Để giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc và mở rộng cơ hội kinh doanh, Việt Nam đang trở thành tâm điểm hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản” - Nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới đã có nhận định lạc quan về làn sóng chuyển hướng đầu tư của các đại gia Nhật.
Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đang xâm nhập vào Việt Nam. Từ năm 2005, Việt Nam được nhận hàng loạt dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn nổi tiếng như Yamaha Motor với 48 triệu USD, Mabuchi Motor (40 triệu USD), Nippon (145 triệu USD), Canon (70 triệu USD)… Ngoài ra những công ty cỡ trung bình và nhỏ cũng đổ xô vào VN tìm kiếm lợi nhuận.
Năm 2000, VN chỉ đứng hàng thứ 8 trong số những nước được doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư. Tuy nhiên, năm 2005, VN đã vươn lên thứ 4, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, VN là lựa chọn thứ 2, chỉ sau Trung Quốc.
Năm 2005, Nhật Bản đầu tư 400 triệu USD cho 97 dự án mới và trở thành nhà đầu tư lớn thứ 3 tại VN, sau Hàn Quốc, Hongkong (Trung Quốc). Có thể Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại VN trong năm 2005 bởi vì một số dự án đầu tư xuất phát từ Hongkong, nhưng thực ra đứng sau đó là các công ty Nhật Bản.
Hơn thế nữa, Nhật Bản được phía VN xem như nhà đầu tư nước ngoài có hiệu quả nhất. Từ năm 1988 - 2005, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư khoảng 6,2 tỷ USD vào VN. Trong số này có 74%, tức 4,5 tỷ USD đã chính thức được thực hiện - tỷ lệ cao nhất trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN.
Theo cuộc khảo sát đầu năm 2006, VN đã trở thành sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc và muốn chuyển việc kinh doanh sang nước thứ ba. Làn sóng chống đối Nhật Bản và việc đồng Nhân dân tệ ngày càng mạnh hơn làm mất lợi thế của nhà xuất khẩu… là những lý do khiến doanh nghiệp Nhật Bản tìm đến các nước khác.
Trong khi đó VN là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trong những năm qua. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tốc độ phát triển kinh tế của VN năm nay đạt 7,8% và 8% cho năm tới. Doanh nghiệp Nhật Bản đến VN giữa lúc nước này ký hàng loạt thỏa thuận thương mại tự do khiến như… “bắt được vàng”.
Trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm nay, VN cam kết mở cửa hơn nữa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. VN cũng phải tuân theo các luật lệ về thương mại, đầu tư quốc tế và đây sẽ là chất xúc tác thu hút nhiều hơn nữa đầu tư từ Nhật Bản.
(dantri)
Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đang xâm nhập vào Việt Nam. Từ năm 2005, Việt Nam được nhận hàng loạt dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn nổi tiếng như Yamaha Motor với 48 triệu USD, Mabuchi Motor (40 triệu USD), Nippon (145 triệu USD), Canon (70 triệu USD)… Ngoài ra những công ty cỡ trung bình và nhỏ cũng đổ xô vào VN tìm kiếm lợi nhuận.
Năm 2000, VN chỉ đứng hàng thứ 8 trong số những nước được doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư. Tuy nhiên, năm 2005, VN đã vươn lên thứ 4, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, VN là lựa chọn thứ 2, chỉ sau Trung Quốc.
Năm 2005, Nhật Bản đầu tư 400 triệu USD cho 97 dự án mới và trở thành nhà đầu tư lớn thứ 3 tại VN, sau Hàn Quốc, Hongkong (Trung Quốc). Có thể Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại VN trong năm 2005 bởi vì một số dự án đầu tư xuất phát từ Hongkong, nhưng thực ra đứng sau đó là các công ty Nhật Bản.
Hơn thế nữa, Nhật Bản được phía VN xem như nhà đầu tư nước ngoài có hiệu quả nhất. Từ năm 1988 - 2005, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư khoảng 6,2 tỷ USD vào VN. Trong số này có 74%, tức 4,5 tỷ USD đã chính thức được thực hiện - tỷ lệ cao nhất trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN.
Theo cuộc khảo sát đầu năm 2006, VN đã trở thành sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc và muốn chuyển việc kinh doanh sang nước thứ ba. Làn sóng chống đối Nhật Bản và việc đồng Nhân dân tệ ngày càng mạnh hơn làm mất lợi thế của nhà xuất khẩu… là những lý do khiến doanh nghiệp Nhật Bản tìm đến các nước khác.
Trong khi đó VN là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trong những năm qua. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tốc độ phát triển kinh tế của VN năm nay đạt 7,8% và 8% cho năm tới. Doanh nghiệp Nhật Bản đến VN giữa lúc nước này ký hàng loạt thỏa thuận thương mại tự do khiến như… “bắt được vàng”.
Trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm nay, VN cam kết mở cửa hơn nữa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. VN cũng phải tuân theo các luật lệ về thương mại, đầu tư quốc tế và đây sẽ là chất xúc tác thu hút nhiều hơn nữa đầu tư từ Nhật Bản.
(dantri)
Có thể bạn sẽ thích