Cách dịch 1 cụm từ trong bài phát biểu của Thủ tướng Nhật

kamikaze

Administrator
Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, Thủ tướng Nhật đã có bài phát biểu gây sự chú ý của dư luận.
Trong bài viết có câu:

既成事実を積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない
(
http://mainichi.jp/select/news/20140531k0000m010076000c.html

http://bylines.news.yahoo.co.jp/kimuramasato/20140531-00035869/
)

Và được dịch là :
Lặp đi lặp lại những việc đã rồi, dùng sức mạnh để biến đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình là hành vi đáng lên án

hay:
Các động thái nhằm củng cố việc thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra sự việc đã rồi cần bị lên án mạnh mẽ

Có ai có ý kiến gì về hai cách dịch này không ?
 

lonelyinsnow

Moderator
Em thấy cả hai cách dịch này đều có vấn đề . Đặc biệt là cụm đầu câu 既成事実を積み重ね、dịch là 'Lặp đi lặp lại những việc đã rồi ' là không ổn .
Nhìn chung cả câu thì trong 2 câu anh dẫn ra trên kia, câu đầu tiên còn 'bị bệnh 'suy diễn, thêm nội dung k có trong câu gốc .

既成事実を積み重ねる em nghĩ nên dịch (積み重ねる)vùi lấp/ che lấp (既成事実)sự thật vốn có/ hiện tồn/đã xác lâp.

>>>既成事実を積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない
Những hành động che lấp sự thật vốn có nhằm áp đặt những thay đổi về hiện trạng (biển Đông) đáng bị lên án mạnh mẽ .
 
Sửa lần cuối:

nhjp91

Moderator

>>> Em thấy cả 2 câu dịch trên đều có vấn đề. Mới đọc đã hơi giật mình mặc dù chưa ngó qua bài phát biểu của Ông Abe.
Vấn đề nằm ở hai câu này:

1. Thừa thông tin, dịch chưa chuẩn cấu trúc và có vẻ chưa xét đến vị thế của người nói cũng như tình cảnh Biển Đông hiện tại, dịch trực nghĩa, nghĩa câu bị "lái".
- Thừa thông tin: Ở câu này trong tiếng Nhật không có chỗ nào nói là "dùng sức mạnh" hay "theo hướng có lợi cho mình"
- Câu này thể hiện ý lên tiếng về Biển Đông nhưng trong câu không ngụ ý ám chỉ gì đến việc ông quả quyết "hành vi" nào là đáng lên án cả. Nên dịch theo hướng kêu gọi không ta??
- Câu dịch bị mắc bệnh suy diễn: có lẽ ở đây câu dịch đã bị thêm thắt, thậm chí biến đổi "ý" cho nó méo mó đi nhằm thể hiện ý thiên vị thì phải??

2. Đọc không hiểu gì hết trơn. Bố cục câu bị xác định sai?? Thêm nữa, bệnh suy diễn ở đây không nặng như câu 1 nhưng câu văn vẫn bị "lái" nghĩa!?

Theo em thì như sau:
*Trong câu này nên chú ý đến những cụm bôi màu sau:
既成事実積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象ならざるを得ない
-既成事実:すでに起こってしまっていて、承認すべき事柄 - Việc đã xảy ra nhưng chưa có sự động ý (của các bên liên quan)
→ Dịch thế này được không nhỉ? "Sự việc mờ ám"
-積み重ね:物事を何度も繰り返してふやす - Lặp lại nhiều lần một việc nào đó
→ Dịch thế này được không nhỉ? "Tiếp diễn"
-対象: Trong trường hợp này chỉ nói đến "動き". Nhưng "動き" lại mang trên mình nó 2 động từ là "積み重ね" và "固定しよう"??
-~ざるを得ない: ~したくないが...しなければならない --> Dịch là "đáng bị" chắc không sao nhưng nếu dùng từ "cần (phải)" liệu có ổn không nhỉ?

>>>Em dịch câu văn theo 2 hướng:
既成事実を積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない

1. Chúng ta cần lên án mạnh mẽ động thái tiếp diễn những hành động mờ ám và gây áp chế thay đổi tình hình hiện tại (trên Biển Đông của Trung Quốc).

2. Động thái tiếp diễn những hành động mờ ám và ý định áp chế sự thay đổi tình hình (trên Biển Đông hiện tại của Trung Quốc) đáng bị lên án mạnh mẽ.
 

lonelyinsnow

Moderator

-既成事実:すでに起こってしまっていて、承認すべき事柄 - Việc đã xảy ra nhưng chưa có sự động ý (của các bên liên quan)
→ Dịch thế này được không nhỉ? "Sự việc mờ ám"
Đọc tới đây thấy Nhíp cũng ' suy diễn ' ở chỗ này rồi . Xem lại đi nhé
Những chỗ khác bàn sau :|
 

nhjp91

Moderator


Đọc tới đây thấy Nhíp cũng ' suy diễn ' ở chỗ này rồi . Xem lại đi nhé
Những chỗ khác bàn sau :|

Suy diễn chỗ "Sự việc mờ ám" đó hả ?

Nếu dịch diễn giải trực nghĩa ra thế này:
既成事実を積み重ね:Tiếp diễn những hành động sai trái không có sự đồng ý (của các bên liên quan)
Liệu ổn không ta?
 

kamikaze

Administrator
Định nghĩa của 既成事実:

既に成立した事実。
事実関係を模索するまでも無く、多くに認知された事実。
当事者が認めたくなくとも認めざるを得ない事実。

Mọi người tham khảo và tra kỹ các từ khác sẽ có cách hiểu chính xác.
 
Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, Thủ tướng Nhật đã có bài phát biểu gây sự chú ý của dư luận.
Trong bài viết có câu:
既成事実を積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない
(
http://mainichi.jp/select/news/20140531k0000m010076000c.html
http://bylines.news.yahoo.co.jp/kimuramasato/20140531-00035869/
)
Và được dịch là :
Lặp đi lặp lại những việc đã rồi, dùng sức mạnh để biến đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình là hành vi đáng lên án
hay:
Các động thái nhằm củng cố việc thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra sự việc đã rồi cần bị lên án mạnh mẽ
Có ai có ý kiến gì về hai cách dịch này không ?
Thử xem

既成事実を積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない
Che đậy sự thật cố hữu, áp đặt thay đổi hiện trạng là một hành vi đáng phải lên án mạnh mẽ.
 
Có phải như dạng “ trót làm điều gì đó khiến người khác không muốn cũng phải chịu”.
Giống như trai gái mà gặp nhau, trót dại “ nấu gạo thành cơm” rồi thì người ta phải chấp nhận?
Hiểu theo dạng “ ván bài lật ngửa” được không nhỉ? ^0^
 

kamikaze

Administrator
Có vẻ như ít ai quan tâm đến chuyện chính trị nhỉ ? Từ 既成事実 nghĩa là "thế đã rồi" "việc đã rồi" "sự đã rồi" v.v...

Được sử dụng trong mấy bài viết sau đây
http://baodientu.chinhphu.vn/The-gi...the-de-vu-viec-thanh-chuyen-da-roi/200201.vgp

http://vtc.vn/2-489313/xa-hoi/dung-de-trung-quoc-dua-vao-the-da-roi.htm

Nó có nghĩa đại khái là "biến KHÔNG thành có". Ví dụ Trung Quốc đưa dàn khoan vào lãnh hải Việt Nam và tạo ra "tranh chấp" . Thật ra đây là "xâm lược" "xâm lấn" nhưng họ vừa đánh trống vừa la làng và rêu rao là "tranh chấp". Sau một thời gian thì sự thât "xâm lấn" sẽ thành ra " tranh chấp" và tất nhiên đã là "tranh chấp" thì không thuộc của ai cả (sẽ bị hạn chế 1 số hoạt động ).

Trung Quốc đang thực hiện chiến lược này với cả Nhật, Việt Nam .

Nghĩa như thế nên mọi người xem lại các từ còn lại và chọn ra cách dịch nhé .
 
既成事実を積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない
Chiêu bài gây nên một “sự việc đã rồi” nhằm đánh dấu sự thay đổi hiện trạng là một hành động đáng phải bị lên án mạnh mẽ.
 

kamikaze

Administrator
積み重ねる= chồng chất, tích góp, chất đống・・・ Mỗi 積む cũng đủ nghĩa rồi nhưng 積み重ねる là kiểu nhấn mạnh.
Ví dụ :
ー経験を積み重ねる
ー徳を積み重ねる
 

nhjp91

Moderator
既成事実を積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない
Động thái liên tục tạo sự đã rồi nhằm áp chế thay đổi hiện trạng đáng bị lên án mạnh mẽ.

Em dịch lại tạm thế này không biết là trúng ý phần nào chưa ta??
 

kamikaze

Administrator
Xin đưa ra những cách dịch như sau:

-Tạo ra những việc đã rồi với dã tâm thay đổi hiện trạng là việc cần phải cực lực lên án.


-Hành động tạo ra những việc đã rồi với tham vọng thay đổi hiện trạng là điều cần lên án mạnh mẽ.


-Động thái lặp đi lặp lại việc đã rồi và tham vọng thay đổi hiện trạng (theo chiều hướng có lợi cho mình) là điều cần phải cực lực lên án.

Câu này hơi khó dịch bởi lẽ cách nói "mở". Giả sử thay vì nói
既成事実を積み重ね、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない
Thủ tướng nói
既成事実を積み重ねて、現状の変化を固定しようとする動きは強い非難の対象とならざるを得ない thì sẽ có thể dịch ra chữ "bằng cách" : Bằng cách tạo ra các sự việc đã rồi ...

Ở trên kia không có từ nào là "dã tâm", "tham vọng".. Nhưng trong văn cảnh nếu dùng từ nhẹ thì là "tham vọng ", còn nếu nặng thì phải là "dã tâm".
 
Theo như em thấy ý của bác Abe trong câu này là “ TQ đã từng dùng chiêu này ở đảo Senkaku/ Điếu Ngư, bây giờ lại đem chiêu này sang Biển Đông. Đánh động rằng đây là vùng thuộc Trung Quốc, sau đó biến cái mà trước đến giờ ai cũng biết nó là của Việt Nam thành lãnh hải của Trung Quốc rồi sau đó, biến sự thay đổi mà TQ mới đánh động đó thành 1 phần của họ khiến người khác phải công nhận”.
Không biết cách thế này có ổn không :

Động thái lặp đi lặp lại “sự đã rồi” nhằm hữu hình hóa sự biến đổi đó là hành động cần phải lên án mạnh mẽ.

Như cách anh dịch trên có kèm theo “ dã tâm” hoặc “ tham vọng”, nhưng theo em trong bài phát biểu, ông Abe có lẽ không dùng cách nói thẳng đích danh một ai, nếu dùng cách nói thẳng quá như thế này sẽ bị phản bác ngay tại chỗ. Theo em thì là như thế ^0^
 

kamikaze

Administrator
Chỗ này là cái hay của tiếng Nhật.Có lẽ người nói đã cố tình không dùng て mà bỏ lửng như thế nên sẽ có nhiều cách hiểu. Nếu suy rộng ra thì không phải chỉ riêng ở Senkaku/ điếu ngư mà còn hàm chỉ cả vấn đề ở Ukraina nữa.
Suy cho cùng thì "mục tiêu cuối cùng = thay đổi hiện trạng" + "cách làm= tạo ra những sự đã rồi" là một chuỗi cần phải lên án.
Về dùng từ nào thì tùy theo mức độ phê phán. Có lẽ ông Abe một mặt đã cố nói làm sao cho không quá mất lòng TQ và mặt khác thể hiện được ý phản đối của mình.
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top