[WRAP]http://i82.photobucket.com/albums/j266/chiisai_kujira/kydieu_001.jpg[/WRAP]
Trong suốt thế kỷ qua, có hơn 500 ngôi chùa đã được xây dựng tại Nhật. Hoả hoạn và chiến tranh đã phá huỷ nhiều ngôi chùa nhưng chỉ có hai chùa bị đổ do động đất. Nhiều ngôi chùa cao hơn 100m, được xây dựng bằng đất và gỗ nhưng vẫn đứng vững hàng nghìn nǎm qua, trong khi các trận động đất lớn đã phá huỷ hầu hết các toà nhà kiên cố vào thế kỷ 15.
Điều gì đã giúp các ngôi chùa cổ có thể đứng vững ?
Nghiên cứu về cấu trúc các ngôi chùa cổ ở Nara (cố đô của Nhật) - nơi được xem có kiến trúc nhiều tầng xưa nhất trên thế giới hiện nay, giáo sư Ishida đã phát hiện các tầng của chùa cổ được gắn với nhau nhờ các khớp nối cho phép chúng có thể dịch chuyển một cách độc lập. Cấu trúc này cho toàn bộ ngôi chùa rất linh động, vững chắc và giúp trung hoà chấn động của các trận động đất. Phần mái hiên nhô ra, tương tự như cây thǎng bằng của diễn viên xiếc đi dây, giúp hạ thấp trọng tâm của một tầng khiến cho chúng cố định hơn. Nhưng khám phá lớn nhất của giáo sư Ishida chính là tìm ra bí mật của "cột trung tâm". Tại trung tâm của các ngôi chùa cổ đều có một cột gỗ rắn gọi là shinbashira. Shinbashira xuyên thẳng từ dưới đất lên nóc mà không gắn với bất kỳ tầng nào và cũng không có tác dụng chống đỡ. Cột trung tâm hấp thu và trung hoà các nǎng lượng sinh ra từ các chấn động dưới lòng đất, giúp các tầng của chùa cổ không bị dịch chuyển.
Để kiểm chứng giả thiết trên, giáo sư Ishida đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm trên các mô hình chùa cổ. Kết quả cho thấy các ngôi chùa đều bị sụp đổ dưới tác động của các chấn động khi không có cột trung tâm. Mitsubishi là công ty đầu tiên đã xây toà nhà 37 tầng cao 180m có shinbashira ở giữa tương tự như các ngôi chùa cổ tại trung tâm Tokyo - nơi được dự báo sẽ xẩy ra các trận động đất trong tương lai.
Nguồn Danangpt
Trong suốt thế kỷ qua, có hơn 500 ngôi chùa đã được xây dựng tại Nhật. Hoả hoạn và chiến tranh đã phá huỷ nhiều ngôi chùa nhưng chỉ có hai chùa bị đổ do động đất. Nhiều ngôi chùa cao hơn 100m, được xây dựng bằng đất và gỗ nhưng vẫn đứng vững hàng nghìn nǎm qua, trong khi các trận động đất lớn đã phá huỷ hầu hết các toà nhà kiên cố vào thế kỷ 15.
Điều gì đã giúp các ngôi chùa cổ có thể đứng vững ?
Nghiên cứu về cấu trúc các ngôi chùa cổ ở Nara (cố đô của Nhật) - nơi được xem có kiến trúc nhiều tầng xưa nhất trên thế giới hiện nay, giáo sư Ishida đã phát hiện các tầng của chùa cổ được gắn với nhau nhờ các khớp nối cho phép chúng có thể dịch chuyển một cách độc lập. Cấu trúc này cho toàn bộ ngôi chùa rất linh động, vững chắc và giúp trung hoà chấn động của các trận động đất. Phần mái hiên nhô ra, tương tự như cây thǎng bằng của diễn viên xiếc đi dây, giúp hạ thấp trọng tâm của một tầng khiến cho chúng cố định hơn. Nhưng khám phá lớn nhất của giáo sư Ishida chính là tìm ra bí mật của "cột trung tâm". Tại trung tâm của các ngôi chùa cổ đều có một cột gỗ rắn gọi là shinbashira. Shinbashira xuyên thẳng từ dưới đất lên nóc mà không gắn với bất kỳ tầng nào và cũng không có tác dụng chống đỡ. Cột trung tâm hấp thu và trung hoà các nǎng lượng sinh ra từ các chấn động dưới lòng đất, giúp các tầng của chùa cổ không bị dịch chuyển.
Để kiểm chứng giả thiết trên, giáo sư Ishida đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm trên các mô hình chùa cổ. Kết quả cho thấy các ngôi chùa đều bị sụp đổ dưới tác động của các chấn động khi không có cột trung tâm. Mitsubishi là công ty đầu tiên đã xây toà nhà 37 tầng cao 180m có shinbashira ở giữa tương tự như các ngôi chùa cổ tại trung tâm Tokyo - nơi được dự báo sẽ xẩy ra các trận động đất trong tương lai.
Nguồn Danangpt
Có thể bạn sẽ thích