THÁNG 2 Ở NHẬT BẢN
Ở NB, tháng 2 là tháng lạnh nhất trong năm. Ở Hokkaido [font=MS ゴシック]([/font][font=MS Pゴシック]北海道 [/font][font=MS ゴシック]) [/font]và vùng biển NB [font=MS ゴシック]( [/font][font=MS Pゴシック]日本海側 [/font][font=MS ゴシック])[/font], do tuyết rơi rất nhiều nên ng` ta thường tổ chức lễ hội tuyết [font=MS Pゴシック](雪まつり ) [/font]trong đó nổi tiếng nhất là lễ hội tuyết ở vùng Sapporo [font=MS ゴシック]( [/font][font=MS Pゴシック]札幌 [/font][font=MS ゴシック])[/font]. Tại đây, người ta thường đắp những ngôi nhà và những hình người băng tuyết cao đến vài mét. Không chỉ có ng` Nhật mới tham gia lễ hội này mà còn có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến từ khắp mọi nơi trên thế giới cũng tham gia. Thời gian này cũng là lúc ng` NB nô nức kéo nhau đi trượt tuyết.
Nếu như ở VN, tháng 6 là mùa thi thì ở NB, tháng 2 này là lúc các truờng phổ thông, đại học, cao đẳng bắt đàu mùa tuyển sinh ([font=MS Pゴシック]受験 シーズン [/font]) Các kỳ thi này có tính cạnh tranh rất quyết liệt vì vậy ng` ta thường gọi đó là ” [font=MS Pゴシック]受験地獄 [/font]”[font=MS Pゴシック]( じゅけんじごく )([/font]từ này tớ không biết dịch như thế nào nhưng từ [font=MS Pゴシック]地獄 [/font]có nghĩa là địa ngục a' )
Ngày 3-2 được gọi là ngày trước ngày lập xuân [font=MS Pゴシック]節分 (せつぶん)[/font]Đây là ngày giao mùa giũa mùa đông và mùa xuân. Theo quan niệm của ng` NB, đây là ngày xua đuổi tà ma và đón một mùa xuân mới đến, do vậy để đuổi tà ma, họ có làm một nghi lễ nhỏ gọi là [font=MS Pゴシック]豆まき (まめまき)[/font]. Khi trời tối,tất cả các gia đình tụ tập nhau lại, vừa ăn đậu ([font=MS Pゴシック]豆[/font]) vừa nói " [font=MS Pゴシック]鬼は そと 福は 内 [/font]" . Họ tin rằng nếu mỗi ng` ăn số hạt đậu bằng đúng số tuổi của mình, họ sẽ có được sức khoẻ dồi dào trong suốt một năm.
Ngày 4-2 được gọi là ngày lập xuân " [font=MS Pゴシック]立春 [/font]" [font=MS Pゴシック]りっしゅん [/font])
Hoa mai [font=MS Pゴシック]梅 (うめ )[/font]và hoa thuỷ tiên [font=MS Pゴシック]水仙の花 (すいせんのはな )[/font]cũng bắt đầu nở[font=MS Pゴシック]。[/font]Từ trung tuần tháng 2 trở đi thì có gió nồm đầu xuân [font=MS Pゴシック]春一番 (はるいちばん [/font]), báo hiệu một mùa xuân mới lại đến
THÁNG 3 Ở NHẬT BẢN
Trong tiếng Nhật cổ, tháng 3 còn gọi là "[font=MS Pゴシック]弥生[/font]" ( yayoi ), có nghĩa là sự trưởng thành.
Lễ hội đàu tiên trong tháng 3 là " [font=MS Pゴシック]ひなまつり[/font]"( (hinamatsuri ), diễn ra vào ngày 3/3 . Tại các gia đình có con gái, để cầu mong sụ may mắn đến cho con mình, cha mẹ thường trang trí những con búp bê [font=MS Pゴシック]ひな人形 [/font]trong nhà, mời gia đình họ hàng đến cùng thưởng thức những món ăn truyền thống như [font=MS Pゴシック]ちらし寿司 [/font]( chirashizushi ) [font=MS Pゴシック]はまぐりの吸い物 [/font]v.v.v.....( búp bê [font=MS Pゴシック]ひな人形 [/font]xuất hiện vào khoảng giữa thời kỳ Edo ( 1603-1867 ). Búp bê được làm với một kỹ thuật vô cùng cầu kỳ và tinh xảo, thường được xếp lên một chiếc giá có trải thảm đỏ và đặt tại một vị trí rất trang trọng trong nhà. Một giá có khoảng 15 con búp bê, giá trên cùng là dành cho búp bê NHa` vua, va Hoàng hậu, tiếp theo là hình búp bê của 3 thị nữ, 5 nhạc công, 2 lão quản gia và 3 vệ sĩ. Ngoài ra còn có một số đò trang trí khác như cây hoa anh đào, cây cam, xe ngựa...v.v..)
lễ hội [font=MS Pゴシック]ひなまつり [/font]thực chất là một lễ hội với ý nghĩa giúp cho con ng` tránh được sự đe doạ của ma quỷ. Mỗi một người sẽ tự làm một bức tượng nhỏ hoặc một con búp bê có bề ngoài giống với bề ngoài của mình, sau đó đem thả trôi sông, hi vọng rằng tất cả những tà ma sẽ trôi hết đi.
Ngoài ra, ngày 3/3 còn gọi là ngày " [font=MS Pゴシック]耳の日[/font]". Trong tiếng Ả rập, só 3 có cách viết giống như hình cái tai, còn trong tiếng Nhật, số 3 cũng có cách đọc là " [font=MS Pゴシック]み [/font]", vì thế người Nhật chọn ngày mùng 3 tháng 3 ( 3[font=MS Pゴシック]月[/font]3[font=MS Pゴシック]日 [/font]3-3 [font=MS Pゴシック]み [/font]- [font=MS Pゴシック]み [/font]) là ngày để tất cả mọi người quan tâm hơn về đôi tai - của mình. Tương tự như vậy, ở NB, ngày 4 tháng 6 ( 6[font=MS Pゴシック]月[/font]4[font=MS Pゴシック]日 [/font]6-4 [font=MS Pゴシック]む [/font]- [font=MS Pゴシック]し [/font]) là ngày " toàn dân chống sâu răng " , ngày 7 tháng 8 ( [font=MS Pゴシック]8月7日 [/font]8-7 [font=MS Pゴシック]は [/font]- [font=MS Pゴシック]な )[/font]là ngày " toàn dân chống bệnh về mũi "
Một năm học ở NB bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3, do đó vào tháng này trên khắp các trường học ở NB đều diễn ra lễ trao bằng tốt nghiệp cho học sinh. Sau đó các trưòng học sẽ bước vào kỳ nghỉ xuân.
Giống như các trường học, vào tháng này các xí nghiệp, công ty, ngân hàng....cũng tổng kết một năm tình hình tài chính của mình. Do đó, có rất nhiều người chọn thời điểm này để thay đổi hoặc bắt đàu một công việc mới.
Đêm 12/3, ở khu thành cổ [font=MS Pゴシック]奈良 [/font]( Nara ) diễn ra lê hội nước thiêng " [font=MS Pゴシック]お水取り [/font]" ( có từ thế kỷ 18 ) Đây là một trong những lễ hội lớn báo hiệu mùa xuân sang ở vùng [font=MS Pゴシック]関西 [/font]( kansai ), Nhật Bản. Lễ hội bắt đàu vào khoảng 12h đêm ngày 12/3. Tại khu hành lang chính của đền thờ, các thầy tu giương cao những bó đuốc sáng rực, thỉnh thoảng lại đung đưa để những tia lửa bắn xuống hàng nghìn các tín đồ đang đứng ở phía dưới. Người ta tin rằng nếu ai " chộp" được một tia lửa từ các bó đuốc đó thì sẽ tránh được sự đe doạ của ma quỷ và bệnh tật trong suốt một năm. Đến khoảng 2h đêm, một thầy tu sẽ rước đuốc về phía " Giếng Thiêng " ( Wakasai Well ), bên trong đền thờ. Vị thầy tu này có nhiệm vụ lấy một bình nước từ " Giếng Thiêng " và đem dâng lên Phật Tổ.
Ngày 21/3 là ngày " Xuân phân " ( [font=MS Pゴシック]春分の日 [/font]). Đây là ngày mà ban ngày và ban đêm dài như nhau. Cũng giống như ở VN, lúc này cũng là lúc người NB rủ nhau đi tảo mộ.
THÁNG 4 Ở NHẬT BẢN
Thời tiết đã bắt đầu ấm dần lên, tuy nhiên một số vùng ở Hokkaido và vùng touhoku ( Đông Bắc ) vẫn còn tuyết. Ở phía Nam của vùng Kantou, hoa anh đào đã bắt đầu nở.
Ở NB, tháng 4 là tháng bắt đầu một năm học mới. Các trường học tổ chức lễ khai giảng ( [font=MS Pゴシック]始業式 [/font]) và đón các học sinh mới.
Các công ty cũng tổ chức đón tiếp các nhân viên mới. Giám đốc mỗi công ty đều có một vài lời chào hỏi, động viên đối với các nhân viên mới này. Các nhân viên mới trước và sau khi chính thức được nhận vào làm ở công ty, đều phải trải qua một thời gian tập sự ( ít nhất là 3 ngày, nhiều nhất là 3 tháng ). Trong thời gian này, họ sẽ được tìm hiểu về bộ máy điều hành của công ty, về chế độ bảo hiềm và các nghi thức cũng như cách cư xử trong nội bộ công ty.
Tháng 4 cũng là tháng bắt đầu một mùa giải bóng chày (yakyu ). Bóng chày là môn thể thao phổ biến và ưa chuộng nhất ở NB. Bóng chày du nhập vào NB khoảng năm 1873. Tuy nhiên, đến năm 1937, nó vẫn chỉ là một bộ môn trong các trường học. Phải đến sau chiến tranh TG thứ 2, khi mà nền văn hoá Mỹ ố ạt tràn vào NB thì bongs chày mới thực sự phổ biến.
Lúc này ng` NB cũng bắt đàu nô nức kéo nhau đi xem hoa anh đào nở ( ohanami ) . Do ở phía Nam Okinawa, thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyushyu, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở. Khoảng một tuần sau đó thì hoa tàn.
Ngày 29/4 là ngày " [font=MS Pゴシック]みどりの日 [/font]".
món ăn đó, ngoài cách gọi là " [font=MS Pゴシック]巻き寿司 [/font]" ( makisushi ), ở vùng [font=MS Pゴシック]関西 [/font](Kansai ) người ta còn gọi là "[font=MS Pゴシック]海苔巻き[/font]" (norimaki ), vì nó được làm từ rong biển ( [font=MS Pゴシック]海苔 [/font]- nori )> Phong tục này chỉ có ở vùng Kansai ( Osaka - nơi nonbili đang sống là trung tâm của Kansai ) . Vào ngày lễ đuổi Oni ( [font=MS Pゴシック]鬼 [/font]), 2/3, mỗi người cầm một " norimaki ", nhắm mắt lại và chĩa về một hướng, hướng này gọi là " hướng cầu may " ( [font=MS Pゴシック]恵方 [/font]- ehou ), để cầu mong sức khoẻ và tránh được tà ma trong suốt một năm. " Hướng cầu may " được qui định theo 12 con giáp[font=MS Pゴシック]、[/font]khác nhau tuỳ theo từng năm. Năm nay là hướng Bắc- Tây Bắc ( [font=MS Pゴシック]北北西)
[/font]Thông thường thì khi ăn Sushi, người ta cắt nhỏ ra rồi mới ăn, nhưng vào ngày này người ta lại để nguyên cả chiếc, ko cắt. Bởi vì họ quan niệm rằng cắt Sushi cũng là cắt đi may mắn, hạnh phúc. Ngoài ra, do Sushi nhìn trông giống như chiếc gậy của quỷ sứ, nên ăn cả chiếc Sushi có nghĩa là lấy mất đi " bảo bối " của quỷ.
THÁNG 5 Ở NHẬT BẢN
Thời tiết tháng 5 rất đẹp, tiết tròii mát mẻ. Vì vậy tháng 5 là thời điểm hợp nhất để tổ chức các hoạt động thể thao hoặc đi tham quan, du lịch.
Ngày 1/5 là ngày May Day ( Quốc tế lao động ). ở khắp các công ty, xí nghiệp nhà máy đều diễn ra các hoạt động meeting, chúc mừng.
Tiếp theo là 3 ngày lễ liên tiếp : mùng 3 là ngày hiến pháp " [font=MS Pゴシック]憲法記念日 [/font]" , mùng 4 là ngày Quốc dân " [font=MS Pゴシック]国民の休日 [/font]", mùng 5 là ngày trẻ em " [font=MS Pゴシック]子供の日 [/font]"
Từ ngày " midorinohi " ( 29/4 ) cho đến ngày lễ trẻ em ( 5/5), do có nhiều ngày lễ liên tiếp, nên người Nhật được nghỉ luôn từ 29/4 đến hết ngày 5/5. Người ta gọi đây là tuần lễ vàng " Golden week " . Mọi người cùng gia đình bạn bè tổ chứ đi du lịch, tham gia các hoạt động thể thao...v.v.... Cần phải nói thêm rằng người Nhật là người rất thích đi du lịch nước ngoài. Ước tính hàng năm có khoảng hơn 10 triệu lượt người NB đi ra nước ngoài du lịch. Họ đi trước hết là để giải toả những mệt mỏi, căng thẳng trong công việc. Hơn nữa vì giá cả ở NB rất đắt đỏ nên đi du lịch nước ngoài rẻ hơn nhiều so với đi du lịch trong nước.
Ngày lễ trẻ em ( 5/5 ), còn gọi là ngày tết Đoan Ngọ " [font=MS Pゴシック]端午の節句 [/font]". Trước kia, đây là ngày lễ để cầu chúc cho sự trưởng thành của các bé trai, nhưng bây giờ đã trở thành ngày cầu chúc cho cả bé trai lẫn bé gái. Tại các nhà có bé trai, cha mẹ dựng cờ cá chép " [font=MS Pゴシック]こいのぼり [/font]" trước cổng nhà. Điều này xuất phát từ một truyền thuyết của Trung Quốc về những con cá chép vượt sông để biến thành rồng. Còn bên trong nhà, họ trang trí búp bê hình các chiến binh " [font=MS Pゴシック]五月人形 [/font]", và mũ chiến binh " [font=MS Pゴシック]かぶと[/font]" với hi vọng rằng lớn lên các bé trai sẽ khoẻ mạnh và dũng cảm như những chiến binh. Ngoài ra các gia đình còn cùng nhau đi tắm ở suối nước nóng. Món ăn thưòng ăn trong ngày này là " [font=MS Pゴシック]ちまき [/font]" và " [font=MS Pゴシック]しわもち [/font]", ( loại bánh gần giống như bánh dày của VN "
Ngày Chủ nhật thứ 2 trong tháng là ngày Mother's Day " [font=MS Pゴシック]母の日 [/font]". Trong ngày này, con cái thường tặng mẹ hoa cẩm chướng đỏ ( carnation ) và những món quà nho nhỏ để bày tỏ lòng kính yêu mẹ.
Thăng năm cũng là lúc cây chè bắt đầu mùa lá mới. Loại trà được chế biến từ những chiếc lá đầu tiên này có mùi vị rất thơm ngon.
THÁNG 7 Ở NHẬT BẢN
Cũng giống như ở VN, ở NB tháng 7 cũng là lúc để mọi người đi nghỉ mát, tắm biển hoặc leo núi.
Ngày 7/7 là ngày Thất Tịch ( [font=MS Pゴシック]七夕 [/font]tanabata ). Theo một truyến thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày 7/7 là ngày duy nhất trong năm mà Ngưu Lang và Chức Nữ có thề gặp nhau trên dải Ngân Hà. Vào ngày này, trẻ em Nhật Bản cắt những mảnh giấy nhỏ, đầy đủ màu săc, viết những điều ước của mình lên đó rồi treo lên một cành tre to.
Trong khoảng thời gian từ 1 đến 15/7 , người Nhật có phong tục tặng quà để bày tỏ lòng cảm ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Phong tục này được gọi là " [font=MS Pゴシック]お中元 [/font]" ( ochyugen ). Những món quà được ưa dùng trong dịp này thường là đồ uống, thực phẩm, hoa quả, bánh kẹo...v.v...Thậm chí người ta còn tặng nhau cả phiếu để ăn kem hoặc uống bia.
Từ trung tuần tháng 7 cho đến đầu tháng 8, người Nhật thường gửi cho bạn bè, người thân những bưu thiếp để hỏi thăm tình hình sức khoẻ của nhau ( [font=MS Pゴシック]暑中見舞い[/font]) Trong bưu thiếp thường có câu " [font=MS Pゴシック]暑中お見舞い申し上げます [/font]" ( có nghĩa là " Thời tiết thật là nóng nực phải không? Bạn vẫn khoẻ chứ? " )
Khoảng ngày 20/8 học sinh, sinh viên bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Nhưng đối với các học sinh sắp thi vào cấp 3 hoặc thi đại học thì đây là lúc cam go nhất. Các lò luyện thi ([font=MS Pゴシック]塾 [/font]zyuku ),từ sáng đến tối lúc nào cũng đông nghịt những học sinh đi luyện thi.
THÁNG 8 Ở NHẬT BẢN
Thời tiết trong tháng 8 nói chung rất dễ chịu và mát mẻ.
Ngày 6/8 ở Hiroshima, ngày 9/8 ở Nagasaki là ngày tưởng nhớ đến 2 vụ ném bom nguyên tử của đế quốc Mỹ xuống NB vào cuối Thế Chiến thứ 2.
Ngày 15/8, là ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh, ở khắp mọi nơi người ta tổ chức các cuộc mitting, hội nghị để cầu chúc hoà bình cho thế giới.
Tháng 8 là tháng có lễ hội Obon nổi tiếng của Nhật. Lễ hội Obon, theo như đạo Phật là lễ hội để đón linh hồn của tổ tiên về thăm gia đình, diễn ra khoảng từ 13 đến 15 hàng tháng. Để đón linh hồn của tổ tiên, người ta đặt ở trước cửa nhà một con ngựa được làm từ các loại rau, và đốt một đống lửa nhỏ gọi là mukaebi. Ngoài ra, có nơi người ta còn tổ chức nhảy múa Obonodori và bắn pháo hoa. Vào ngày 16, khi lễ hội Obon kết thúc, người ta thay mukaebi bằng okuribi để đưa tiễn linh hồn của các tổ tiên. Cũng có nơi người ta tiễn đưa bằng cách thả những chiếc đèn lồng xuống sân.
Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội Obon, các công ty, xí nghiệp đều được nghỉ. Các nhân viên tranh thủ về quê thăm gia đình hoặc đi du lịch đây đó.
Trong tháng 8 cũng diễn ra đại hội bóng chày của các trường cấp 3 trên toàn quốc.
THÁNG 9 Ở NHẬT BẢN
Hầu hết tất cả các trường học ở Nhật đều bắt đầu học kỳ 2 từ ngày 2/9, sau gần 2 tháng nghỉ hè ( 20/7 )
Ngày 1/9 là ngày phòng tránh hoả hoạn ( bousainohi ). Vào ngày 1/9/1923, một trận động đất lớn ( 7.9 ~ 8.2 độ ) đã xảy ra ở vùng Kanto, làm 99 331 người bị thiệt mạng, 43 476 người mất tích, 103 733 người bị thương, 128 266 ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn......Kể từ đó chính phủ NB đã lấy ngày 1/9 hàng năm là ngày để tất cả các trường học, công sở, thành phố, địa phương tổ chức huấn luyện lánh nạn và phòng tránh hoả hoạn khi có động đất xảy ra.
Về thời tiết, tháng 9 là tháng có nhiều bão đến. Bão khiến cho cây cối bị đổ, mùa màng bị thất bát. Khoảng đầu tháng 9, do luồng khí áp cao ở biển Thái Binh Dương còn mạnh, nên các ngày nắng nóng vẫn còn, nhưng từ khoảng trung tuần trở đi, nhiệt độ buổi sáng và ban đêm đã hạ xuống.
Từ ngày xưa người Nhật coi trăng trong khoảng thời gian này là đẹp nhất, tròn nhất trong một năm ( chushunomeigetsu ). Buổi tối, họ thường ngồi ngắm trăng ( otsukimi ), ăn bánh dày ( dango ), susuki, rượu nho, hạt dẻ..v.v. phong tục này được du nhập từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 10. ( giống như tết Trung Thu của VN ).
Bên cạnh đó, không giống như quan niệm của người VN, trên mặt trăng có chú Cuội, chị Hằng, người NB nhìn lên mặt trăng và tưởng tượng ra đó là hình ảnh một chú thỏ đang giã gạo. gần đây, do các toà nhà cao tầng mọc lên như nấm, khó có thể ngắm trăng được, thêm vào đó cuộc sống, công việc bận rộn, không có nhiều thời gian nên sồ người còn giữ phong tục ngắm trăng càng ngày càng ít đi.
Ngày 15/9 là ngày lễ người cao tuổi ( keirounohi ) Bắt đầu từ năm 1966 ngày nay chính thức được công nhận là ngày lễ quốc gia. Mọi người cùng đến thăm ông bà, cha mẹ và những người cao tuổi mà mình biết để bày tỏ lòng cảm tạ.
Cũng giống như một số nước khác, người Nhật cũng tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, cha mẹ. Ngoài lễ thượng thọ vào các năm 60, 70, 80, 90 tuổi ra, người Nhật còn tổ chức kỷ niệm vào các năm 66, 77, 88, 99 vì họ tin rằng sự lặp lại của 2 chữ số có nghĩa là may mắn được nhân đôi.
THÁNG 10 Ở NHẬT BẢN
Ngày 1/10 là ngày thay đổi từ đồng phục mùa hè sang đồng phục mùa đông ( koromogae )
Ngoài ra từ ngày 1/10 tại các nhà ga, công ty, trường học, phong trào quyên góp tiền cũng bắt đầu. Phong trào này được gọi là " akaihanekyodoubokin " ( the red feather community chest campaign ). Phong trào này có nguồn gốc từ Châu Âu, du nhập vào NB năm 1948. Ở Châu Âu, chiếc lông vũ màu đỏ là biểu trưng cho sự công bằng và lòng dũng cảm ( theo như câu chuyện về Robin Hood ). Bất cứ ai bỏ tiền vào hộp quyên góp đều được tặng một chiếc lông vũ màu đỏ đeo trước ngực
Ngày 10/10 là ngày đại hội thể dục thể thao ( taiikunohi ). Ngày 10/10/1964 thế vận hội Olympic được tổ chức Châu Âu, kể từ đó trở đi, người ta lấy ngày này là ngày diễn ra các đại hội thể thao ở các trường học và các khu phố. Khoảng từ trung tuần trở đi có giải đua ngựa và bóng chày chuyên nghiệp.
Về thời tiết, thời tiết tháng 10 nói chung là ôn hoà, không nóng cũng ko lạnh. Vì thế đây là thời điểm thích hợp để đi du lịch hoặc picnic. Cả gia đình có thể cùng nhau lên núi nhặt hạt dẻ hoặc vào các vườn cây hái các loại hoa quả tươi của mùa thu như lê, hồng...v.v.v
Một đặc điểm nữa là tháng 10 có rất nhiều lễ cưới, nhất là vào ngày lành tháng tốt như ngày Đại An ( taian ).
Nói thêm một chút về lễ cưới người Nhật, ngày xưa, trong lễ cưới người Nhật coi trọng việc tiếp đãi quan khách là chủ yếu vì vậy một lễ cưới thường kéo dài 3 ngày 3 đêm. ngày nay, lễ cưới chỉ gói gọn trong vòng một ngày nhưng cũng không kém phần long trọng, có đầy đủ cả bánh gatô và nến giống như phương Tây.
Ngày này người Nhật tổ chức lễ cưói theo 3 hình thức :
+ Theo nghi thức của Đạo Thần ( 47,6 % ) : Số người được mời đến tham dự lễ cưới tại đền thờ không nhiều, chỉ giới hạn trong họ hàng và bạn bè thân tín. Sau khi thầy tu đọc một bài kinh cầu chúc cho đôi uyên ương, 2 người sẽ tiến hành một nghi lễ nhỏ gọi là " san san ku do " - cô dâu chú rể trao đổi với nhau, mỗi người 3 chén rượu sake với ý nghĩa 3 nhân 3 là chín - tức là họ sẽ bên nhau mãi mãi ( vĩnh cửu ). Các vị khách mời sau đó cũng làm như vậy để thắt chặt thêm mối quan hệ giữa 2 gia đình.
+ Theo nghi thức của Đạo Thiên Chúa Giáo ( 46,8 % ) . để tổ chức theo nghi thức này, không bắt buộc cả 2 người đều phải theo đạo thiên chúa. Họ làm như vậy đơn giản chỉ vì họ muốn có một lễ cưới của riêng 2 người, chứ không muốn một lễ cưới ồn ào, tốn kém. 2 người có thể tự chọn một nhà thờ nào đó, mời cha mẹ và một số ít họ hàng, bạn bè đến tham dự.
+ Theo nghi thức của Đạo Phật ( 1,8 % ) Nhà sư, sau khi đọc một bài kinh thì trao cho cô dâu một chuỗi tràng hạt màu trắng, chú rể một chuỗi màu đỏ. Sau đó tất cả mọi người cùng vui vẻ uồng rượu sake để chúc mừng đôi bạn trẻ
THÁNG 11 Ở NHẬT BẢN
Vào tháng 11, thời tiết bắt đầu se lạnh. Ở các vùng, lá cây đã chuyển dần sang màu đỏ. Đi nhặt lá đỏ ( momijigari ) là cũng một thú vui của người Nhật trong tháng này.
Ngày 3/11 là ngày hội văn hóa ( bunkanohi ), mọi người đều được nghỉ. Những người đạt thành tích cao trong các lĩnh vực nghệ thuật hoặc trong học tập sẽ được trao thưởng huân chương ở Hoàng Cung. Bộ giáo dục là cơ quan xem xét và lựa chọn ra người được nhận huân chương.
Ngày 15/11 là ngày [font=MS Pゴシック]七五三 [/font]( shichi go san ). Các bé trai 5 tuổi, bé gái 3 và 7 tuổi và đi lễ ở các đền thờ để tạ ơn trời đất và cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc. Đối với các bé 3 tuổi, đây còn là ngày lễ đánh dấu việc các bé bắt đầu nuôi tóc dài. Còn đối với các bé trai 5 tuổi, và bé gái 7 tuổi, đây là dịp lễ để các bé diện những bộ áo kimono> Tất cả các bé đều cầm trên tay những chiếc kẹo Thiên Tuế ( Chitoseame ) đỏ hoặc trắng được làm từ bột mì tẩm đường, tượng trưng cho sức khoẻ và sự trường thọ.
Ngày 23/11 là ngày lễ Tạ ơn Lao Động ( kinroukansha ), cả nước đều được nghỉ.
Khoảng cuối tháng, tại các khu buôn bán ở Tokyo có hội chợ " [font=MS Pゴシック]酉の市 [/font]" . Mọi người đến đó mua một cái cào
( kumade ), cầu mong cho việc làm ăn buôn bán của mình được thuận buồm xuôi gió. Phong tục này bắt nguồn từ một lễ hội của người nông dân khi khu hoạch xong vụ mùa vào mùa thu. Họ mang một con gà đến các đến thờ cúng bái để tạ ơn trời đất. Đổi lại họ sẽ nhận được một cài bồ cào bởi vì cái bồ cào khiến người ta liên tưởng tới việc gặt hái được nhiều thành công và tiền bạc. Cùng với thời gian, ý nghĩa của lễ hội dần dần thay đổi, ngày nay nó là lễ hội của những người làm kinh doanh, buôn bán. Những chiếc bồ cào được trang trí với những biểu tượng về tiền bạc sặc sỡ được bày bán rất nhiều ở khu vực quanh đền thờ.
THÁNG 12 Ở NHẬT BẢN
Tháng 12, ngoài cách đọc là jyunigastu, còn có một cách đọc cổ là shiwasu ( [font=MS Pゴシック]師走 )[/font]. Chữ si có nghĩa là thầy tu, wasu có nghĩa là chạy. Điều này xuất phát từ việc ngày xưa, cứ đến dịp cuối năm là các thầy tu lại phải chạy như đèn cù để thăm nom các con chiên của mình ( để khi nào có thời gian, mình sẽ post lên cho mọi người về cách đọc khác của các tháng trong tiếng Nhật. )
Đầu tháng 12, các công ty NB đều phát tiền thưởng cho nhân viên ( một năm 2 lần phát thưởng, cuối tháng 6 và đầu tháng 12 ). Cũng giống như thói quen tặng quà " ogenchu " ở tháng 7, tháng 12 này, mọi người cũng gửi quà đến để cảm tạ những người đã giúp đỡ mình trong suốt năm qua. tập tục này được gọi là " [font=MS Pゴシック]お歳暮 [/font]" ( oseibo ).
Vào dịp này các cửa hàng lúc nào cũng nhộn nhịp khách mua hàng cho oseibo, Noel và cho năm mới.
Ngày 22/12 là ngày Đông chí, người ta thường ăn bí ngô và tắm nước cây yuzu ( tớ không tra được yuzu là cây như thế nào á ) vì họ tin rằng làm như vậy sẽ tránh được cảm lạnh.
Bắt đầu từ lúc này, các trường học sẽ bắt đầu bước vào kỳ nghỉ đông.
Ngày 23/12 là ngày sinh nhật Thiên Hoàng, cả nước đều được nghỉ.
Ngày 25/12 là Noel. tuy vẫn phải đi làm như bình thường nhưng rất nhiều người vẫn tổ chức party hoặc đi chơi vào ngày này, mặc dù họ không hề theo Đạo Thiên Chúa. Trên đường phố, trước các cửa hàng, người ta trang trí cây thông noel, bật bản nhạc của đêm giáng sinh và ăn bánh giáng sinh.
Khoảng thời gian này, nhiều nơi cũng tổ chức " [font=MS Pゴシック]忘年会 [/font]". Bonenkai là buổi họp mặt của các bạn bè, đồng nghiệp. Họ tụ tập nhau lại, tỗ chức liên hoan, nhậu nhẹt, hát karaoke để quên đi những điều không may của năm cũ ( từ bo là wasureru có nghĩa là quên đi ) .
Ngày 28/12 là ngày làm việc cuối cùng của các công ty trước khi bước vào kỳ nghỉ tết. Các nhà ga, sân bay trở nên đông đúc bởi những người về quê ăn tết hoặc đi du lịch nước ngoài vào dịp năm mới. Các gia đình cũng bận rộn với việc dọn dẹp nhà cửa và mua sắm cho ngày tết.
Ngày 31/3 là ngày tất niên [font=MS Pゴシック]大晦日 [/font]( oomisoka ). Buổi tối họ ăn món mì [font=MS Pゴシック]年越しそば [/font]( toshikoshisoba ) để cầu mong được sống lâu vì món mì này có sợi rất dài, tượng trưng cho sự trường thọ .
Đến 12h đêm, tivi truyền hình trực tiếp các lễ đánh chuông đón năm mới ở các đền thờ trên toàn quốc [font=MS Pゴシック]除夜の鐘 [/font]( zyoyanokane ). Theo như một phong tục có từ thời Nara, cứ đến đúng 12h, các đền thờ sẽ đồng loạt đánh 108 tiếng chuông để xua đuổi tà ma của năm cũ.
Sưu tầm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích