Chào Min,
Bạn chú ý đọc rõ thông tin trong thread rồi hãy hỏi tiếp những phần chưa có câu trả lời hoặc thông tin thêm nếu cần nhé!
Bạn có thể tham khảo câu trả lời này của BanMeTinhYeu:
Mình nộp hồ sơ xong, xử lý hồ sơ đến thời điểm bên Sở tư pháp nhận hồ sơ là 3 tháng. Sau đó chờ thêm 2 tháng là phỏng vấn. Cuối cùng chờ thêm 5 tháng nữa là tròn 10 tháng. Lúc này bên Sở tư pháp mới báo nộp giấy Chứng nhận thôi Quốc tịch VN. Kể từ ngày nộp hồ sơ xin thôi QTVN mất khoảng 6 tháng đến 1 năm. Chậm nhất là 2 năm ( theo như được giải thích)
Xin hướng dẫn cho các bạn về các thủ tục cần thiết để đổi Quốc tịch. Bản thân người viết hiện vẫn đang làm và đang đến giai đoạn chờ phía Việt Nam cấp “Giấy chứng nhận thôi Quốc tịch Việt Nam”. Trước mắt chỉ xin trình bày đến giai đoạn này. Còn giai đoạn trở về sau sẽ cập nhật khi có kết quả mới.
Lưu ý: Tùy người và tùy hoàn cảnh mà các loại thủ tục sẽ có khác nhau. Trường hợp của người viết là cả vợ và chồng đều là người Việt, người viết ở Nhật được trên 5 năm và đang làm công nhân viên cho Công ty.Vì vậy trường hợp các bạn có hoàn cảnh khác xin lưu ý giấy tờ sẽ có một vài khác biệt.
I. Giai đoạn chuẩn bị giấy tờ
Đến Cục tư pháp địa phương để trình bày hoàn cảnh và xin các mẫu giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn của Cục tư pháp. Trường hợp người viết nêu như trên đã được Cục tư pháp yêu cầu các loại giấy tờ sau:
Stt
Các loại giấy tờ cần thiết
Ghi chú
1
Đơn xin đổi Quốc tịch (帰化許可申請書)
2
Giấy trình bày động cơ xin đổi Quốc tịch (帰化の動機書)
Phải là bản viết tay
3
Sơ Yếu Lý Lịch theo mẫu (履歴書)
4
Kỷ yếu gia đình (親族の概要書)
5
Giấy chứng minh có Quốc tịch Việt Nam(国籍証明書)
Kèm theo bản dịch ( chi phí mất 13000 yên)
6
Giấy khai sinh ( Đương sự, anh chị em trong nhà )
Kèm theo bản dịch
7
Giấy báo tử (死亡証明書) – trường hợp bố hoặc mẹ đã mất
Kèm theo bản dịch
8
Giấy đăng ký kết hôn ( Đương sự, bố mẹ)
Kèm theo bản dịch
9
Tờ khai (申述書)- Để chứng tỏ rằng bố mẹ cho phép bạn đổi Quốc tịch
Do bố hoặc mẹ viết
10
Copy hộ chiếu cũ và mới ( nếu có )パスポート(新・旧)
Mang theo bản gốc
11
Phiếu công dân (住民票)- đầy đủ thông tin thành phần gia đình
Xin ở Ủy ban
12
Khái quát về thu chi hàng tháng (生計の概要書)
Bao gồm kê khai tài sản
13
Giấy chứng nhận làm việc(在勤給与証明書)
Kê khai cả thu nhập
14
Bản Gensen (源泉徴収票)
Xin của năm gần nhất
15
Giấy chứng nhận đóng thuế (納税証明書・所得証明書)
Xin của năm gần nhất
16
Photo bằng lái( nếu có )(運転免許証の写し)
Mặt trước và sau
17
Bảng ghi chép về việc lưu thông tại Nhật (運転記録証明書)
Xin mẫu ở sở cảnh sát và thanh toán ở bưu điện
18
Photo bằng tốt nghiệp gần nhất(最終学校の卒業証明書)
Kèm bản dịch
19
Bản photo hợp đồng thuê nhà tại Nhật (賃貸借契約書写し)
20
Photo sổ tiết kiệm ( nếu có) (預貯金通帳写し)
Kèm bản gốc
21
Bản phác thảo vị trí từ nhà ở đến Công ty, tới nhà ga gần nhất bao gồm đc mới và cũ(自宅付近及び勤務先の略図-現住所/前住所/会社)
Có thể chụp lại từ google map
II. Giai đoạn mang hồ sơ lên nộp Cục tư pháp.
Giai đoạn 1 là giai đoạn khó nhằn vì giấy tờ phải gửi từ Việt Nam sang, rồi phải xin ở ủy ban Nhật, rồi phải dịch thuật… rất nhiều. Người viết mất gần 1 tháng để chuẩn bị vì các mẫu giấy tờ phải tự soạn lại bằng máy tính, phải tự dịch và kiểm tra đi lại rất nhiều. Qua được giai đoạn chuẩn bị là thấy khỏe rồi.
Sauk hi hoàn thành khâu chuẩn bị giấy tờ, việc cần làm của bạn là gọi điện liên hệ Cục Tư Pháp địa phương để đặt lịch hẹn gặp. Khi đã hoàn thành lịch hẹn thì mang theo các loại giấy tờ và đến cục tư pháp.
Trong giai đoạn này, cán bộ Cục tư pháp sẽ chỉnh sửa và đề nghị bạn về sửa lại, cũng như bổ sung giấy tờ nếu thiếu. Người viết đã sửa đi sửa lại hết 2 lần cho đúng ý của cán bộ Tư Pháp.
III. Giai đoạn phỏng vấn.
Sau khi nộp hồ sơ xong, người viết đã chờ 3 tháng và được Cục tư pháp gọi lên phỏng vấn. Đương nhiên giai đoạn này không có gì khó, chỉ cần thuộc bài.
Trước khi đi, bạn nên lường trước và học thuộc lại các thông tin về cá nhân và gia đình nhé.
1. Họ tên, địa chỉ và ngày tháng năm sinh của tất cả người trong gia đình.
2. Trình bày lại quá trình sinh sống ở Nhật ( làm gì ở đâu). Nhớ cố gắng chính xác với nội dung trong SYLL đã nộp.
3. Suy nghĩ lại xem cái tên mới của mình có được chưa, nếu muốn thay đổi thì buổi phỏng vấn này là cơ hội thay đổi họ tên lần cuối cùng.
4. Đọc nguyên văn bản tuyên thệ do Cục tư pháp đưa cho bạn ngay buổi phỏng vấn kèm theo 1 chữ ký vào bản tuyên thệ.
5. Cục tư pháp sẽ đến nhà bạn để kiểm tra tình hình sinh hoạt có đúng như lời khai trong SYLL không.
IV. Giai đoạn xác minh
Sauk hi phỏng vấn và cho xem nhà xong, cán bộ tư pháp sẽ có nhiệm vụ làm các công việc còn lại.
Mình chỉ cần cho họ xem nhà là được. Còn lại họ sẽ thẩm tra thêm bằng cách đi hỏi thăm hàng xóm tình hình ăn ở của mình, rồi họ sẽ gọi về Cty và tất cả các số liên lạc mình khai trong hồ sơ để xác thực thông tin.
Bản thân người viết mới chuyển việc từ Cty dưới Hiroshima lên Kyoto nên họ gọi tới cả Công ty cũ và Công ty mới, rồi còn đến cả nhà ở cũ để xác minh nữa. Nói chung họ xác minh khá chuyên nghiệp.
V. Giai đoạn có kết quả
Cục tư pháp sẽ gửi hồ sơ lên Bộ tư pháp. Sau khi hồ sơ hoàn thành thì sẽ có kết quả. Kể từ ngày nộp hồ sơ đến lúc có kết quả, người viết chờ hết gần 10 tháng. Bộ tư pháp sẽ yêu cầu Cục tư pháp liên hệ mình để nộp Giấy chứng nhận thôi Quốc tịch Việt Nam. Họ sẽ cho mình 1 giấy đề nghị và yêu cầu nộp giấy này. Cần phải có giấy này mới nộp lên Lãnh Sự Quán địa phương để làm thủ tục xin thôi Quốc tịch.
VI. Giai đoạn xin thôi Quốc tịch Việt Nam
Bạn nào rảnh thì gọi điện đến khi nào Lãnh Sự Quán bắt máy thì tốt, riêng người viết gọi điện 3 lần không thấy ai bắt máy nên nản và quyết định chuẩn bị sẵn hồ sơ xin thôi QT, vác thân mập mạp lên Lãnh Sự Quán Osaka một chuyến. Hồ sơ gồm có:
1. Ảnh thẻ kích thước 3,5x4,5 ( 6 tấm )
2. Đơn xin thôi Quốc tịch Việt Nam
3. Tờ khai lý lịch
4. Giấy đề nghị do Bộ Tư Pháp Nhật Bản cấp
5. Bản copy hộ chiếu, thẻ ngoại kiều
6. Giấy khai sinh ( Nếu là bản chính thì 1 tờ, bản sao thì là 3 tờ )
7. Nộp lại CMND
8. Tiền phí 600.000 yên ( Nếu bạn biết chỗ nào rẽ hơn thì bạn tự liên hệ )
Hồ sơ nhớ chuẩn bị 3 bản nhé. Hồ sơ có thể là viết tay, có thể là đánh máy nhưng chữ ký phải là chữ ký mực và không phải là chữ ký in điện tử.
VII. Giai đoạn chờ kết quả.
Bản thân người viết mới làm tới giai đoạn số VI nên chưa biết sắp đến sẽ làm gì, nhưng dự liệu là sẽ phải làm các thủ tục sau:
1. Trả lại hộ chiếu
2. Nộp giấy chứng nhận thôi QTVN kèm theo bản dịch cho Cục tư pháp.
3. Sau khi có kết quả cho nhập QT Nhật, phải đến Ủy ban địa phương để xin đổi thông tin cá nhân.
4. Đổi xong ở Ủy ban thì phải lên Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh 1 chuyến để trả lại thẻ lưu trú.
5. Nếu có nhu cầu về VN chơi thì phải ra ủy ban làm 1 hộ chiếu mới. Chi phí hình như tầm 2 hay 3 man gì đó.
Các bạn nào có nhu cầu xin đổi Quốc tịch mà không biết cách làm có thể để lại email liên hệ. Người viết sẽ gửi các loại giấy tờ do người viết soạn gửi cho các bạn tham khảo. Riêng giấy động cơ xin đổi QT mỗi người mỗi khác.
Trường hợp bạn nào có nhu cầu nhờ mình chuẩn bị hồ sơ hết từ A-Z theo như kinh nghiệm mình từng làm cứ nói. Và nói trước là mình chỉ giúp cho đến khi hoàn thành các loại giấy tờ mà Cục Tư Pháp yêu cầu, mình không thể đi cùng với các bạn để dịch thuật và hướng dẫn các bạn được ( Nếu ở nội hạt Kyoto và các vùng phụ cận có thể mình sẽ hỗ trợ được )
Tất nhiên tất cả các loại giấy tờ gốc các bạn giữ, chi cần gửi bản photo qua email và mình chuẩn bị. Sau khi hoàn thành mình sẽ in ra và sắp xếp gọn gàng, sau đó chuyển trả lại cho các bạn qua bưu điện. Các bạn chỉ cần nhận hồ sơ xong thì mang lên Cục tư pháp như mình hướng dẫn trên.
Bạn có thể gửi cho mình các loại giấy tờ bạn soạn đc ko ah? Đặt biệt là các bản dịch sang tiếng Nhật. Xin cảm ơn bạn rất nhiều.
Email: [email protected]
Thế giới đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng lạm phát sau đại dịch Corona cùng với việc Nga xâm chiếm Ukraine, và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Thay vì giảm phát liên tục, giá cả cao và lạm phát đã trở nên phổ biến, và không quá lời khi nói rằng mặc dù ban đầu giá cả tăng chủ yếu đối với hàng nhập khẩu...
“Mức già hóa người già” ngày càng sâu sắc , số người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đang đi làm cao nhất từ trước tới nay
Cứ 10 người Nhật thì có 1 người trên 80 tuổi. Tại Nhật Bản, vấn đề già hóa đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tỷ lệ sinh giảm dẫn đến tình trạng thiếu lao động và số lượng...
Ngày 12, Phòng Đối ngoại Cảnh sát tỉnh Gunma và Đồn Công an Ota đã bắt giữ 2 nghi phạm Nguyễn Đức Minh (26 tuổi), quốc tịch Việt Nam thất nghiệp và Bùi Thị Hà (27 tuổi), nhân viên nhà hàng với cáo buộc làm thẻ cư trú giả. Các nghi phạm đều đến từ Higashibessho-cho, thành phố Ota, đã thực hiện...
Vào ngày 11 tháng 9, Liên đoàn tổ chức kinh tế Nhật Bản Keidanren đã công bố ``Khuyến nghị cải cách thuế vào năm 2024" . Trong cuộc thảo luận này, Liên đoàn đã đề cập đến thuế tiêu dùng như một nguồn tài trợ cho “các biện pháp nhằm chống lại tỷ lệ sinh giảm” của chính quyền Kishida, tuyên bố...
“Hoạt động tìm kiếm việc làm” là một cuộc đấu tranh ngay cả với sinh viên trong nước. Du học sinh nước ngoài gặp bất lợi do những quy định bất thành văn và trao đổi thông tin giữa các sinh viên. Tỷ lệ được nhận thư mời làm việc thấp hơn 30 điểm so với sinh viên trong nước.
Nhu cầu tuyển dụng du...
Bạn có dành thời gian nghỉ trưa một mình tại nơi làm viêc hay là cùng với người khác ? Kết quả của một cuộc khảo sát như vậy đã được công bố.
Hơn 60% mọi người dành thời gian một mình
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Công ty Nội thất Plus (Shibuya, Tokyo). Khảo sát đã phỏng vấn 500 nhân...
Vào ngày 11, Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản Keidanren đã biên soạn và công bố các khuyến nghị về cải cách thuế vào năm 2024. Các thảo luận về thuế tiêu dùng như một nguồn tài trợ cho các chính sách an sinh xã hội, chẳng hạn như ``các biện pháp đặc biệt để chống lại tỷ lệ sinh giảm'' của chính...
Nhiều người, từ sinh viên đến người trung niên đều đang làm việc bán thời gian. Chính sách của chính phủ là tăng mức lương tối thiểu trên toàn quốc và mức lương trung bình mỗi giờ cho người lao động bán thời gian dự kiến sẽ tăng đáng kể. Vì vậy, bài viết sẽ giới thiệu những nghề có mức lương...
Về việc xả nước đã qua xử lý phóng xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển, Công ty Điện lực Tokyo TEPCO ngay sau trưa ngày 11 đã thông báo rằng họ đã hoàn thành đợt xả đầu tiên theo đúng kế hoạch.
Từ ngày 24 tháng trước, Công ty Điện lực Tokyo sẽ bắt đầu tiến hành pha loãng nước đã...
Sự chú ý hiện nay tập trung vào đầu tư vào nguồn nhân lực
“Con người” là tài sản quan trọng nhất. Tôi thường thấy các cuộc phỏng vấn trong đó các nhà quản lý trả lời câu hỏi này. Và giờ đây, với sự hỗ trợ của chính phủ, sự chú ý tập trung vào quản lý nguồn nhân lực và đào tạo lại kỹ năng, đồng...
Có thể bạn sẽ thích