi phía Đài Loan quyết định chỉ tăng lương cho chủ dây chuyền và chủ ca.
Những than phiền khác của công nhân tại Quinmax là họ không được hưởng bảo hiểm y tế, hay bị phạt tiền vô tội vạ.
Đi vệ sinh, trao đổi công việc trong giờ làm, hay thậm chí ‘ngáp’ cũng bị phạt tiền. Và do bị trừ nhiều như vậy nhiều người đã mất hết tháng lương thứ 13.
Trói người
Báo Việt Nam loan tin hai nữ công nhân người Việt tại công ty Canon, 100% vốn của Nhật, tại khu công nghiệp Đông Anh, Hà Nội, đã bị chính người trưởng dây chuyền, không ai khác hơn là người Việt, trói chân vào bàn làm việc.
Hai công nhân này xin nghỉ việc vì lý do riêng, và nhờ bạn đứng hộ máy. Khi ra cổng họ bị bảo vệ giữ lại. Sau đó màn trói chân xảy ra. Nhờ các công nhân khác xô đến ứng cứu, họ được đưa lên văn phòng công ty giải quyết.
"Công đoàn và chính quyền chưa có thái độ thông cảm với người lao động đình công, vị sợ chủ nước ngoài phật ý bỏ đi"
Nhà phân tích từ Hà Nội
Một ngày sau công ty Canon đã xin lỗi nạn nhân và bồi thường cho mỗi cô 500.000 đồng. Trưởng dây chuyền người Việt đang bị Canon cho tạm nghỉ việc.
Công đoàn ở đâu
Qua các cuộc đình công tại các công ty có vốn nước ngoài, lại một lần nữa người ta thấy phản ứng của công đoàn tại cơ sở, hay ở cấp cao hơn, là quá yếu.
Do nhiều lý do, các công ty có vốn nước ngoài không có tổ chức công đoàn. Đình công của công nhân mang tính tự phát. Đại diện công đoàn của tỉnh, nơi có xí nghiệp đầu tư nước ngoài, thường hiện diện tại các cuộc tranh chấp, hay hòa giải về sau, nhưng không tỏ rõ lập trường ủng hộ bên nào.
Các chuyên gia nước ngoài nói đến hội chứng 'cần đầu tư nước ngoài bằng mọi giá' tại các tỉnh, thành ở Việt Nam. Vì cần quá cho nên không dám tỏ thái độ kiên quyết sợ chủ nước ngoài phật ý. Phía chính quyền có rất ít người xuất hiện ủng hộ công khai công nhân đình công.
Một nhà phân tích từ Hà Nội nói: "Công đoàn Việt Nam, hay cao hơn là chính phủ trong nước, đang bị kẹt giữa hai thái cực."
"Ủng hộ những người công nhân khốn khó ư? Không dễ vì chính quyền sợ nó sẽ dẫn đến một phong trào chính trị đe dọa đến vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng."
Cho nên trong nhiều trường hợp đại diện công đoàn lo về khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ thường đóng vai ‘nghị gật’, nhà phân tích nói.
"Chống lại công nhân đình công vì nó gây ảnh hưởng xấu cho môi trường đầu tư tại Việt Nam ư? Hành động này cũng khó thực hiện vì có thể làm cho công nhân xa lánh công đoàn và mất đi sự ủng hộ từ cơ sở."
Nhà phân tích này kết luận “Quý vị sẽ thấy tiếng nói chung của công đoàn Việt Nam đưa ra là kêu gọi hai phía, công nhân, và ông chủ, hòa giải. Các từ như ‘bảo vệ quyền lợi của người lao động’ hay ‘hậu thuẫn công nhân’ chưa xảy ra vào thời điểm này tại Việt Nam, đơn giản vì lợi ích của công đoàn song trùng với lợi ích của Đảng cầm quyền.”

Theo BBC
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Các cuộc đàm phán Nhật Bản-Hoa Kỳ về các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump cuối cùng đã bắt đầu. Tuy nhiên, có vẻ như cuộc họp đầu tiên không đi sâu vào chi tiết và kết luận vẫn chưa rõ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhìn vào diễn biến giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3, không tính thực phẩm tươi sống, vốn rất dễ biến động do thời tiết, đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Vào ngày 17, Bộ Ngoại giao thông báo rằng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố số tiền hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho năm 2024 (số liệu tạm thời) là...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của Jiji Press được tiến hành từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 4, tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba là 23,1%, giảm 4,8 điểm so với tháng trước, mức thấp nhất kể từ khi Nội các được...
Thumbnail bài viết: Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Cảnh giác trong suốt thời gian diễn ra Triển lãm Triển lãm Osaka-Kansai cuối cùng cũng đã khai mạc. Dự kiến sẽ có khoảng 3,5 triệu người từ nước ngoài đến tham quan trong thời gian diễn ra...
Thumbnail bài viết: Các quốc gia thành viên nhất trí về hiệp ước đại dịch do WHO đề xuất , kết hợp các bài học kinh nghiệm từ đại dịch Corona.
Các quốc gia thành viên nhất trí về hiệp ước đại dịch do WHO đề xuất , kết hợp các bài học kinh nghiệm từ đại dịch Corona.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng các quốc gia thành viên đã nhất trí đàm phán một hiệp ước quốc tế mới, Hiệp ước Đại dịch, nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm, rút...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá gạo đã tăng 70% ! Tại sao giá cả tăng không ngừng ?
Nhật Bản : Giá gạo đã tăng 70% ! Tại sao giá cả tăng không ngừng ?
"Gần đây, mỗi lần tôi mua gạo ở siêu thị, có vẻ như giá đắt hơn..." Bạn đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa? Trên thực tế, người ta nói rằng giá gạo đã tăng hơn 70% trong một năm. Đây là mức tăng lớn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Hơn 10.000 chữ ký bày tỏ lo ngại về việc thu hồi "tư cách vĩnh trú" theo Đạo luật Kiểm soát nhập cư sửa đổi.
Nhật Bản : Hơn 10.000 chữ ký bày tỏ lo ngại về việc thu hồi "tư cách vĩnh trú" theo Đạo luật Kiểm soát nhập cư sửa đổi.
"Đừng thu hồi tư cách vĩnh trú của những người trẻ không có 'quốc gia nào để trở về!" 11.339 chữ ký phản hồi cho lời kêu gọi này đã được gửi đến chính phủ vào ngày 17 tháng 2. Đã hơn tám tháng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thương mại năm tài chính 2024 thâm hụt 5,2 nghìn tỷ yên, giảm do đồng yên yếu . Mức thâm hụt thương mại năm thứ tư liên tiếp.
Nhật Bản : Cán cân thương mại năm tài chính 2024 thâm hụt 5,2 nghìn tỷ yên, giảm do đồng yên yếu . Mức thâm hụt thương mại năm thứ tư liên tiếp.
Theo số liệu thống kê thương mại của Bộ Tài chính cho năm tài chính 2024 (dự kiến, cơ sở thông quan) được công bố vào ngày 17, cán cân thương mại, tức là xuất khẩu trừ nhập khẩu ghi nhận mức thâm...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hoãn tăng lương hưu cơ bản. Kế hoạch xóa khỏi dự luật do phản ứng dữ dội của Đảng Dân chủ Tự do.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hoãn tăng lương hưu cơ bản. Kế hoạch xóa khỏi dự luật do phản ứng dữ dội của Đảng Dân chủ Tự do.
Vào ngày 16, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã quyết định xóa đề xuất tăng lương hưu cơ bản (lương hưu quốc gia) khỏi dự luật cải cách hệ thống lương hưu để trình lên Quốc hội hiện tại. Việc sử...
Top