Cũng giống như trẻ em Việt Nam, trẻ em Nhật Bản bắt đầu đi học tại các trường mầm non từ năm tròn ba tuổi...
Ở Nhật, ngoài các trường mầm non, còn có các nhà giữ trẻ chăm sóc các cháu bé dưới ba tuổi để các bà mẹ trẻ có thể tiếp tục làm việc.
Trẻ em Nhật tròn 6 tuổi sẽ bắt đầu theo học năm thứ nhất bậc tiểu học trong 6 năm, sau đó là 3 năm bậc trung học cơ sở và 3 năm phổ thông, tổng cộng là 12 năm. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (tương đương với tú tài Việt Nam) sẽ được quyền dự thi vào các trường đại học.
Ngay từ những năm ở trường mầm non, trẻ em Nhật Bản đã bắt đầu học tập phong cách sống tập thể, biết tôn trọng kỷ luật và pháp luật. Các em tự bầu ra lớp trưởng, thường là em sinh sớm nhất (nhiều tháng tuổi nhất). Cô giáo chỉ thị cho lớp trưởng, rồi lớp trưởng điều hành các công tác chung.
Tỉ dụ khi đi công viên chơi chung, mặc dù có cô giáo đi kèm, lớp trưởng vẫn cầm cờ giao thông dẫn đầu, rồi các em xếp hàng hai đi theo. Tới ngã tư khi phải sang đường, lớp trưởng sẽ chờ tín hiệu đèn xanh rồi mới ra lệnh cho các em sang đường. Gặp đèn đỏ thì dù không có xe cộ giao thông, các em cũng ngừng lại chờ.
Nhờ được tập luyện từ thời thơ ấu như vậy, hầu hết người Nhật đều triệt để tuân thủ luật giao thông.
Khi trở về quê hương làm việc cuối năm 1992, người viết hơi buồn khi thấy người mình từ người lớn tới trẻ em, phần lớn đều không tôn trọng luật giao thông. Họ thản nhiên đi xe đạp, xe gắn máy hàng hai hàng ba đôi khi hàng tư mặc dù đường hẹp. Khi đèn đỏ rồi mà nếu không có cảnh sát giao thông, thì dù có xe cộ giao thông hay không, họ (gồm lái xe con, xe gắn máy, xe đạp và đi bộ) cũng cứ xông bừa sang đường.
Ban đầu người viết tưởng chỉ những người già, không biết luật giao thông mới vi phạm, nhưng sau khi quan sát thêm, thì thấy ngay cả thanh niên học sinh, lẽ ra phải là những người tiên phong trong việc tuân thủ luật giao thông, lại thản nhiên vi phạm! Trẻ em thấy người lớn vi phạm như vậy cũng bắt chước đi hàng hai hàng ba và vượt đèn đỏ!
Đáng buồn hơn là việc ném rác từ trên xe xuống đường. Nhờ viện trợ ODA của Nhật Bản, Hàn quốc, v.v. quốc lộ nước ta hiện khá khang trang, vậy mà người đi xe lại nhẫn tâm làm ô uế. Người viết thực sự xấu hổ khi đi chung với các bạn người Nhật và chứng kiến cảnh ném rác bừa bãi này. Hình như người mình coi đường phố như của riêng, thậm chí còn thấp hơn của riêng, muốn làm gì thì làm, miễn không bị cảnh sát bắt phạt là được.
Phong cách sống trong tập thể được vun sới thêm ở bậc tiểu học và trung học. Ngoài việc học tập các môn học theo chương trình của bộ giáo dục Nhật, các em được khuyến khích gia nhập một hoặc hai câu lạc bộ (CLB) gồm các CLB thể dục thể thao như bơi lội, bóng chày (Baseball), bóng đá, thể dục thẩm mỹ, quyền Anh, Karate, Nhu đạo v.v… và các CLB khác như CLB nói tiếng Anh, tiếng Pháp, CLB cờ tướng Nhật, cờ vây (cờ Gô), CLB khiêu vũ, CLB tranh biện (cho các em thích diễn thuyết) v.v… Các CLB thể thao này là lò luyện các tuyển thủ quốc gia ở Nhật. Các CLB tranh biện là lò luyện các chính trị gia tương lai.
Ở bậc đại học cũng vậy, sinh viên thường gia nhập một hoặc hai CLB thích hợp với sở thích của mình. Bản thân người viết cũng đã gia nhập CLB bóng bàn của Đại học Ngoại ngữ Tokyo và CLB khiêu vũ của Đại học Tokyo.
Việc luyện tập trong các CLB này rất nghiêm túc. Tỉ dụ như tại CLB bóng bàn, một tuần tập hai buổi mỗi buổi khoảng 3 - 4 giờ, bắt đầu bằng một giờ tập thể dục cơ bản gồm thể dục toàn thân, nhẩy ếch, chạy ma ra tông... nhằm tăng cường thể lực, sau đó học các tư thế đánh và đỡ bóng, cách giao bóng v.v…, mỗi tư thế phải tập đánh khống hàng ngàn lần đến khi nhuyễn mới thôi, cuối cùng mới thực sự tập đánh bóng bàn.
Cuối mỗi buổi tập là sinh hoạt CLB trong đó các thành viên bàn luận về chương trình phát triển CLB gồm việc tuyển lựa và kêu gọi các thành viên mới tham gia CLB, tổ chức đấu giao hữu với các CLB bạn, tổ chức tập huấn tập trung kết hợp với các kỳ nghỉ trong năm v.v…
CLB thường bầu ra một tổ trưởng, một thủ quỹ và một thư ký, bộ ba này sẽ điều hành tất cả các hoạt động của CLB. Các chức vụ này có nhiệm kỳ là một năm và thường không được tái nhiệm.
Sinh hoạt như vậy, học sinh/sinh viên Nhật tập làm lính biết nghe lệnh thượng cấp, và tập cả cách lãnh đạo nữa. Tóm lại, CLB là một mô hình xã hội nhỏ giúp thanh niên Nhật học tập tinh thần kỷ luật và tính đồng đội.
Nhờ tập luyện nghiêm túc như vậy, nên chỉ sau 9 tháng chuyên cần tập luyện, từ một tay vợt hạng bét, người viết đã giành cúp vô địch đơn trong giải bóng bàn do Hội quán sinh viên châu Á tổ chức năm 1965.
Sinh hoạt trong các CLB này ngoài việc nâng cao kiến thức và tài năng, còn tạo một quan hệ tiền bối (người lớp trên; senior) - hậu bối (người lớp dưới; junior) tốt. Người lớp trên tận tình giúp đỡ người lớp dưới trong việc học tập và tập luyện.
Quan hệ này và tình bạn phát sinh từ sinh hoạt CLB là hành trang giúp học sinh/sinh viên Nhật có cơ hội thành công trong xã hội sau khi tốt nghiệp. Tình bạn có được từ sinh hoạt CLB thường lâu bền kéo dài suốt cuộc đời người học sinh.
Trong đời sống xã hội, các tiền bối luôn hết lòng giúp đỡ các hậu bối trong mọi hoàn cảnh. Điều này giúp họ thăng tiến và thành đạt trong xã hội. Người Nhật làm việc có hiệu quả tương đối cao vì họ đã quen đặt quyền lợi của tập thể lên trên quyền lợi riêng tư, sẵn sàng hợp tác với đồng liêu, y như họ đã hợp tác với đồng đội trong sinh hoạt CLB xưa kia. Thống kê cho thấy phần lớn những doanh nhân thành đạt của Nhật Bản là những học sinh/sinh viên đã tích cực tham gia các sinh hoạt CLB.
Tóm lại, đối với học sinh/sinh viên Nhật, sinh hoạt CLB giống như sinh hoạt trong gia đình mà tổ trưởng giữ vai trò trưởng gia tộc, và các thành viên là anh em họ hàng. Tương tự như vậy, các công ty Nhật Bản cũng có tính cách một gia đình, trong đó tổng giám đốc giữ vai trò trưởng gia tộc, và công nhân viên là thành viên của gia đình. Sự phồn vinh của công ty đồng nghĩa với sự thành công của gia tộc mà họ là thành viên.
Phần lớn người Nhật đều làm việc tận tâm và rất trung thành với công ty của họ. Giả sử trình độ học vấn ngang nhau, nếu tính năng xuất từng người, thì dân Nhật và các dân khác ở Á Châu không khác nhau bao nhiêu, nhưng khi tính năng xuất của một tập thể thì năng xuất của một tập thể Nhật có khuynh hướng cao hơn hẳn các tập thể khác. Điều này thể hiện tính đồng đội (team work) cao của lao động Nhật Bản. Và tinh thần đồng đội của lao động Nhật đã được hun đúc từ tuổi ấu thơ vậy.
Ở nước ta, người lao động phần lớn thiếu kỷ luật và tinh thần đồng đội rất yếu so với lao động Nhật Bản. Ban đầu, người viết nghĩ rằng phần lớn thanh niên Việt Nam phải làm nghĩa vụ quân sự, thì sau đó, họ sẽ có tinh thần kỷ luật và tính đồng đội cao, nhưng có lẽ việc tập sống kỷ luật và luyện tinh thần đồng đội phải bắt đầu sớm hơn ngay từ những năm mầm non chăng?
Qua kinh nghiệm làm việc trong công ty liên doanh với Nhật, người viết thấy nhờ được cọ xát với các chuyên gia Nhật, công nhân viên Việt Nam cũng đã và đang nhanh chóng hấp thụ được tinh thần kỷ luật và tính đồng đội của họ.
Ngoài ra, để tập cho con em chúng ta tinh thần kỷ luật và tôn trọng luật pháp, điều tất yếu là người lớn chúng ta phải làm gương cho các em bắt chước.
Nước ta có nền văn hóa chịu ảnh hưởng Nho giáo và Phật Giáo rất gần với Nhật Bản. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng học hỏi và áp dụng linh hoạt kinh nghiệm của họ. Ngoài việc sửa soạn hành trang vào đời cho thanh thiếu niên, sự khuyến khích các họat động khoa ngọai như sinh hoạt CLB sẽ tạo được sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên vừa chơi vừa tập luyện, giúp họ bớt bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.
Khi trở về quê hương làm việc cuối năm 1992, người viết hơi buồn khi thấy người mình từ người lớn tới trẻ em, phần lớn đều không tôn trọng luật giao thông. Họ thản nhiên đi xe đạp, xe gắn máy hàng hai hàng ba đôi khi hàng tư mặc dù đường hẹp. Khi đèn đỏ rồi mà nếu không có cảnh sát giao thông, thì dù có xe cộ giao thông hay không, họ (gồm lái xe con, xe gắn máy, xe đạp và đi bộ) cũng cứ xông bừa sang đường.
Ban đầu người viết tưởng chỉ những người già, không biết luật giao thông mới vi phạm, nhưng sau khi quan sát thêm, thì thấy ngay cả thanh niên học sinh, lẽ ra phải là những người tiên phong trong việc tuân thủ luật giao thông, lại thản nhiên vi phạm! Trẻ em thấy người lớn vi phạm như vậy cũng bắt chước đi hàng hai hàng ba và vượt đèn đỏ!
Đáng buồn hơn là việc ném rác từ trên xe xuống đường. Nhờ viện trợ ODA của Nhật Bản, Hàn quốc, v.v. quốc lộ nước ta hiện khá khang trang, vậy mà người đi xe lại nhẫn tâm làm ô uế. Người viết thực sự xấu hổ khi đi chung với các bạn người Nhật và chứng kiến cảnh ném rác bừa bãi này. Hình như người mình coi đường phố như của riêng, thậm chí còn thấp hơn của riêng, muốn làm gì thì làm, miễn không bị cảnh sát bắt phạt là được.
(Theo Người viễn xứ)
Ở Nhật, ngoài các trường mầm non, còn có các nhà giữ trẻ chăm sóc các cháu bé dưới ba tuổi để các bà mẹ trẻ có thể tiếp tục làm việc.
Trẻ em Nhật tròn 6 tuổi sẽ bắt đầu theo học năm thứ nhất bậc tiểu học trong 6 năm, sau đó là 3 năm bậc trung học cơ sở và 3 năm phổ thông, tổng cộng là 12 năm. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (tương đương với tú tài Việt Nam) sẽ được quyền dự thi vào các trường đại học.
Ngay từ những năm ở trường mầm non, trẻ em Nhật Bản đã bắt đầu học tập phong cách sống tập thể, biết tôn trọng kỷ luật và pháp luật. Các em tự bầu ra lớp trưởng, thường là em sinh sớm nhất (nhiều tháng tuổi nhất). Cô giáo chỉ thị cho lớp trưởng, rồi lớp trưởng điều hành các công tác chung.
Tỉ dụ khi đi công viên chơi chung, mặc dù có cô giáo đi kèm, lớp trưởng vẫn cầm cờ giao thông dẫn đầu, rồi các em xếp hàng hai đi theo. Tới ngã tư khi phải sang đường, lớp trưởng sẽ chờ tín hiệu đèn xanh rồi mới ra lệnh cho các em sang đường. Gặp đèn đỏ thì dù không có xe cộ giao thông, các em cũng ngừng lại chờ.
Nhờ được tập luyện từ thời thơ ấu như vậy, hầu hết người Nhật đều triệt để tuân thủ luật giao thông.
Khi trở về quê hương làm việc cuối năm 1992, người viết hơi buồn khi thấy người mình từ người lớn tới trẻ em, phần lớn đều không tôn trọng luật giao thông. Họ thản nhiên đi xe đạp, xe gắn máy hàng hai hàng ba đôi khi hàng tư mặc dù đường hẹp. Khi đèn đỏ rồi mà nếu không có cảnh sát giao thông, thì dù có xe cộ giao thông hay không, họ (gồm lái xe con, xe gắn máy, xe đạp và đi bộ) cũng cứ xông bừa sang đường.
Ban đầu người viết tưởng chỉ những người già, không biết luật giao thông mới vi phạm, nhưng sau khi quan sát thêm, thì thấy ngay cả thanh niên học sinh, lẽ ra phải là những người tiên phong trong việc tuân thủ luật giao thông, lại thản nhiên vi phạm! Trẻ em thấy người lớn vi phạm như vậy cũng bắt chước đi hàng hai hàng ba và vượt đèn đỏ!
Đáng buồn hơn là việc ném rác từ trên xe xuống đường. Nhờ viện trợ ODA của Nhật Bản, Hàn quốc, v.v. quốc lộ nước ta hiện khá khang trang, vậy mà người đi xe lại nhẫn tâm làm ô uế. Người viết thực sự xấu hổ khi đi chung với các bạn người Nhật và chứng kiến cảnh ném rác bừa bãi này. Hình như người mình coi đường phố như của riêng, thậm chí còn thấp hơn của riêng, muốn làm gì thì làm, miễn không bị cảnh sát bắt phạt là được.
Phong cách sống trong tập thể được vun sới thêm ở bậc tiểu học và trung học. Ngoài việc học tập các môn học theo chương trình của bộ giáo dục Nhật, các em được khuyến khích gia nhập một hoặc hai câu lạc bộ (CLB) gồm các CLB thể dục thể thao như bơi lội, bóng chày (Baseball), bóng đá, thể dục thẩm mỹ, quyền Anh, Karate, Nhu đạo v.v… và các CLB khác như CLB nói tiếng Anh, tiếng Pháp, CLB cờ tướng Nhật, cờ vây (cờ Gô), CLB khiêu vũ, CLB tranh biện (cho các em thích diễn thuyết) v.v… Các CLB thể thao này là lò luyện các tuyển thủ quốc gia ở Nhật. Các CLB tranh biện là lò luyện các chính trị gia tương lai.
Ở bậc đại học cũng vậy, sinh viên thường gia nhập một hoặc hai CLB thích hợp với sở thích của mình. Bản thân người viết cũng đã gia nhập CLB bóng bàn của Đại học Ngoại ngữ Tokyo và CLB khiêu vũ của Đại học Tokyo.
Việc luyện tập trong các CLB này rất nghiêm túc. Tỉ dụ như tại CLB bóng bàn, một tuần tập hai buổi mỗi buổi khoảng 3 - 4 giờ, bắt đầu bằng một giờ tập thể dục cơ bản gồm thể dục toàn thân, nhẩy ếch, chạy ma ra tông... nhằm tăng cường thể lực, sau đó học các tư thế đánh và đỡ bóng, cách giao bóng v.v…, mỗi tư thế phải tập đánh khống hàng ngàn lần đến khi nhuyễn mới thôi, cuối cùng mới thực sự tập đánh bóng bàn.
Cuối mỗi buổi tập là sinh hoạt CLB trong đó các thành viên bàn luận về chương trình phát triển CLB gồm việc tuyển lựa và kêu gọi các thành viên mới tham gia CLB, tổ chức đấu giao hữu với các CLB bạn, tổ chức tập huấn tập trung kết hợp với các kỳ nghỉ trong năm v.v…
CLB thường bầu ra một tổ trưởng, một thủ quỹ và một thư ký, bộ ba này sẽ điều hành tất cả các hoạt động của CLB. Các chức vụ này có nhiệm kỳ là một năm và thường không được tái nhiệm.
Sinh hoạt như vậy, học sinh/sinh viên Nhật tập làm lính biết nghe lệnh thượng cấp, và tập cả cách lãnh đạo nữa. Tóm lại, CLB là một mô hình xã hội nhỏ giúp thanh niên Nhật học tập tinh thần kỷ luật và tính đồng đội.
Nhờ tập luyện nghiêm túc như vậy, nên chỉ sau 9 tháng chuyên cần tập luyện, từ một tay vợt hạng bét, người viết đã giành cúp vô địch đơn trong giải bóng bàn do Hội quán sinh viên châu Á tổ chức năm 1965.
Sinh hoạt trong các CLB này ngoài việc nâng cao kiến thức và tài năng, còn tạo một quan hệ tiền bối (người lớp trên; senior) - hậu bối (người lớp dưới; junior) tốt. Người lớp trên tận tình giúp đỡ người lớp dưới trong việc học tập và tập luyện.
Quan hệ này và tình bạn phát sinh từ sinh hoạt CLB là hành trang giúp học sinh/sinh viên Nhật có cơ hội thành công trong xã hội sau khi tốt nghiệp. Tình bạn có được từ sinh hoạt CLB thường lâu bền kéo dài suốt cuộc đời người học sinh.
Trong đời sống xã hội, các tiền bối luôn hết lòng giúp đỡ các hậu bối trong mọi hoàn cảnh. Điều này giúp họ thăng tiến và thành đạt trong xã hội. Người Nhật làm việc có hiệu quả tương đối cao vì họ đã quen đặt quyền lợi của tập thể lên trên quyền lợi riêng tư, sẵn sàng hợp tác với đồng liêu, y như họ đã hợp tác với đồng đội trong sinh hoạt CLB xưa kia. Thống kê cho thấy phần lớn những doanh nhân thành đạt của Nhật Bản là những học sinh/sinh viên đã tích cực tham gia các sinh hoạt CLB.
Tóm lại, đối với học sinh/sinh viên Nhật, sinh hoạt CLB giống như sinh hoạt trong gia đình mà tổ trưởng giữ vai trò trưởng gia tộc, và các thành viên là anh em họ hàng. Tương tự như vậy, các công ty Nhật Bản cũng có tính cách một gia đình, trong đó tổng giám đốc giữ vai trò trưởng gia tộc, và công nhân viên là thành viên của gia đình. Sự phồn vinh của công ty đồng nghĩa với sự thành công của gia tộc mà họ là thành viên.
Phần lớn người Nhật đều làm việc tận tâm và rất trung thành với công ty của họ. Giả sử trình độ học vấn ngang nhau, nếu tính năng xuất từng người, thì dân Nhật và các dân khác ở Á Châu không khác nhau bao nhiêu, nhưng khi tính năng xuất của một tập thể thì năng xuất của một tập thể Nhật có khuynh hướng cao hơn hẳn các tập thể khác. Điều này thể hiện tính đồng đội (team work) cao của lao động Nhật Bản. Và tinh thần đồng đội của lao động Nhật đã được hun đúc từ tuổi ấu thơ vậy.
Ở nước ta, người lao động phần lớn thiếu kỷ luật và tinh thần đồng đội rất yếu so với lao động Nhật Bản. Ban đầu, người viết nghĩ rằng phần lớn thanh niên Việt Nam phải làm nghĩa vụ quân sự, thì sau đó, họ sẽ có tinh thần kỷ luật và tính đồng đội cao, nhưng có lẽ việc tập sống kỷ luật và luyện tinh thần đồng đội phải bắt đầu sớm hơn ngay từ những năm mầm non chăng?
Qua kinh nghiệm làm việc trong công ty liên doanh với Nhật, người viết thấy nhờ được cọ xát với các chuyên gia Nhật, công nhân viên Việt Nam cũng đã và đang nhanh chóng hấp thụ được tinh thần kỷ luật và tính đồng đội của họ.
Ngoài ra, để tập cho con em chúng ta tinh thần kỷ luật và tôn trọng luật pháp, điều tất yếu là người lớn chúng ta phải làm gương cho các em bắt chước.
Nước ta có nền văn hóa chịu ảnh hưởng Nho giáo và Phật Giáo rất gần với Nhật Bản. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng học hỏi và áp dụng linh hoạt kinh nghiệm của họ. Ngoài việc sửa soạn hành trang vào đời cho thanh thiếu niên, sự khuyến khích các họat động khoa ngọai như sinh hoạt CLB sẽ tạo được sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên vừa chơi vừa tập luyện, giúp họ bớt bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.
Khi trở về quê hương làm việc cuối năm 1992, người viết hơi buồn khi thấy người mình từ người lớn tới trẻ em, phần lớn đều không tôn trọng luật giao thông. Họ thản nhiên đi xe đạp, xe gắn máy hàng hai hàng ba đôi khi hàng tư mặc dù đường hẹp. Khi đèn đỏ rồi mà nếu không có cảnh sát giao thông, thì dù có xe cộ giao thông hay không, họ (gồm lái xe con, xe gắn máy, xe đạp và đi bộ) cũng cứ xông bừa sang đường.
Ban đầu người viết tưởng chỉ những người già, không biết luật giao thông mới vi phạm, nhưng sau khi quan sát thêm, thì thấy ngay cả thanh niên học sinh, lẽ ra phải là những người tiên phong trong việc tuân thủ luật giao thông, lại thản nhiên vi phạm! Trẻ em thấy người lớn vi phạm như vậy cũng bắt chước đi hàng hai hàng ba và vượt đèn đỏ!
Đáng buồn hơn là việc ném rác từ trên xe xuống đường. Nhờ viện trợ ODA của Nhật Bản, Hàn quốc, v.v. quốc lộ nước ta hiện khá khang trang, vậy mà người đi xe lại nhẫn tâm làm ô uế. Người viết thực sự xấu hổ khi đi chung với các bạn người Nhật và chứng kiến cảnh ném rác bừa bãi này. Hình như người mình coi đường phố như của riêng, thậm chí còn thấp hơn của riêng, muốn làm gì thì làm, miễn không bị cảnh sát bắt phạt là được.
(Theo Người viễn xứ)
Có thể bạn sẽ thích