Chuyện tình công chúa Nhật

nvhcuong

New Member
ImageView.aspx

Công chúa Sayako và anh Kuroda xem lại ảnh hai người do Cơ quan Ảnh hoàng gia chụp ngày -

Chuyện anh Yoshiki Kuroda 40 tuổi, một công chức bình thường, trở thành chồng công chúa Sayako khiến người dân Nhật vui mừng và cũng bất ngờ không ít. Trước đây, đã có nhiều người đàn ông xuất thân từ gia đình danh giá xin “ứng cử” nhưng không ai thành công.

Trong khi đó anh Kuroda lại là con trai trưởng một gia đình viên chức bình thường. Người cha đã mất, hiện anh đang sống cùng mẹ trong một căn hộ cũ xây cách đây 33 năm, hằng ngày đi làm bằng tàu điện… Tất cả đều rất đỗi bình thường như bao thường dân khác.

Bạn của anh trai

Một phóng viên hoàng gia cho biết khi còn là nhân viên ngân hàng, anh Kuroda cũng đã có lần được đưa tin với tư cách là ứng cử viên phu quân của công chúa, nhưng lại bị lu mờ ngay vì anh không có điểm gì nổi bật.

Hơn nữa, lúc bấy giờ còn có những ứng viên từ các gia đình danh giá khác như anh Bojo, xuất thân gia đình cựu bá tước, với một tiểu sử xán lạn: tốt nghiệp khoa kiến trúc Trường đại học Tokyo danh tiếng của Nhật Bản, đã từng du học ở Pháp; anh Sonoike, gia đình cựu tử tước; anh Konoe, con trai trưởng của ông phó tổng giám đốc Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản…

Công chúa Norinomiya tuy sống trong hoàng cung, nơi tuân thủ nghiêm ngặt những lễ nghi hình thức, nhưng cô lại không để ý đến “độ tuổi kết hôn” hay “gia thế”. Cô sống theo cách riêng của mình, coi trọng công việc, sở thích, và để việc hôn nhân đến một cách tự nhiên.

Công chúa nói chỉ khi nào tìm được người cảm thấy thật sự sẽ mang hạnh phúc đến cho mình cô mới lấy chồng. Quan điểm kết hôn của công chúa tiêu biểu cho những người phụ nữ làm việc ngày nay ở Nhật Bản.

Ít có thông tin về tiếng sét ái tình giữa hai người. Có lẽ anh Kuroda vượt qua các ứng viên danh giá khác vì cũng có ít nhiều quan hệ với gia đình Sayako. Anh là bạn học của anh trai thứ hai của công chúa, hoàng tử Akishino.

Công chúa và anh Kuroda cùng học ở Học viện Hoàng gia từ tiểu học cho đến đại học trong những năm 1980. Chính thức mà nói hai người bắt đầu tìm hiểu nhau từ sau buổi đấu tennis do hoàng tử Akishino tổ chức.

Anh Kuroda hiện làm việc ở Phòng Kiến trúc khu dân cư, thuộc Sở Hạ tầng đô thị, Tòa thị chính Tokyo, ở quận Shinjuku. Công việc chính của anh là tiếp các doanh nghiệp đến làm việc, một viên chức rất bình thường.

Bạn bè kể rằng anh là một người trầm tính, đứng đắn, mê chụp ảnh và xe đua thể thao. Tuần báo Shukan Bunshun mô tả anh là một người hiểu biết và đôi khi cũng rất biết đùa.

Khi được phỏng vấn về người chồng tương lai của công chúa, nhiều phụ nữ Nhật ở độ tuổi 30-35, đã thành đạt, đều đồng tình với sự lựa chọn của cô. Họ cho rằng típ người như anh Kuroda sẽ gây dựng được một gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Cuộc sống mới

Trưởng thành trong hai môi trường khác nhau, hơn nữa gia đình Kuroda lại là một gia đình không khá giả cho lắm, công chúa sẽ bắt đầu cuộc sống của một dân thường như thế nào?

Căn hộ anh Kuroda và mẹ đang ở là của người cha đã mất để lại. Căn hộ diện tích 45m2, hai phòng ngủ, bếp, phòng khách và phòng ăn chung này nằm trong một chung cư không được yên tĩnh cho lắm nên ắt hẳn hai người sẽ phải tìm một căn hộ khác. Việc tìm kiếm tổ ấm chắc cũng không quá khó khăn khi cô dâu mới có trong tay của hồi môn đến 1,3 triệu USD.

Công chúa Sayako liệu có đảm đương được việc nhà như bao người vợ đảm đang khác? Ông Watanabe, từng phục vụ trong hoàng cung, kể lại: “Công chúa là người ngày nào cũng ra tận cửa để nhận báo và sữa. Từ khi học tiểu học, công chúa đã được vào bếp cùng mẹ, được dạy cách cầm dao gọt táo, rồi cách làm bánh gatô. Đến cấp II, công chúa cùng mẹ đi du lịch ở Hakone, Kyoto, tại đây bà đã dạy cho cô từng cử chỉ, động tác, cách ăn mặc sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh”.

Có lẽ hoàng hậu Michiko, cũng từ một người dân bình thường trở thành người trong hoàng tộc, đã có nhiều kinh nghiệm về những phép tắc khắt khe trong hoàng cung nên dạy dỗ công chúa ngay từ khi còn nhỏ.

Hằng ngày công chúa vẫn tự tay mình làm cơm hộp mang đến viện nghiên cứu; cô cũng nhiều lần chiêu đãi bạn bè những món ăn mình nấu.

Không chỉ nấu được món ăn Nhật truyền thống, các món ăn kiểu Tây như món ốp lết, cơm xúp thịt bò ninh kem học được từ hoàng hậu Michiko cũng được đánh giá cao.

Báo chí Nhật thuật là sau khi công bố lễ đính hôn hồi tháng năm, công chúa Sayako đã chuẩn bị nghiêm túc cho cuộc sống thường dân tương lai khi đi học thêm về nấu ăn và cô cũng đã lấy bằng lái xe hồi tháng mười vừa qua. Cô cũng tập dạo phố ở Tokyo nhưng dĩ nhiên vẫn còn bị bao bọc bằng hàng đoàn cận vệ và cảnh sát.

Tuy nhiên, một nhà báo với kinh nghiệm 45 năm viết về hoàng cung thì lạc quan nói rằng việc công chúa kết hôn với một người dân bình thường như anh Kuroda, sẽ làm thu ngắn khoảng cách giữa hoàng gia và nhân dân.

Điều này có thể sẽ giảm nhẹ phần nào sự khép kín quá mức của hoàng cung, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm uất vừa qua của thái tử phi Masako.

(Theo Tuổi Trẻ)

Lễ cưới giản dị

Thế là từ chiều 15-11, công chúa Nhật Norinomiya, tên hiệu của Sayako, trở thành thường dân.

Buổi sáng, cô công chúa 36 tuổi trong bộ áo cưới trắng kiểu phương Tây sẽ rời lâu đài hoàng gia trên chiếc Limousine đến khách sạn hoàng gia ở trung tâm Tokyo để được một tu sĩ Thần đạo chứng thực cho lễ cưới giữa cô với anh Yoshiki Kuroda, công chức thành phố Tokyo.

Lễ cưới thật giản dị và kín đáo như tính cách của hai người. Không giống chút nào như người ta có thể tưởng tượng về một đám cưới của công chúa trong hoàng tộc lâu đời nhất thế giới.

Không như tưởng tượng chút nào về đám cưới lẽ ra phải hoành tráng vì phải 45 năm qua mới có một lễ cưới của công chúa Nhật.

Chỉ 150 khách mời đến chung vui cùng hai người trong bữa tiệc tổ chức buổi chiều cũng tại khách sạn hoàng gia. Nếu còn chút gì cuối cùng lưu luyến với hoàng tộc thì có lẽ đó là chiếc áo kimono mà Sayako mặc trong bữa tiệc.

Đó là chiếc áo mà mẹ cô, hoàng hậu Michiko mặc trong ngày cưới của bà trước đây. Nhưng vợ chồng cô được một đặc ân khi Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko cùng hiện diện trong bữa tiệc cưới của con.

(Theo Reuters, Kyodo)
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top