Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông của người Nhật Bản

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông của người Nhật Bản

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông của người Nhật Bản

1.Âm mưu xâm lược Nhật Bản của đế quốc Nguyên Mông
_Đầu thế kỷ XIII, khi cả thế giới phương Tây vẫn chìm trong đêm trường trung cổ thì ở phương Đông, một quốc gia hùng mạnh đã ra đời. Đó chính là đế quốc Mông-Nguyên, nó được sử sách nhắc đến như một đế chế rộng lớn nhất trong lịch sử loài người với biên giới trải rộng từ bờ Thái Bình Dương tớ tận biển Địa Trung Hải. Hàng loạt các dân tộc từ Đông sang Tây đều lần lượt khuất phục trước vó ngựa xâm lăng của quân Mông Cổ, chúng đi tới đâu là reo sự tang tóc, đau thương tới đó. Nhưng vẫn có hai dân tộc nhỏ bé đã chiến thắng được đội kỵ binh Mông Cổ hung bạo ấy, đó là nước Việt Nam chúng ta và người bạn Nhật Bản.
_Năm 1259, người Mông Cổ chiếm được miền Bắc Trung Hoa, và thủ lĩnh của họ là Hốt Tất Liệt ( cháu nội của Thành Cát Tư Hãn ) lên ngôi Hoàng đế ở Trung Hoa, đó là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một triều đại mới-triều Nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1264, ông ta cho rời đô về Trung Đô ( ngày nay là thành phố Bắc Kinh), và bắt đầu lăm le xâm lược Nhật Bản. Sau khi hoàn tất việc xâm lược vùng Mãn Châu thuộc người Kim, và bán đảo Triều Tiên của người Cao Ly, có được đội ngũ thủy thủ và chiến thuyền Triều Tiên trợ lực Hốt Tất Liệt quyết định hiện thực hóa âm mưu xâm lược Nhật Bản.
_Năm 1268, một phái đoàn ngoại giao Mông Cổ đã tới được Chikuzen thuộc Kyushu Nhật Bản, họ mang theo một lá quốc thư gửi chính quyền Nhật Bản yêu cầu Nhật phải mở cửa giao lưu với Nguyên triều nhưng thực tế nó là một tối hậu thư buộc Nhật phải thần phục. Bức thư bao gồm toàn những lời lẽ hăm dọa về sức mạnh vô địch của đế quốc Mông Nguyên và nếu phía Nhật không khuất phục thì chiến tranh là điều tất yếu sẽ xảy ra. Thiên Hoàng Kameyama sau khi đọc thư rất hoang mang và có ý nhượng bộ nhưng nhiếp chính họ Hojo ở Kamakura- người thực sự nắm quyền điều hành đất nước đã từ chối. Ông ra lẹnh đuổi sứ thần Mông Cổ về nước, hành động này chẳng khác nào một cử chỉ tuyên chiến từ phía Nhật Bản.
_Hốt Tất Liệt muốn đánh Nhật Bản ngay năm đó nhưng chiến thuyền chưa chuẩn bị xong nên buộc phải hoãn lại, những năm tiếp theo ông ta vẫn thường xuyên gửi thư đe dọa với những lời lẽ tương tự như lá thư năm 1268.

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất
_Mãi tới tháng 11 năm 1274 Hốt Tất Liệt mới chuẩn bị đày đủ lực lượng để xâm lược Nhật Bản. Tổng số binh sỹ tham chiến là khỏang 40.000 người trong đó có 6000 thủy thủ Triều Tiên và được chuyên chở trên 300 chiến thuyền. Quân Mông Cổ xuất phát từ Masan-Cao Ly ( Hàn Quốc ) tiến về hướng vịnh Hakata.
_Chúng nhanh chóng chiếm được các đảo Iki, Tsushima... quân Nhật ở đây chiến đấu anh dũng tới người cuối cùng nhưng do họ vừa ít hơn về số lượng vừa kén phần thiện chiến nên thất thủ nhanh chóng.Quân đich tiếp tục tấn công vào vịnh Hakata và đổ bộ lên Imazu. Toàn bộ các lực lượng đồn trú tại Kyushu được lệnh báo động, họ tiến từ Dazaifu nơi có đại bản doanh của cục phòng vệ miền Tây về phía Hakata, tổng số quân lực của họ khoảng 10.000 người. Rạng sáng ngày 19-11-1274 quân Mông Cổ mở cuộc tấn công tổng lực vào đại quân Nhật dưới sự chỉ huy của Shimazu Hisatsune một dũng tướng ở Satsuma. Cuộc chiến đấu trong thành phố Hakata ( ngày nay là Fukuoka ) diễn ra vô cùng khốc liệt quân Nhật thương vong rất trầm trọng nhưng vẫn cố gắng cầm chân kẻ thù. Họ được sự tiếp viện của tướng Tsunetsugu nhưng vẫn không đảo ngược được tình thế.
_Quân Mông Cổ có nhiều lợi thế nên chiếm thượng phong, họ tiến công ồ ạt và tổng lực trong khi quân Nhật xưa nay chỉ quen chiến đấu với đội hình nhỏ ở nơi hiểm yếu. Họ lại có lợi thế về vũ khí hỏa dược học được của người Trung Hoa, quân Mông Cổ đã có những loại pháo đơn giản có thể bắn ra đạn lửa làm binh sỹ Nhật rất hoang mang. Họ cũng có những cây cung rất khỏe có thể bắn chết người ở khoang cách 200m trong khi tầm bắn của các cung thủ Nhật Bản chỉ là 100m.
_Đối đầu với quân xâm lược, các chiến binh Samurai chẳng có gì ngoài lòng dũng cảm. Họ đã chiến đấu ngoan cường không lùi một bước và với khả năng cận chiến bằng kiếm lợi hại họ đã gây cho kẻ thù nhiều tổn thất đáng kể.
_Cuộc chiến kéo dài tới sẩm tối thì có nguy cơ một cơn bão lớn kéo tới, các thủy thủ Triều Tiên giàu kinh nghiệm kêu gọi quân Mông Cổ rút xuống thuyền tìm vùng biển có núi cao, kín gió ẩn náu. Quá mệt mỏi vì quân Nhật chiến đấu rất ngoan cường và lo sợ bị tập kích chúng đã đồng ý. Có lẽ quân Mông Cổ cảm thấy an toàn hơn khi ở dưới thuyền nhưng đó lại chính là quyết định sai lầm nhất của chúng. Cơn bão kéo đến quá nhanh và mạnh dữ dội làm quân xâm lược không kịp trở tay.
_Suốt đêm hôm đó mưa to gió lớn, quân Nhật cũng không thể lợi dụng đêm tối để phản công. Sáng hôm sau, họ thấy hạm đội địch bị bão đánh tơi tả ngoài vịnh. Ước tính có hơn 200 chiến thuyền bị đắm và con số thương vong có thể lên tới 13.000 người. Bị tổn thất quá nặng nề, quân Mông Nguyên buộc phải quay trở về Triều Tiên chấm dứt cuộc xâm lược Nhật Bản mà không thu được bất kỳ một kết quả đáng kể nào.
_Cơn bão thần kỳ giúp Nhật Bản đảy lùi quân xâm lược này được gọi là Kamikaze ( thần phong ). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, cụm từ này lại được sử dụng để chỉ những phi công cảm tử của Nhật Bản nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của họ và cầu chúc một chiến thắng thần kỳ giống như cơn bão thần trước kia đã giúp Nhật Bản chiến thắng kẻ thù.

Tóm tắt một phần niên luận của sinh viên ngành Nhật Bản học khoa Đông Phương trường đại học KHXH&NV Hà Nội.

Tài liệu tham khảo chính
Lược sử văn hóa Nhật Bản-G.B.Sansom-bản dịch của NXB khoa học xã hội 1989
Lịch sử tư tưởng Nhật Bản-Sư Vạn Hạnh 1963
Chính sách đóng cửa thời kỳ Mạc Phủ tỏa quyền Tokugawa-Nguyễn Văn Kim

A history of Japan-G.Sansom 1958
The mongols invasion of Japan
Mdieval Japan-J.W.Hall & Jeffrey.P.Mass 1988
Premodern Japan-Mikiso Hane 1972
The Koryo-Mongol Allied Invasion of Japan - The Myth of Kamikaze-Lee Wha Rang 2004

Supa Nihonshi-Matsuda Takashi & Nakano Rikuo & Furukawa Kiyojuki
Tokai Nhihonshi-Izuhara Ichiman 1991

www.wikipedia.org
www.askasia.com
www.historychannel.co.jp
www.kimsoft.com
www.college.emory.edu
www.cronaca.com
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top