Bộ phim tài liệu Home được trình chiếu tại Nhật Bản vào năm ngoái đã giúp hé mở phần nào cuộc sống của một bộ phận thanh niên đang mắc phải chứng “hikikomori” (tạm dịch là sự xa lánh xã hội). Hirokazu Kobayashi - con trai của một gia đình trung lưu ở Nagano, nhân vật chính trong bộ phim nói trên - là một minh họa sống động cho những người mắc phải chứng “hikikomori”.
Anh ta đã thi trượt vào một trường trung học có tiếng và chỉ thi đậu sau một năm luyện thi. Vào thời điểm đó, tính cách vui vẻ của Kobayashi cũng dần mất đi.
Khi lên đại học, tinh thần của Kobayashi trở nên tồi tệ hơn. Chẳng bao lâu, anh bỏ học và bắt đầu một cuộc sống “hikikomori”: tự nhốt mình trong nhà nhiều năm liền, từ chối ra ngoài hay liên lạc với mọi người.
Vào ban đêm, khi mọi người ngủ say, anh ta mới kiếm thức ăn mà mẹ mình để lại trong tủ lạnh. Kobayashi còn có khuynh hướng hay nổi giận, thỉnh thoảng la mắng - thậm chí là đánh - mẹ mình mỗi khi bà van nài anh ra ngoài ngôi nhà.
Chỉ đến cuối năm 2002, Kobayashi, khi đó 29 tuổi, mới không còn cảm thấy sợ hãi khi đứng trước đám đông xa lạ ở rạp hát để giải thích về những gì mình đã trải qua sau những buổi chiếu phim. Người thanh niên này phải trả lời vô số câu hỏi của nhiều khán giả, phần lớn nói trong nước mắt, về việc họ có thể làm gì để cứu người thân thoát khỏi tình cảnh như của anh ta.
Những vấn đề mà phim Home, được em trai của Kobayashi thực hiện, không chỉ khiến nó trở thành bộ phim ăn khách mà còn khiến thế giới chú ý đến số phận của khoảng 1 triệu thanh niên Nhật Bản bị tác động bởi hội chứng “hikikomori”.
Hầu hết những nạn nhân của “hikikomori” thường ở độ tuổi 20 - 30, có khi lên đến 40. Những người này thường ở trong nhà trong nhiều năm liền, không có quan hệ xã hội hay mất phương hướng trong cuộc sống.
Theo nhà tâm lý Tamaki Saito, phần lớn những người bị “hikikomori” đều không có khuynh hướng trở thành tội phạm hoặc bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Thông thường, họ là người con cả trong một gia đình giàu và có học thức. Người cha thường chỉ quan tâm nhiều đến sự nghiệp, ít tham gia vào việc giáo dục con cái hay những vấn đề của gia đình. Ngược lại, người mẹ lại quá chiều chuộng và quan tâm quá mức đến con mình.
Một số nhà tâm lý và tư vấn cho thanh niên cho biết nhiều nạn nhân của “hikikomori” thường học hành tốt ở trường mặc dù phần lớn hay bị bắt nạt. Tuy nhiên, một số lượng đáng kể lại thi rớt các kỳ thi quan trọng vào những trường trung học và đại học mà họ chọn bất chấp sự kỳ vọng của cha mẹ và giáo viên.
Saito cho biết thêm “hikikomori” được xem như là một sự sợ hãi, lo lắng hay rối loạn tính cách tại châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố văn hóa ở Nhật Bản, như cảm giác hổ thẹn trước những vết nhơ của gia đình khiến tình trạng “hikikomori” trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn so với ở các nước khác.
Phim tài liệu Home chỉ là một trong số những dấu hiệu cho thấy người Nhật đang cởi mở hơn trong việc đối phó với hội chứng “hikikomori”. Chẳng hạn như đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã phát động một chiến dịch vận động trên toàn quốc về “hikikomori” và thành lập một diễn đàn thảo luận trên Internet dành cho những nạn nhân của “hikikomori”, các gia đình, bác sĩ, nhà sư phạm...
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật đã ban hành những hướng dẫn tạm thời cho các bệnh viện và trường học về “hikikomori” trong khi Bộ Y tế – Lao động - Phúc lợi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu về “hikikomori” kéo dài 3 năm để hỗ trợ cho việc hình thành kế hoạch giúp đỡ những nạn nhân của “hikikomori”, thế hệ tương lai của Nhật Bản.
Theo tintucvietnam.com
Anh ta đã thi trượt vào một trường trung học có tiếng và chỉ thi đậu sau một năm luyện thi. Vào thời điểm đó, tính cách vui vẻ của Kobayashi cũng dần mất đi.
Khi lên đại học, tinh thần của Kobayashi trở nên tồi tệ hơn. Chẳng bao lâu, anh bỏ học và bắt đầu một cuộc sống “hikikomori”: tự nhốt mình trong nhà nhiều năm liền, từ chối ra ngoài hay liên lạc với mọi người.
Vào ban đêm, khi mọi người ngủ say, anh ta mới kiếm thức ăn mà mẹ mình để lại trong tủ lạnh. Kobayashi còn có khuynh hướng hay nổi giận, thỉnh thoảng la mắng - thậm chí là đánh - mẹ mình mỗi khi bà van nài anh ra ngoài ngôi nhà.
Chỉ đến cuối năm 2002, Kobayashi, khi đó 29 tuổi, mới không còn cảm thấy sợ hãi khi đứng trước đám đông xa lạ ở rạp hát để giải thích về những gì mình đã trải qua sau những buổi chiếu phim. Người thanh niên này phải trả lời vô số câu hỏi của nhiều khán giả, phần lớn nói trong nước mắt, về việc họ có thể làm gì để cứu người thân thoát khỏi tình cảnh như của anh ta.
Những vấn đề mà phim Home, được em trai của Kobayashi thực hiện, không chỉ khiến nó trở thành bộ phim ăn khách mà còn khiến thế giới chú ý đến số phận của khoảng 1 triệu thanh niên Nhật Bản bị tác động bởi hội chứng “hikikomori”.
Hầu hết những nạn nhân của “hikikomori” thường ở độ tuổi 20 - 30, có khi lên đến 40. Những người này thường ở trong nhà trong nhiều năm liền, không có quan hệ xã hội hay mất phương hướng trong cuộc sống.
Theo nhà tâm lý Tamaki Saito, phần lớn những người bị “hikikomori” đều không có khuynh hướng trở thành tội phạm hoặc bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Thông thường, họ là người con cả trong một gia đình giàu và có học thức. Người cha thường chỉ quan tâm nhiều đến sự nghiệp, ít tham gia vào việc giáo dục con cái hay những vấn đề của gia đình. Ngược lại, người mẹ lại quá chiều chuộng và quan tâm quá mức đến con mình.
Một số nhà tâm lý và tư vấn cho thanh niên cho biết nhiều nạn nhân của “hikikomori” thường học hành tốt ở trường mặc dù phần lớn hay bị bắt nạt. Tuy nhiên, một số lượng đáng kể lại thi rớt các kỳ thi quan trọng vào những trường trung học và đại học mà họ chọn bất chấp sự kỳ vọng của cha mẹ và giáo viên.
Saito cho biết thêm “hikikomori” được xem như là một sự sợ hãi, lo lắng hay rối loạn tính cách tại châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố văn hóa ở Nhật Bản, như cảm giác hổ thẹn trước những vết nhơ của gia đình khiến tình trạng “hikikomori” trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn so với ở các nước khác.
Phim tài liệu Home chỉ là một trong số những dấu hiệu cho thấy người Nhật đang cởi mở hơn trong việc đối phó với hội chứng “hikikomori”. Chẳng hạn như đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã phát động một chiến dịch vận động trên toàn quốc về “hikikomori” và thành lập một diễn đàn thảo luận trên Internet dành cho những nạn nhân của “hikikomori”, các gia đình, bác sĩ, nhà sư phạm...
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật đã ban hành những hướng dẫn tạm thời cho các bệnh viện và trường học về “hikikomori” trong khi Bộ Y tế – Lao động - Phúc lợi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu về “hikikomori” kéo dài 3 năm để hỗ trợ cho việc hình thành kế hoạch giúp đỡ những nạn nhân của “hikikomori”, thế hệ tương lai của Nhật Bản.
Theo tintucvietnam.com
Có thể bạn sẽ thích