Làm thế nào để dịch tốt

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Có lẽ đối với người VN (chẳng biết nước khác thế nào nữa hihihi) thì khi học ngoại ngữ, nếu có dịch thì phần dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng VN có vẻ khá hơn là dịch từ tiếng VN qua tiếng nước ngoài.... Trong topic này mình muốn mọi người cùng đưa ra những điều cần chú ý để dịch được tốt, đặc biệt là từ tiếng VN qua tiếng NB.

Có lẽ tiếng VN và NB có nhiều điểm khác nhau, tiếng Nhật thuộc ngôn ngữ chắp dính, các thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ..) được kết hợp với nhau bởi các giới từ theo một quy tắc nhất định, còn tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập phân tính (cái khái niệm ni đọc trong sách, cũng ko hiểu lắm :p )... có lẽ cái đó cũng gây khó khăn cho người VN học tiếng Nhật, và gây khó khăn trong việc dịch thuật ^_*

Để dịch tốt, mình nghĩ không chỉ nắm chắc từ mà còn phải biết phân tích câu chuẩn xác và có khả năng liên tưởng suy đoán tốt.... (như việc mình phân tích câu đúng rùi từ đó có thể đoán được nghĩa từ mới chưa biết có trong câu đó ^^) hihi

mong các bạn góp ý thêm :D
 

ttnb

New Member
Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

Một vấn đề quá khó ! Mà thôi thì cứ đưa ra ý kiến củ riêng mình vậy nhé. Hy vọng sau này có thành viên đông lên sẽ thảo luận tiếp.

nếu có dịch thì phần dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng VN có vẻ khá hơn là dịch từ tiếng VN qua tiếng nước ngoài

Chuyện này đúng với tất cả các ngoại ngữ chứ không riêng gì tiếng Nhật. Lý do cũng đơn giản thôi. Dịch ngược lại tiếng mẹ đẻ thì mình có nhiều cách để diễn đạt hơn là tiếng nước ngoài. Ngoại ngữ có lẽ học cả đời cũng không hết và vẫn cảm thấy vướng mắc khi giao tiếp.

Mấy khái niệm về ngôn ngữ chắp dính hay đơn lập gì đó thuộc phạm trù ngôn ngữ học rồi. Không phải chuyên môn nên không dám bàn cãi ở đây.

Theo kinh nghiệm ít ỏi của bản thân mình thì để dịch Việt-Nhật (hay ngược lại )tốt thì cần hiểu rõ cấu trúc câu, ngữ pháp.... như ttjp đã nói. Học một ngoại ngữ có nắm vững hay không là dựa hầu hết vào cách tiếp thu các cấu trúc ngữ pháp này. Nếu như không nắm vững từng đơn vị nhỏ của câu thì làm sao mà hiểu cho chính xác chứ?!!

Tuy thế, ngoài ngữ pháp ra còn nhiều thứ quan trọng nữa. Đó là vốn kiến thức về văn hóa Nhật-Việt. Nhiều lúc người phiên dịch hiểu hết câu nói nhưng không diễn đạt được (hay nói cách khác là không biết cách diễn đạt) chỉ vì thiếu kiến thức về văn hóa(bao hàm cả những kiến thức phổ thông!)

Ngoài ra, nghề phiên dịch đòi hỏi một sự "dũng cảm " nhìn nhận vào sự thật. Có nghĩa là có gì không rõ thì phải hỏi lại người nói chứ không được dịch theo ý mình (mình đã chứng kiến nhiều người nghe không được rồi tự bịa ra nội dung!).

Mặt khác, nếu bạn dịch chuyên cho người nào đó thì nên cố tìm hiểu tính cách và suy nghĩ của họ. Nhiều lúc họ nói chưa hết câu nhưng bạn đã đoán biết họ muốn nói gì rồi để chuẩn bị từ ngữ và cách diễn tả cho hiệu quả nhất.

Còn mội điều cuối nữa là.... mà thôi để lúc khác bàn tiếp
chúc mọi người vui vẻ
 

quyenjp

Member
Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

外国語が滑らかに訳せるかどうかはその国のニュアンスがわかるかどうか。
でも、ニュアンス分かるためにはやっぱし、その国で暮らしないと。ですが、暮らしても勉強しないとスラングしかしゃべれないよ。
勉強しなくちゃ !
 

Tuan Shimodate

New Member
Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

Vấn đề dịch này , có vẻ chỉ dành cho nhứng người học cao hiểu rộng thảo luận thôi thì phải .Nhưng mà nói chuyện này lại nghĩ tới bản thân .Mình nhiều lúc nghe người Nhật nói nhưng mà những chữ trong câu thì mình hiểu .Nhưng cả câu thì mình không hiểu gì hết .Có cách nào để khắc phục điều này không các sư huynh
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

Lý do đơn giản là vì đồng chí chưa nắm rỏ cấu trúc của câu dài. Hãy cố gằng làm quen với các câu dài cũng như các cách nói tắt là sẽ ok thôi mà.
 

sweetie

New Member
Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

Tuan Shimodate nói:
Vấn đề dịch này , có vẻ chỉ dành cho nhứng người học cao hiểu rộng thảo luận thôi thì phải .

:D cũng đâu hẳn mà đồng chí [ bắt chước từ của sempai nghe hãi kinh :p ]

Để dịch tốt có lẽ trước tiên cần phân tích câu cho tốt, sw đọc được bài viết của TS. Trần Sơn viết về những điều cần lưu ý khi phân tích câu tiếng Nhật - nó cơ bản thui, nhưng thấy cũng bổ ích nên type lên mọi người cùng tham khảo ^^

- Tìm thành phần chính của câu là Chủ Ngữ (CN), Vị Ngữ (VN), Bổ Ngữ (BN). Nên tìm VN trước, sau đó đến CN, rồi đến BN thì sẽ dễ dàng hơn vì câu tiếng Nhật thường ẩn CN.

- VN là Danh Từ (DT/N), Tính Từ (TT/A/Na), Đại Từ . Vị trí của VN bao giờ cũng ở cuối câu. Nếu trong mỗi câu phức có nhiều thành phần thì vị trí của VN sẽ ở cuối mỗi phân câu đó.

- CN thường là DT, Đại Từ, số từ (tiếng Nhật gọi chung là thể ngôn - "Taigen"). Nếu là Động Từ, TT thì thường phải dùng hình thức DT hóa (dùng no hoặc koto). Các trợ từ đi kèm để xác định CN thường là ga, wa, mo họăc không dùng trợ từ mà dùng dấu ten (phẩy) hoặc CN ẩn bên ngoài câu.

- Khi đã tìm ra VN và CN (dù là CN ẩn) thì phải khớp nghĩa. Thông thường khi tìm ra VN sẽ phải khớp nghĩa ngay với CN, nghĩa giữa VN và CN có khớp nhau thì mới xách định đựơc đúng, nếu không khớp nhau thì vẫn là sai. Ví dụ: VN là 1 Động Từ "phát triển" thì CN sẽ là "ai" hoặc "cái gì" phát triển.

- Chú ý những trường hợp DT đi với các trợ từ ga, wa, mo không phải trường hợp nào cũng đều xác định CN. Bởi vì:
+ ga là cách trợ từ (kakujoshi). Cách trợ từ chủ yếu đi với thể ngôn, xác định thể ngôn đó (từ đó) có quan hệ đối với từ khác trong câu. Vì vậy ga có thể xác định CN, cũng như nhiều trường hợp ga thay cho trợ từ wo trong trường hợp Động Từ đi sau ở dạng khả năng họăc Động Từ đi sau ở dạng Ukemi (thụ động). Ngoài ra còn một số trường hợp trợ từ ga còn xác định bổ ngữ của tính từ suki (thích), kirai (ghét, không ưa), jouzu (giỏi) ... hoặc ga xác định bổ ngữ của Động Từ wakaru (hiểu). Như vậy trong tiếng Nhật khi dùng tính từ thích (suki), không ưa (kirai), giỏi (jouzu), muốn (hoshii) ... cái gì, đều phải dùng trợ từ ga vào đối tượng thích, muốn ... cái đó.
+ wa là hệ trợ từ (keijoshi hoặc kakarijoshi). Trợ từ wa có thể đi với các loại từ để gây ra tác động đối với VN ở sau. Trợ từ wa có thể thay thế cho các trợ từ ga (xác định CN), trợ từ wo, ni, de (xác định bổ ngữ) họăc thêm vào để nhấn mạnh.
+ mo cũng là hệ trợ từ. Trợ từ mo là trợ từ ngữ nghĩa, còn trợ từ wa, ga là trợ từ ngữ pháp. Vì thế ta có thể định nghĩa của trợ từ mo là "cũng" hoặc "đều" ... còn trợ từ ngữ pháp như ga, wa ... thì chỉ giữ vai trò ngữ pháp trong câu, không có nghĩa nên không dịch ra tiếng Việt được.
Trợ từ mo có thể thay thế cho ga (xác định CN), thay thế cho wo (xác định Tân Ngữ), thay thế cho ga (xác định Bổ Ngữ), thay thế cho cụm từ nitsutemo (Bổ Ngữ)
Đặc điểm của trợ từ mo là dùng cho người thứ 2, vật thứ 2 trở đi và có thể dùng từ 1 đến 3,4 trợ từ mo.

Koremo soremo aremo chizudesu.
Thứ này, thứ ấy, thứ kia đều là bản đồ
(Cái này cũng, cái ấy cũng, cái kia cũng là bản đồ)

- Tìm Bổ Ngữ. Các trợ từ đi kèm theo xác định Bổ Ngữ thường là ni, de, to, kara, node, hoặc các cụm từ kết hợp như niyotte, nitashite, toshite, nishitagatte ...

- Xác định thành phần tu sức thể ngôn, hay còn gọi là thành phần phụ của DT hoặc Định Ngữ.
Thành phần phụ của DT hay Định Ngữ trong tiếng Nhật bao giờ cũng đi trước DT là thành phần chính.
Ví dụ:
tiếng Nhật : sữa bò (P+C), tiếng Việt : bò sữa (C+P)
tiếng Nhật : đầu tư pháp (P+C), tiếng Việt : luật đầu tư (C+P)
Qui tắc chung là: thành phần phụ + thành phần chính (P+C)
>< DT đi với DT ở giữa ta dùng trợ từ no (DT no DT)
>< Động Từ, TT đuôi i đi trực tiếp với DT không cần trợ từ (V/A+N)
>< TT đuôi na đi với DT giữ nguyên đuôi na đi trực tiếp với DT (Na+DT)

- Sơ đồ hình mẫu một câu tiếng Nhật có thể như sau:

Định Ngữ 1 - Chủ Ngữ + ga/wa/mo + Định Ngữ 2 - Bổ Ngữ + ni/de/to/kara + Định Ngữ 3 - Vị Ngữ + N da/ Na da/ V/A

:( cứ phải gõ hoài nì lại hổng nuôi được móng tay gòi huhu
 
Sửa lần cuối:

Tuan Shimodate

New Member
Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

Nghe nói có vẻ dễ dàng quá nhỉ .Dạ thưa cấu trúc và ngữ pháp thì khi viết .Tớ không bị vấn đề gì cả .Nhưng u thử ở đây đi thì biết , khi làm việc họ nói như gió , tiếng có tiếng không căng cái lỗ tai ra nghe thì được chữ này mất chữ kia .Nói chung là hiểu mông lung câu người ta nói .Không biết mình có nghe sót chữ nào không để mà hiểu rõ nội dung , không thôi hiểu lộn ý thì căng lắm .
Đã nói chuyện với người của hiệp hội (đó là một người Nhật biết tiếng Việt )thì anh bảo là mới qua chưa nghe quen thôi .Nhưng tui thấy cũng đã ba tháng trôi qua từ khi tôi đặt chân tới Nhật Bản rồi mà chứ có còn mới gì đâu.Không biết có phải tôi quá lo lắng không.Nhưng thật sự rất khó khăn khi ra đường đàm thoại mà mình có thể nói nhưng không thể nghe .Tôi sợ là mình không thể tiến bộ được đó.
 

shizuka_jp

New Member
Re: Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

sweetie nói:
:D cũng đâu hẳn mà đồng chí [ bắt chước từ của sempai nghe hãi kinh :p ]

Để dịch tốt có lẽ trước tiên cần phân tích câu cho tốt, sw đọc được bài viết của TS. Trần Sơn viết về những điều cần lưu ý khi phân tích câu tiếng Nhật - nó cơ bản thui, nhưng thấy cũng bổ ích nên type lên mọi người cùng tham khảo ^^

- Tìm thành phần chính của câu là Chủ Ngữ (CN), Vị Ngữ (VN), Bổ Ngữ (BN). Nên tìm VN trước, sau đó đến CN, rồi đến BN thì sẽ dễ dàng hơn vì câu tiếng Nhật thường ẩn CN.

- VN là Danh Từ (DT/N), Tính Từ (TT/A/Na), Đại Từ . Vị trí của VN bao giờ cũng ở cuối câu. Nếu trong mỗi câu phức có nhiều thành phần thì vị trí của VN sẽ ở cuối mỗi phân câu đó.

- CN thường là DT, Đại Từ, số từ (tiếng Nhật gọi chung là thể ngôn - "Taigen"). Nếu là Động Từ, TT thì thường phải dùng hình thức DT hóa (dùng no hoặc koto). Các trợ từ đi kèm để xác định CN thường là ga, wa, mo họăc không dùng trợ từ mà dùng dấu ten (phẩy) hoặc CN ẩn bên ngoài câu.

- Khi đã tìm ra VN và CN (dù là CN ẩn) thì phải khớp nghĩa. Thông thường khi tìm ra VN sẽ phải khớp nghĩa ngay với CN, nghĩa giữa VN và CN có khớp nhau thì mới xách định đựơc đúng, nếu không khớp nhau thì vẫn là sai. Ví dụ: VN là 1 Động Từ "phát triển" thì CN sẽ là "ai" hoặc "cái gì" phát triển.

- Chú ý những trường hợp DT đi với các trợ từ ga, wa, mo không phải trường hợp nào cũng đều xác định CN. Bởi vì:
+ ga là cách trợ từ (kakujoshi). Cách trợ từ chủ yếu đi với thể ngôn, xác định thể ngôn đó (từ đó) có quan hệ đối với từ khác trong câu. Vì vậy ga có thể xác định CN, cũng như nhiều trường hợp ga thay cho trợ từ wo trong trường hợp Động Từ đi sau ở dạng khả năng họăc Động Từ đi sau ở dạng Ukemi (thụ động). Ngoài ra còn một số trường hợp trợ từ ga còn xác định bổ ngữ của tính từ suki (thích), kirai (ghét, không ưa), jouzu (giỏi) ... hoặc ga xác định bổ ngữ của Động Từ wakaru (hiểu). Như vậy trong tiếng Nhật khi dùng tính từ thích (suki), không ưa (kirai), giỏi (jouzu), muốn (hoshii) ... cái gì, đều phải dùng trợ từ ga vào đối tượng thích, muốn ... cái đó.
+ wa là hệ trợ từ (keijoshi hoặc kakarijoshi). Trợ từ wa có thể đi với các loại từ để gây ra tác động đối với VN ở sau. Trợ từ wa có thể thay thế cho các trợ từ ga (xác định CN), trợ từ wo, ni, de (xác định bổ ngữ) họăc thêm vào để nhấn mạnh.
+ mo cũng là hệ trợ từ. Trợ từ mo là trợ từ ngữ nghĩa, còn trợ từ wa, ga là trợ từ ngữ pháp. Vì thế ta có thể định nghĩa của trợ từ mo là "cũng" hoặc "đều" ... còn trợ từ ngữ pháp như ga, wa ... thì chỉ giữ vai trò ngữ pháp trong câu, không có nghĩa nên không dịch ra tiếng Việt được.
Trợ từ mo có thể thay thế cho ga (xác định CN), thay thế cho wo (xác định Tân Ngữ), thay thế cho ga (xác định Bổ Ngữ), thay thế cho cụm từ nitsutemo (Bổ Ngữ)
Đặc điểm của trợ từ mo là dùng cho người thứ 2, vật thứ 2 trở đi và có thể dùng từ 1 đến 3,4 trợ từ mo.

Koremo soremo aremo chizudesu.
Thứ này, thứ ấy, thứ kia đều là bản đồ
(Cái này cũng, cái ấy cũng, cái kia cũng là bản đồ)

- Tìm Bổ Ngữ. Các trợ từ đi kèm theo xác định Bổ Ngữ thường là ni, de, to, kara, node, hoặc các cụm từ kết hợp như niyotte, nitashite, toshite, nishitagatte ...

- Xác định thành phần tu sức thể ngôn, hay còn gọi là thành phần phụ của DT hoặc Định Ngữ.
Thành phần phụ của DT hay Định Ngữ trong tiếng Nhật bao giờ cũng đi trước DT là thành phần chính.
Ví dụ:
tiếng Nhật : sữa bò (P+C), tiếng Việt : bò sữa (C+P)
tiếng Nhật : đầu tư pháp (P+C), tiếng Việt : luật đầu tư (C+P)
Qui tắc chung là: thành phần phụ + thành phần chính (P+C)
>< DT đi với DT ở giữa ta dùng trợ từ no (DT no DT)
>< Động Từ, TT đuôi i đi trực tiếp với DT không cần trợ từ (V/A+N)
>< TT đuôi na đi với DT giữ nguyên đuôi na đi trực tiếp với DT (Na+DT)

- Sơ đồ hình mẫu một câu tiếng Nhật có thể như sau:

Định Ngữ 1 - Chủ Ngữ + ga/wa/mo + Định Ngữ 2 - Bổ Ngữ + ni/de/to/kara + Định Ngữ 3 - Vị Ngữ + N da/ Na da/ V/A

:( cứ phải gõ hoài nì lại hổng nuôi được móng tay gòi huhu

Chào bạn
Mình rất quan tâm đến bài viết của bạn vì minh thấy quả là có ích cho những ai chưa nắm rõ phân tích cấu trúc câu.Bản thân mình cũng nằm trong số đó cho nên mình không thể tự tin với về phần dịch của mình.Bài viét của bạn đã làm tăng thêm ý nghĩ muốn tìm hiểu hơn nữa về thành phần và cấu trúc câu trong tiếng nhật nhưng mình thấy hình như rất ít sách nói về vấn đề này và quả thật mình cũng chua có cuốn sách nào để tham khảo cả.Vì vậy trong bài viết bạn có thể đưa ra ví dụ cụ thể để minh họa phần cấu trúc câu được không, mình nghĩ nó rất có ích cho những ai còn mơ hồ như mình để tham khảo.Nếu có thể bạn cố gắng đưa ra nhiều mẫu câu hơn nữa hoặc chỉ cho mình rõ hơn về cuốn sách của bạn để mình cố gắng tìm mua.
arigatou ne
 

kamikaze

Administrator
Re: Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

shizuka_jp nói:
Chào bạn
Mình rất quan tâm đến bài viết của bạn vì minh thấy quả là có ích cho những ai chưa nắm rõ phân tích cấu trúc câu.Bản thân mình cũng nằm trong số đó cho nên mình không thể tự tin với về phần dịch của mình.Bài viét của bạn đã làm tăng thêm ý nghĩ muốn tìm hiểu hơn nữa về thành phần và cấu trúc câu trong tiếng nhật nhưng mình thấy hình như rất ít sách nói về vấn đề này và quả thật mình cũng chua có cuốn sách nào để tham khảo cả.Vì vậy trong bài viết bạn có thể đưa ra ví dụ cụ thể để minh họa phần cấu trúc câu được không, mình nghĩ nó rất có ích cho những ai còn mơ hồ như mình để tham khảo.Nếu có thể bạn cố gắng đưa ra nhiều mẫu câu hơn nữa hoặc chỉ cho mình rõ hơn về cuốn sách của bạn để mình cố gắng tìm mua.
arigatou ne

Theo mình đoán thì đây có thể là 1 bài báo hay bài phân tích nào đó mà tác giả chỉ nói chung chung ra chứ không đưa ra ví dụ cụ thể. Thực ra trên lý thuyết là như thế nhưng khi một người phiên/thông dịch đã quen với nghề rồi thì chắc chắn sẽ có 1 sự phản ứng tự nhiên chứ không bắt buộc khi dịch phải tìm chi ly phần nào là chủ ngữ vị ngữ..... Theo mình hiểu thì điều mà bài báo muốn nhấn mạnh ở chỗ là phải nắm vững ngữ pháp, cấu trúc câu để tạo nền tảng cho nghề phiên/thông dịch.

Sách phân tích về phiên/thông dịch tiếng Nhật thì chắc là hiếm. Mà nếu có nữa thì cũng chỉ tập trung vào Nhật-Anh chứ Nhật-Việt rất khó kiếm. Còn sách về cấu trúc câu của tiếng Nhật thì có lẽ có bán đầy ngoài hiệu sách. Mình đưa ra 1 ví dụ nhé bạn chỉ cần nắm rõ hết văn phạm trong các cuốn sách thi năng lực tiếng Nhật cấp 3,2,1 thì bạn đủ vốn rồi. Còn nếu muốn bạn muốn tìm hiểu thêm thì hãy đọc cuốn "Từ điển văn phạm tiếng Nhật-日本語文型辞典” cuốn này đã được ai đó dịch ra tiếng Việt và mặc dù có 1 ít lỗi nhưng cũng tạm được. Còn nếu bạn ở Nhật thì nếu có thời gian hãy tìm mua một số sách "hướng dẫn dạy tiếng Nhật cho người nước ngòai". Đây là sách dùng cho giáo viên người Nhật nhưng nếu chịu khó đọc thì sẽ tìm hiểu được rất nhiều.

Chúc bạn vui vẻ
 

luckylukeha

New Member
tui thực sự ko hiểu mấy người nói gì đâu, mí người mè nói hoặc chỉ như vậy chỉ làm cho những người ko biết như tui thấy nó thật sự kinh khủng, còn những người biết có lẽ sẽ thấy nó rối hơn dó, tốt nhất nên ghi rõ ràng, ít chữ thôi, 1 y' xuống dòng 1 lần, đừng ghi luông tuồng như thế
 

Panda

New Member
Thực ra những gì thầy Sơn viết chỉ là cách dịch thế nào cho ĐÚNG thôi, chứ không phải dịch tốt (hay)

Bởi vì, muốn dịch hay trước hết phải giỏi tiếng VIỆT. Vì sao ư ? Vì phải giỏi tiếng Việt thì mới có thể tìm thấy những cách biểu đạt hay nhất. Còn tiếng Nhật dĩ nhiên phải giỏi để có thể phân tích đúng và KHÔNG SAI (đây là điều kiện bắt buộc phải có). Một ví dụ rất đơn giản nhé :

これは本です。
(trình độ Shokyu - ai cũng hiểu)
dịch ĐÚNG : cái này là quyển sách
dịch TỐT : đây là quyển sách :D

Hoặc あばたもえくぼ
dịch ĐÚNG : Rỗ mặt cũng là nốt ruồi duyên :confused:
dịch TỐT : "Yêu nhau củ ấu cũng tròn"
hoặc "Lỗ mũi mười tám gánh lông - Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho" :D
(có nhiều cách dịch đối với câu này, đây chỉ là ví dụ)

Hoặc おいしくてほっぺたが落ちる。
Dịch ĐÚNG : Ngon đến ... rụng cả má :eek:
Dịch tốt : (ngon) Tuyệt cú mèo !

Nhà mình có thấy đúng không ạ ? :cool:
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Re: Làm thế nào để dịch tốt

Panda nói đúng quá đi. Nhớ ngày trước dịch cho một nhóm kỹ sư người Hải phòng và khi được và lỡ dùng câu "Một tháng XÀI bao nhiêu tiền?" mấy anh chàng này cứ ngẩn người ra và hỏi "xài" là cái gì mới nhớ hình như từ này chỉ dùng trong miền nam thôi người bắc không dùng ....sau đó đổi lại là "TIÊU " thì mới ổn. Đúng là kiến thức tiếng Việt rất quan trọng!
 

likhach

New Member
Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

quyenjp nói:
外国語が滑らかに訳せるかどうかはその国のニュアンスがわかるかどうか。でも、ニュアンス分かるためにはやっぱし、その国で暮らしないと。ですが、暮らしても勉強しないとスラングし     かしゃべれないよ。勉強しなくちゃ !
姉ちゃんは日本語のスラングの使う方法までも良く分かってるみたいだねえ!凄いだは、姉ちゃん,なんか今まだ日本で暮らしてるの?時間があれば おれにも日本語の面白い表現や勘違い安い会話の言葉などを教えてくださいません?一つ一つでもいいから、教えてね!本当によろしくお願いだよ。お願いします。宜しいでしょうか?!
    本当、姉ちゃんのおっしゃった通り
    「勉強しなくちゃあ!」 
    だねえ!
 

kamikaze

Administrator
Re: Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

Tiếng Nhật quá trời siêu đẳng rồi sao còn kêu người khác chỉ gì nữa trời. Mình đọc hổng hiểu gì luôn á!!!

Có chiêu nào chỉ cho member trong đây vài chiêu đi chứ!
Cảm ơn

Àh, đã giải quyết xong cái phần mềm dịch thuật kia chưa?
 

likhach

New Member
Ðề: Re: Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

kamikaze nói:
Tiếng Nhật quá trời siêu đẳng rồi sao còn kêu người khác chỉ gì nữa trời. Mình đọc hổng hiểu gì luôn á!!!

Có chiêu nào chỉ cho member trong đây vài chiêu đi chứ!


Àh, đã giải quyết xong cái phần mềm dịch thuật kia chưa?
Chưa you ơi
To bó tay rồi! không có cách nào để chọn được font font thích hợp hết!
Cảm ơn đã quá khen về trình độ viết khiến người đọc không hiểu nổi. hahaha!
đang học thôi. về vấn đề kinh nghiệm thì:
-Nếu tự mình học sẽ tốn vài năm
-Nguời khác chỉ lại thì chỉ mất vài giờ
Chuyện là vậy đó
 

kamikaze

Administrator
Re: Ðề: Re: Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

Người đọc không hiểu nổi vì không đủ trình độ chứ không phải do người viết kém đâu nhé!

Cái phần mềm kia bạn cho mình khoảng 1 tuần mò mẫm xem thế nào. Có lẽ là mở nó ra đổi font hiển thị đi thì sẽ fix được thôi. Còn 1 cách nữa là cài hệ điều hành tiếng Anh lên máy rồi cài nó vào là ok!

Cảm ơn bạn đã nếu ra kinh nghiệm nếu bạn có thời gian vào đây chúng ta cùng trao đổi với mọi người nhé. Àh, bạn đang ở đâu và có hứng trong công việc dịch thuật không?
 

tudung_79

New Member
Ðề: Re: Ðề: Làm thế nào để dịch tốt

Cac van de tren deu dung, nhung theo kinh nghiem cua minh la truoc tien chung ta phai co von tu rong de co the de dang hieu duoc y cua nguoi viet la gi, phai khong?:rolleyes:
 

Điểm tin

Top