TTO - Khoảng 10.000 người, trong đó có 86 nghị sĩ, các học giả Nhật và ngoại quốc ngày 7-3 đã tổ chức một cuộc mít tinh để phản đối đề nghị cho phép phụ nữ và hậu duệ của họ nối ngôi hoàng đế của Nhật, cho rằng điều quan trọng là bảo tồn truyền thống quân chủ xưa nhất thế giới.
Luật nối ngôi của Nhật được đưa ra năm 1947 phát biểu chỉ có các thành viên nam của hoàng gia có hoàng đế phía cha của họ mới có quyền lên ngôi. Cuộc mít tinh ngày 7-3 cũng đánh dấu hội nghị đầu tiên của Hội quốc gia tôn trọng truyền thống của hoàng gia, một hội có 330 thành viên bắt đầu từ tháng ba, trong đó có các học giả, các nhà phê bình và các giám đốc công ty.
Cuộc mít tinh đưa ra một nghị quyết kêu gọi hội nói trên đưa ra các đề nghị giúp duy trì việc phái nam nối ngôi hoàng đế và kêu gọi các thành viên Quốc hội thành lập một nhóm xem xét các vấn đề liên quan đến hệ thống hoàng đế.
Nhật đã có tám nữ hoàng trong khoảng từ thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ mười tám, nhưng các chuyên gia nói những người thừa kế ngai vàng luôn luôn phát xuất từ dòng họ nam.
(Theo Tuổi Trẻ)
Luật nối ngôi của Nhật được đưa ra năm 1947 phát biểu chỉ có các thành viên nam của hoàng gia có hoàng đế phía cha của họ mới có quyền lên ngôi. Cuộc mít tinh ngày 7-3 cũng đánh dấu hội nghị đầu tiên của Hội quốc gia tôn trọng truyền thống của hoàng gia, một hội có 330 thành viên bắt đầu từ tháng ba, trong đó có các học giả, các nhà phê bình và các giám đốc công ty.
Cuộc mít tinh đưa ra một nghị quyết kêu gọi hội nói trên đưa ra các đề nghị giúp duy trì việc phái nam nối ngôi hoàng đế và kêu gọi các thành viên Quốc hội thành lập một nhóm xem xét các vấn đề liên quan đến hệ thống hoàng đế.
Nhật đã có tám nữ hoàng trong khoảng từ thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ mười tám, nhưng các chuyên gia nói những người thừa kế ngai vàng luôn luôn phát xuất từ dòng họ nam.
(Theo Tuổi Trẻ)
Có thể bạn sẽ thích