Ở Nhật Bản truyện tranh có khắp nơi nơi. Người ta có thể tìm thấy manga trên xe lửa, trong tiệm hớt tóc, nhà hàng, văn phòng công ty, các nhà xưởng, thẩm mỹ viện vv và vv. Nhiều hiệu sách bỏ ra phân nữa không gian để trưng bày manga và hẳn là không quên đề dòng chữ "không đọc ké". Đối với những ai chợt lên cơn ghiền manga vào nửa đêm thì đã có những cụm máy bán manga tự động có thể được tìm thấy hầu hết các thành phố lớn.
Thế nhưng tại sao chỉ Nhật Bản mà không phải nước nào khác phát triển truyện tranh với hiện tượng tầm cỡ như vậy ?
Chữ viết
Chữ viết của người Nhật đã tác động mạnh đến sự phát triển của manga. Người dân Nhật chịu ảnh hưởng phương thức thông tin qua hệ thống chữ viết của họ. Lối chữ họa văn được dùng ở Nhật đã thúc đẩy việc vẽ và viết. Mỗi ký tự dưới hình thức cơ bản nhất là một hình họa giản đơn đại diện sự vật cụ thể, khái niệm trừu tượng, cảm xúc hay hành động. Vì vậy nói chữ viết là hình vẽ thật cũng chẳng sai.
50 năm trước, Sergei Eisenstein, nhà làm phim Nga đã chỉ ra mối liên hệ giữa họa văn và cái mà ông gọi là tính “cinematic” nội tại của văn hóa Nhật Bản. Quá trình kết hợp nhiều họa hình để thể hiện những suy nghĩ, ông nói là một dạng của cấu trúc đã ảnh hưởng tất cả nghệ thuật Nhật Bản và ông cũng cho biết thêm việc nghiên cứu họa hình đã giúp ông hiểu thêm nguyên tắc dàn dựng tạo nền tảng cho việc làm phim. Osamu Tezuka từng tự bạch: "Tôi không coi là những hình vẽ - Tôi xem chúng là một dạng của chữ tượng hình....Thực chất, tôi không phải vẽ. Tôi viết một câu chuyện với những biểu tượng riêng biệt"
Lối thể hiện và cách đọc
Độ dài của truyện tranh Nhật Bản cho phép việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh thuần túy. Nhờ đó người đọc chỉ cần nhìn lướt qua từng trang để nắm bắt câu chuyện. Theo một biên tập viên của Shonen Magazine, trung bình mất khoảng 20 phút để đọc xong một cuốn tạp chí truyện tranh dày 320 trang. Một phép tính toán chia cho kết quả một khoảng thời gian 3.75 giây để đọc một trang (!)
Hoạ sĩ manga trên các tạp chí thường có khoảng 30 trang để thể hiện phần kỳ mỗi tuần của mình. Và cách thể hiện rất cinematic, có nhiều góc quay, cảnh, sự trôi chảy các khung và trang theo nhịp điệu của truyện để xây dựng cao trào, gợi nên những cảm xúc bằng cách dùng nhiều khung để thể hiện một cảnh.
Giống như thi ca, truyện tranh Nhật Bản xem trọng giá trị nội tại ngầm bên trong. Trong nhiều trường hợp bản thân một hình ảnh thể hiện toàn câu chuyện.Cũng giống vài phút tĩnh lặng được sử dụng trong phim để khắc đậm cao trào, nhiều trang truyện tranh hoàn toàn không có lời dẫn chuyện hay đối thoại. Kozure Okami, manga samurai kinh điển với cốt truyện của Kazuo Koike và vẽ bởi Goseki Kojima là một ví dụ tiêu biểu. Toàn câu chuyện gồm 28 tập, khoảng 8400 trang. Các cảnh đấu kiếm đôi khi được diễn tả kéo dài 30 trang, chỉ với âm thanh của lưỡi kiếm chạm nhau.
Qua năm tháng cách thể hiện được mặc nhiên hiểu ngầm giữa hoạ sĩ manga và độc giả. Thời gian trôi qua thường được thể hiện bởi hình ảnh mặt trời mọc và lặn, thay đổi không gian, địa điểm qua hình ảnh loạt các toà nhà và tình cảm có thể được nói lênt qua hình ảnh cành cây khô héo hay một giọt lệ rơi. Giống như trong phim Nhật, hình tượng rất quan trọng. Khi 2 samurai đấu nhau chí chết, xung quanh họ thường các cây xơ xác lá. Và khi nhân vật chính chết, khung cuối cùng của truyện tranh thường là hình ảnh lá anh đào thất thơ rớt xuống đất, tượng hình cho cuộc sống cứ trôi đi như dòng chảy, như chiếc lá buồn rơi...
Nhu cầu
Truyện tranh không thể trở nên phát triển đột bực nếu không có nhu cầu thật sự. Và nhu cầu này xuất phát và hình thành từ trẻ em. Trẻ em Nhật Bản đọc truyện tranh với cùng lý do như trẻ em ở mọi nơi khác - đọc khi chúng vẫn còn học chữ và vì thích thú. Đối với thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn thì manga dễ đọc và có thể đọc nhanh hơn tiểu thuyết. Một phương tiện cơ động, cung cấp một nguồn giải trí và thư giãn quan trọng trong một xã hội kỹ luật cao.
Nhiều năm trước, Văn Phòng Thủ Tướng Nhật đã thực hiện một cuộc tham dò việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của giới trẻ từ 10 đến 15 tuổi ở nhiều nước khác nhau. Bản thăm dò cho thấy, trẻ em phương tây có gấp đôi thời gian rảnh rỗi trẻ em Nhật và có cơ hôi chơi ngoài trời nhiều hơn. Số xem TV như nhau. Trong khi đó trẻ em Nhật thì dọc truyện tranh gấp 3 lần so với đồng trang lứa ở nước khác.
Có 2 nhân tố lý giải kết quả khảo sát trên. Thứ nhất, Nhật Bản là một nước đô thị, mật độ dân cư cao, những khoảng không nhanh chóng bị phủ lấp bởi các toà nhà cao tầng bê tong cốt thép. Không gian sân bãi cho trẻ em chơi ngày một bị thu hẹp dần. Thứ 2, hệ thống giáo dục buộc trẻ em phải bỏ hầu hết thời gian rảnh rỗi để đến những lò luyện thi cho những kỳ thi cữ gắt gao, xác định thứ hạng và theo đó một cách gián tiếp tới tương lai việc làm của chúng. Thi cữ căng thẳng dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực đối với giới trẻ. Theo thống kê, Nhật Bản tuy không có tỉ lệ tự sát cao nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy khó khắn trong việc học tập là một trong những lý do chính dẫn đến các cuộc tự sát ở nước này.
Và để giải toả căng thẳng sau hàng giờ học tập cật lực các bạn trẻ Nhật đọc manga. Manga mở cánh cửa thoát tức thời vào thế giới fantasy. Không mỏi mắt như đọc tiểu thuyết và người ta dễ đọc manga trong 10 phút hơn là xem 10 phút phim truyền hình mà mỗi tập dài cả tiếng đồng hồ. Đến với manga, trong giây phút các cô bé học sinh có thể phiêu lưu vào những cuộc tình lãng mạn đầy những tình tiết éo le, các cậu con trai có thể nhập vào thế giới những cuộc phiêu lưu, những trận đấu thể thao mà cậu không thể tham gia ngoài đời thật.
Thêm vào đó, đọc manga là một hoạt động thầm lặng và có thể tự thực hiện được một mình đáp ứng với nhu cầu lối sống không gian nhỏ và không làm phiền người khác, một xu hướng chung thể hiện gia tăng các hoạt động nội tâm của một xã hội Nhật Bản đông đúc hiện đại. Không có gì lạ khi một cặp tình nhân trẻ vào một quán cafe, gọi thức uống và sau đó ngồi lặng hàng giờ với cuốn manga riêng của mỗi người mà không nói với nhau lời nhau. Hay cảnh trẻ em đọc một cách ngấu nghiến manga hài hước, không hề mĩm cười hay biểu lộ bất cứ cảm xúc gì trên mặt.
Sự hình thành qua nhiều thế hệ
Sau thế chiến thứ 2, sự phát triển của lối dẫn chuyện với sức thu hút cao đã khiến thế hệ trẻ em hậu chiến lớn lên vẫn không từ bỏ truyện tranh và thế là dẫn đến hiện tượng người lớn bắt đầu đọc các manga dành cho trẻ em. Hiệp hội hợp tác các trường Đại Học Nhật trong cuộc thăm dò đã cho thấy 4 trong số 10 tạp chí phổ biến nhất trong giới sinh viên là Shonen Jump, Shonen Sunday, Shonen Champion và Shonen Magazine - tất cả 4 tạp chí này đều được xuất bản hướng đến đối tượng thiếu niên !
Sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, các sinh viên này vẫn tiếp tục đọc truyện tranh. Trên xe buýt hay xe lửa không hiếm cảnh nhân viên công sở ngồi đọc manga trong khi chờ đến nơi làm việc. Một nhân viên ăn lương điển hình của một công ty Nhật làm việc trong môi trường coi trong kết quả của tập thể hơn thành quả cá nhân. Căng thẳng từ wa, sự đồng nhất của tinh thần tập thể không cho phép người nhân viên này thể hiện tính chất cá nhân nào. Khi rời khỏi công sở vào buổi tối lên tàu về nhà, anh đọc tạp chí manga mà mình yêu thích. Trong khoảng thời gian dài trên tàu, anh nhập mình vào thế giới fantasy, nơi anh giải toả sự đè nén bằng cách cười cợt sự căng thẳng hàng ngày của bản thân, quyến rũ các cô gái xinh đẹp sexy hay dùng súng máy liên thanh hạ gục từng kẻ thù một.
Manga - không thể thiếu
Manga đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống công chúng Nhật Bản, người ta xem manga như đọc báo, xem TV, nghe nhạc. Do khác biệt nội tại, sự gắn kết của manga với xã hội Nhật khó có thể được nhân rộng với một qui mô như vậy ở những nơi khác. Trên báo đài đã có những tiếng nói quan ngại và dè dặt trước những khía cạnh tế nhị của manga không đồng nhất với phạm trù mỹ tục cổ hữu chung của Việt Nam. Đối với nhiều người, manga chỉ nên được dừng lại như thưởng thức một phần văn hoá đặc sắc của nước bạn và trên một khía cạnh nào đó điều này đúng. Tuy nhiên, đối với lòng đam mê vô bờ bến của otaku thì mọi rào cản và giới hạn đều có thể bị phá vỡ...
Sưu tầm
Thế nhưng tại sao chỉ Nhật Bản mà không phải nước nào khác phát triển truyện tranh với hiện tượng tầm cỡ như vậy ?
Chữ viết
Chữ viết của người Nhật đã tác động mạnh đến sự phát triển của manga. Người dân Nhật chịu ảnh hưởng phương thức thông tin qua hệ thống chữ viết của họ. Lối chữ họa văn được dùng ở Nhật đã thúc đẩy việc vẽ và viết. Mỗi ký tự dưới hình thức cơ bản nhất là một hình họa giản đơn đại diện sự vật cụ thể, khái niệm trừu tượng, cảm xúc hay hành động. Vì vậy nói chữ viết là hình vẽ thật cũng chẳng sai.
50 năm trước, Sergei Eisenstein, nhà làm phim Nga đã chỉ ra mối liên hệ giữa họa văn và cái mà ông gọi là tính “cinematic” nội tại của văn hóa Nhật Bản. Quá trình kết hợp nhiều họa hình để thể hiện những suy nghĩ, ông nói là một dạng của cấu trúc đã ảnh hưởng tất cả nghệ thuật Nhật Bản và ông cũng cho biết thêm việc nghiên cứu họa hình đã giúp ông hiểu thêm nguyên tắc dàn dựng tạo nền tảng cho việc làm phim. Osamu Tezuka từng tự bạch: "Tôi không coi là những hình vẽ - Tôi xem chúng là một dạng của chữ tượng hình....Thực chất, tôi không phải vẽ. Tôi viết một câu chuyện với những biểu tượng riêng biệt"
Lối thể hiện và cách đọc
Độ dài của truyện tranh Nhật Bản cho phép việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh thuần túy. Nhờ đó người đọc chỉ cần nhìn lướt qua từng trang để nắm bắt câu chuyện. Theo một biên tập viên của Shonen Magazine, trung bình mất khoảng 20 phút để đọc xong một cuốn tạp chí truyện tranh dày 320 trang. Một phép tính toán chia cho kết quả một khoảng thời gian 3.75 giây để đọc một trang (!)
Hoạ sĩ manga trên các tạp chí thường có khoảng 30 trang để thể hiện phần kỳ mỗi tuần của mình. Và cách thể hiện rất cinematic, có nhiều góc quay, cảnh, sự trôi chảy các khung và trang theo nhịp điệu của truyện để xây dựng cao trào, gợi nên những cảm xúc bằng cách dùng nhiều khung để thể hiện một cảnh.
Giống như thi ca, truyện tranh Nhật Bản xem trọng giá trị nội tại ngầm bên trong. Trong nhiều trường hợp bản thân một hình ảnh thể hiện toàn câu chuyện.Cũng giống vài phút tĩnh lặng được sử dụng trong phim để khắc đậm cao trào, nhiều trang truyện tranh hoàn toàn không có lời dẫn chuyện hay đối thoại. Kozure Okami, manga samurai kinh điển với cốt truyện của Kazuo Koike và vẽ bởi Goseki Kojima là một ví dụ tiêu biểu. Toàn câu chuyện gồm 28 tập, khoảng 8400 trang. Các cảnh đấu kiếm đôi khi được diễn tả kéo dài 30 trang, chỉ với âm thanh của lưỡi kiếm chạm nhau.
Qua năm tháng cách thể hiện được mặc nhiên hiểu ngầm giữa hoạ sĩ manga và độc giả. Thời gian trôi qua thường được thể hiện bởi hình ảnh mặt trời mọc và lặn, thay đổi không gian, địa điểm qua hình ảnh loạt các toà nhà và tình cảm có thể được nói lênt qua hình ảnh cành cây khô héo hay một giọt lệ rơi. Giống như trong phim Nhật, hình tượng rất quan trọng. Khi 2 samurai đấu nhau chí chết, xung quanh họ thường các cây xơ xác lá. Và khi nhân vật chính chết, khung cuối cùng của truyện tranh thường là hình ảnh lá anh đào thất thơ rớt xuống đất, tượng hình cho cuộc sống cứ trôi đi như dòng chảy, như chiếc lá buồn rơi...
Nhu cầu
Truyện tranh không thể trở nên phát triển đột bực nếu không có nhu cầu thật sự. Và nhu cầu này xuất phát và hình thành từ trẻ em. Trẻ em Nhật Bản đọc truyện tranh với cùng lý do như trẻ em ở mọi nơi khác - đọc khi chúng vẫn còn học chữ và vì thích thú. Đối với thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn thì manga dễ đọc và có thể đọc nhanh hơn tiểu thuyết. Một phương tiện cơ động, cung cấp một nguồn giải trí và thư giãn quan trọng trong một xã hội kỹ luật cao.
Nhiều năm trước, Văn Phòng Thủ Tướng Nhật đã thực hiện một cuộc tham dò việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của giới trẻ từ 10 đến 15 tuổi ở nhiều nước khác nhau. Bản thăm dò cho thấy, trẻ em phương tây có gấp đôi thời gian rảnh rỗi trẻ em Nhật và có cơ hôi chơi ngoài trời nhiều hơn. Số xem TV như nhau. Trong khi đó trẻ em Nhật thì dọc truyện tranh gấp 3 lần so với đồng trang lứa ở nước khác.
Có 2 nhân tố lý giải kết quả khảo sát trên. Thứ nhất, Nhật Bản là một nước đô thị, mật độ dân cư cao, những khoảng không nhanh chóng bị phủ lấp bởi các toà nhà cao tầng bê tong cốt thép. Không gian sân bãi cho trẻ em chơi ngày một bị thu hẹp dần. Thứ 2, hệ thống giáo dục buộc trẻ em phải bỏ hầu hết thời gian rảnh rỗi để đến những lò luyện thi cho những kỳ thi cữ gắt gao, xác định thứ hạng và theo đó một cách gián tiếp tới tương lai việc làm của chúng. Thi cữ căng thẳng dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực đối với giới trẻ. Theo thống kê, Nhật Bản tuy không có tỉ lệ tự sát cao nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy khó khắn trong việc học tập là một trong những lý do chính dẫn đến các cuộc tự sát ở nước này.
Và để giải toả căng thẳng sau hàng giờ học tập cật lực các bạn trẻ Nhật đọc manga. Manga mở cánh cửa thoát tức thời vào thế giới fantasy. Không mỏi mắt như đọc tiểu thuyết và người ta dễ đọc manga trong 10 phút hơn là xem 10 phút phim truyền hình mà mỗi tập dài cả tiếng đồng hồ. Đến với manga, trong giây phút các cô bé học sinh có thể phiêu lưu vào những cuộc tình lãng mạn đầy những tình tiết éo le, các cậu con trai có thể nhập vào thế giới những cuộc phiêu lưu, những trận đấu thể thao mà cậu không thể tham gia ngoài đời thật.
Thêm vào đó, đọc manga là một hoạt động thầm lặng và có thể tự thực hiện được một mình đáp ứng với nhu cầu lối sống không gian nhỏ và không làm phiền người khác, một xu hướng chung thể hiện gia tăng các hoạt động nội tâm của một xã hội Nhật Bản đông đúc hiện đại. Không có gì lạ khi một cặp tình nhân trẻ vào một quán cafe, gọi thức uống và sau đó ngồi lặng hàng giờ với cuốn manga riêng của mỗi người mà không nói với nhau lời nhau. Hay cảnh trẻ em đọc một cách ngấu nghiến manga hài hước, không hề mĩm cười hay biểu lộ bất cứ cảm xúc gì trên mặt.
Sự hình thành qua nhiều thế hệ
Sau thế chiến thứ 2, sự phát triển của lối dẫn chuyện với sức thu hút cao đã khiến thế hệ trẻ em hậu chiến lớn lên vẫn không từ bỏ truyện tranh và thế là dẫn đến hiện tượng người lớn bắt đầu đọc các manga dành cho trẻ em. Hiệp hội hợp tác các trường Đại Học Nhật trong cuộc thăm dò đã cho thấy 4 trong số 10 tạp chí phổ biến nhất trong giới sinh viên là Shonen Jump, Shonen Sunday, Shonen Champion và Shonen Magazine - tất cả 4 tạp chí này đều được xuất bản hướng đến đối tượng thiếu niên !
Sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, các sinh viên này vẫn tiếp tục đọc truyện tranh. Trên xe buýt hay xe lửa không hiếm cảnh nhân viên công sở ngồi đọc manga trong khi chờ đến nơi làm việc. Một nhân viên ăn lương điển hình của một công ty Nhật làm việc trong môi trường coi trong kết quả của tập thể hơn thành quả cá nhân. Căng thẳng từ wa, sự đồng nhất của tinh thần tập thể không cho phép người nhân viên này thể hiện tính chất cá nhân nào. Khi rời khỏi công sở vào buổi tối lên tàu về nhà, anh đọc tạp chí manga mà mình yêu thích. Trong khoảng thời gian dài trên tàu, anh nhập mình vào thế giới fantasy, nơi anh giải toả sự đè nén bằng cách cười cợt sự căng thẳng hàng ngày của bản thân, quyến rũ các cô gái xinh đẹp sexy hay dùng súng máy liên thanh hạ gục từng kẻ thù một.
Manga - không thể thiếu
Manga đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống công chúng Nhật Bản, người ta xem manga như đọc báo, xem TV, nghe nhạc. Do khác biệt nội tại, sự gắn kết của manga với xã hội Nhật khó có thể được nhân rộng với một qui mô như vậy ở những nơi khác. Trên báo đài đã có những tiếng nói quan ngại và dè dặt trước những khía cạnh tế nhị của manga không đồng nhất với phạm trù mỹ tục cổ hữu chung của Việt Nam. Đối với nhiều người, manga chỉ nên được dừng lại như thưởng thức một phần văn hoá đặc sắc của nước bạn và trên một khía cạnh nào đó điều này đúng. Tuy nhiên, đối với lòng đam mê vô bờ bến của otaku thì mọi rào cản và giới hạn đều có thể bị phá vỡ...
Sưu tầm
Có thể bạn sẽ thích