Câu nói chỉ con cái mới có trứng và con đực mới có tinh trùng dường như là bình luận không cần bàn cãi. Nhưng các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã cho thấy điều đó không đơn giản như vậy, bằng cách cấy trứng của con cái vào tinh hoàn chuột đực.
Trong một phôi chuột đang lớn, các tế bào mầm - loại tế bào về sau trở thành tinh hoàn hoặc buồng trứng - là giống nhau ở cả hai giới. Ở con đực, một gene trên nhiễm sắc thể Y được gọi là Sry sẽ hoạt động ở giữa thời kỳ mang thai và kích thích các tế bào chưa phân chia này phát triển thành tinh hoàn chứa tinh trùng. Con cái thiếu Sry, do đó phát triển thành buồng trứng và trứng.
Nhưng điều gì xảy ra nếu có một tế bào mầm của con cái nằm trong đám tế bào đực? Nó có bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu đực xung quanh và trở thành một tinh trùng, hay nó sẽ theo cơ chế gene của bản thân và trở thành trứng?
Masaru Okabe tại Đại học Osaka và cộng sự cho rằng, tình huống đầu sẽ xảy ra, nhưng để chắc chắn, họ thí nghiệm bằng cách kẹp các tế bào từ phôi đực và phôi cái với nhau, cho phôi "ghép" này phát triển thành chuột.
Đúng như dự đoán, hầu hết các tế bào cái lớn lên trong tinh hoàn của chuột đực bị mất gene thừa kế, và đi theo lộ trình phát triển thành tinh trùng.
Tuy nhiên một số tế bào cái được gửi vào tinh hoàn đã phần nào phát triển thành trứng. Những trứng này có thể trộn lẫn với tinh trùng, song không phát triển thành phôi. "Đây là điều ngạc nhiên lớn", Okabe nói. Các tế bào loại này được gọi là 'trứng tinh hoàn'.
Trứng tinh hoàn không phải là hoàn toàn mới mẻ. Một nghiên cứu cách đây 25 năm cũng thông báo rằng trứng dường như lớn được trong cơ thể chuột đực. Nhưng nghiên cứu này thuần túy dựa trên hình dáng và kích cỡ tế bào. Công trình của Okabe là nghiên cứu đầu tiên sử dụng kỹ thuật gene hiện đại để xác nhận rằng những tế bào như vậy mang tính cái về mặt di truyền.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện của họ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được những trục trặc về tinh hoàn ở những bệnh nhân bị rối loạn nhiễm sắc thể giới tính.
T. An (theo Nature)vnexpress.net
Trong một phôi chuột đang lớn, các tế bào mầm - loại tế bào về sau trở thành tinh hoàn hoặc buồng trứng - là giống nhau ở cả hai giới. Ở con đực, một gene trên nhiễm sắc thể Y được gọi là Sry sẽ hoạt động ở giữa thời kỳ mang thai và kích thích các tế bào chưa phân chia này phát triển thành tinh hoàn chứa tinh trùng. Con cái thiếu Sry, do đó phát triển thành buồng trứng và trứng.
Nhưng điều gì xảy ra nếu có một tế bào mầm của con cái nằm trong đám tế bào đực? Nó có bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu đực xung quanh và trở thành một tinh trùng, hay nó sẽ theo cơ chế gene của bản thân và trở thành trứng?
Masaru Okabe tại Đại học Osaka và cộng sự cho rằng, tình huống đầu sẽ xảy ra, nhưng để chắc chắn, họ thí nghiệm bằng cách kẹp các tế bào từ phôi đực và phôi cái với nhau, cho phôi "ghép" này phát triển thành chuột.
Đúng như dự đoán, hầu hết các tế bào cái lớn lên trong tinh hoàn của chuột đực bị mất gene thừa kế, và đi theo lộ trình phát triển thành tinh trùng.
Tuy nhiên một số tế bào cái được gửi vào tinh hoàn đã phần nào phát triển thành trứng. Những trứng này có thể trộn lẫn với tinh trùng, song không phát triển thành phôi. "Đây là điều ngạc nhiên lớn", Okabe nói. Các tế bào loại này được gọi là 'trứng tinh hoàn'.
Trứng tinh hoàn không phải là hoàn toàn mới mẻ. Một nghiên cứu cách đây 25 năm cũng thông báo rằng trứng dường như lớn được trong cơ thể chuột đực. Nhưng nghiên cứu này thuần túy dựa trên hình dáng và kích cỡ tế bào. Công trình của Okabe là nghiên cứu đầu tiên sử dụng kỹ thuật gene hiện đại để xác nhận rằng những tế bào như vậy mang tính cái về mặt di truyền.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện của họ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được những trục trặc về tinh hoàn ở những bệnh nhân bị rối loạn nhiễm sắc thể giới tính.
T. An (theo Nature)vnexpress.net
Có thể bạn sẽ thích