kamikaze
Administrator
Do nhu cầu đi Nhật hay vào làm cho công ty Nhật tại Việt Nam tăng lên mà số người Việt Nam học tiếng Nhật cũng tăng lên rất nhanh. Nếu ai quan tâm và để ý sẽ thấy một sự thật rõ ràng là số người học tiếng Nhật nhiều nhưng số người sử dụng được tiếng Nhật thành thạo (đủ để giao tiếp cơ bản trong công việc mà không cần phiên dịch) lại rất ít so với tổng số người học. Đặc biệt là mảng lao động, những người vốn dĩ không phải chuyên môn tiếng Nhật nhưng học tiếng Nhật để đi làm tại Nhật hay cho công ty Nhật điều này rất rõ nét.
Bài viết này tôi thử tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao lại có hiện tượng này xảy ra. Vì sao trong số người đi lao động số người chinh phục được tiếng Nhật lại ít đến thế.
1/ Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó:
Tôi tránh dùng từ “ngoại ngữ” mà chọn từ “ngôn ngữ” bởi lẽ tiếng Nhật khó không những đối với người nước ngoài mà ngay cả đối với người bản xứ( với họ tiếng Nhật là tiếng mẹ đẻ), tiếng Nhật vẫn là một thứ “khó nhằn”. Về văn phạm( ngữ pháp) tiếng Nhật không phức tạp lắm. Nhưng với hệ thống chữ viết có đến 4 loại chữ khiến tiếng Nhật khó nhớ. Rồi đằng sau nó là một nền văn hoá chú trọng đến khách sáo, lễ nghễ( mọi thứ đều phải hiểu trong ngữ cảnh), coi sự vòng vo, mập mờ là nét đẹp đã khiến cho tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó hiểu.
Có thể nói ít nước nào sử dụng ngôn ngữ với hệ thống chữ viết rắc rối đến mức nhiều khi học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học cũng không đọc nổi một bài báo. Hay mỗi lần gặp nhau trao đổi danh thiếp người Nhật lại phải cẩn thận hỏi lại cách đọc tên chữ Hán của đối tác để không bị “lố” trong giao tiếp.
Mục đích của bài viết này không phải là phân tích vì sao tiếng Nhật khó nên tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết. Điều tôi muốn nói chính là do tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó nên khiến cho nhiều người Việt phải bỏ cuộc giữa chừng.
Mấy năm trước tôi có đề cập đến 4 lý do tiếng Nhật khó học ở đây. Nếu ai quan tâm xin mời tham khảo.
2/ Thiếu giáo viên có kinh nghiệm:
Không riêng gì ngoại ngữ mà bất cứ môn học nào thì trình độ, kinh nghiệm, phương pháp giảng
dạy của giáo viên dạy lúc nhập môn đóng vai trò khá quan trọng. Giáo viên giỏi có phương pháp dạy tốt sẽ khiến học viên tự tin và yêu môn được dạy ngay từ ban đầu. Ngược lại giáo viên kém sẽ gây ra hiệu ứng ngược lại là khiến học viên sợ, chán nản, mất tự tin ngay từ buổi đầu. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình học về sau. Hay nói cách khác sẽ quyết định sự thành bại của người học.
Thế nhưng, thực tế là đa số giáo viên tại các lớp tiếng Nhật trực thuộc các trung tâm xuất khẩu lao động lại là những người không đủ kinh nghiệm, kiến thức sư phạm cũng như năng lực tiếng Nhật hạn chế. Đa số công ty tuyển giáo viên với điều kiện là N3 hay lấy tiêu chí có kinh nghiệm thực tập sinh tại Nhật để đánh giá. Tuy nhiên, chứng chỉ N3 nếu so với tiếng Anh thì chỉ nằm tầm giữa bằng A và B. Nghĩa là mới xóa mù chữ. Còn kinh nghiệm tu nghiệp tại Nhật vài ba năm cũng không có ích gì cho quá trình dạy tiếng Nhật cả. Chưa nói là những người đi tu nghiệp đã quen kiểu nói “bồi” và lại truyền lại cho học viên thì sẽ thành ra tạo cho học viên thói quen
không chuẩn chỉ ngay từ đầu.
Đọc đến đây sẽ có bạn lý luận rằng "nhưng chỗ em học trung tâm thuê cả người Nhật dạy". Xin thưa, người Nhật có thể phát âm tiếng Nhật chuẩn hơn người nước ngoài. Còn để dạy tiếng Nhật lại cần kiến thức sư phạm và khả năng truyền đạt nữa. Không phải bất cứ ai là người Nhật cũng có thể dạy tiếng Nhật tốt cả. Nếu khó hiểu thì bạn hãy suy nghĩ xem có phải người Việt Nam nào cũng tự tin là có thể làm giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được hay không? Cho nên nhiều trường hợp giáo viên người Nhật dạy nhưng học viên vẫn không khá hơn là vì giáo viên đó không có kinh nghiệm hay không có phương pháp sư phạm. Sự thật là giáo viên có kinh nghiệm họ sẽ vào các trường đại học hay trung tâm ngoại ngữ uy tín chứ ít ai đầu quân cho các công ty xuất khẩu lao động.
3/ Chạy theo thành tích và rập khuôn:
Có vẻ như đa số các lớp tiếng Nhật lẫn học viên đều lấy "học đến bài mấy" "học hết mấy quyển sách" làm thước đo cho khả năng tiếng Nhật của mình. Ví dụ học viên hay nói với nhau "học hết bài 35". Nhưng lại quên đi một nội dung quan trọng là nhớ được bao nhiêu phần trăm nội dung đã được học. Nếu như học hết 35 bài mà nhớ được 5% thì sẽ thua người học 10 bài mà nhớ được 80%. Dường như các công ty môi giới lấy số bài tiếng Nhật đã học. đã dạy làm yếu tố để đi tiếp thị mà quên đi rằng học bao nhiêu không quan trọng bằng việc sử dụng được bao nhiêu.
Và cũng từ đây, nhiều lao động quá tự tin dẫn đến tự kiêu khi đã học một thời gian và học hết một số lượng bài Nhất định mà bản thân cho là “nhiều” “ đã đủ”’ rồi! Cần phải nói thêm là với cách học và dạy khá hời hợt thì dù học 1-2 năm và học hết 35-40 bài đi nữa thì kiến thức( từ vựng, ngữ pháp) người học nắm được không là mấy( Nhiều người qua đến Nhật chỉ mỗi mẫu tự giới thiệu cũng không thể nói suôn chảy!).
Kế đến là bệnh rập khuôn. Bản thân tôi đã nghe hàng trăm lao động đọc thuộc lòng( mà khổ nỗi nhiều khi còn sai) mỗi một bài tự giới thiệu với câu tiếng Nhật điển hình là "Khó khăn mấy tôi cũng cố" (いくら大変でも頑張ります). Thực tế thì mỗi người một hoàn cảnh và như ta hay nói " chín người mười ý" vậy tại sao giáo viên không tự cho học viên sáng tạo ra bài tự giới thiệu riêng cho bản thân mà lại cứ học thuộc mỗi một(vài) bài mẫu có sẵn? Chưa nói đến việc đa số người dù đã qua đến Nhật rồi vẫn không biết đổi động từ "đi" và "đến" cho phù hợp với ngữ cảnh!
Điều tôi muốn nói ở đây là sự rập khuôn cứng nhắc, bệnh chạy theo thành tích kèm thêm chút tự kiêu đã giết chết khả năng sáng tạo của học viên.
Ngoài ra, đa số trung tâm xuất khẩu lao động "nhốt" học viên 24/24 và dành nhiều thời gian cho việc "đào tạo tiếng Nhật" nhưng thực chất lá do cách quản lý, khả năng của giáo viên có hạn nên chỉ thành kiểu "cưỡi ngựa xem hoa". Học cả năm nhưng vẫn không vượt quá bài tự giới thiệu.
4/ Đặc điểm của học viên cũng là một lý do:
Ngoài việc không được giáo viên có kinh nghiệm dạy, không được định hướng rõ ràng thì một phần khó khăn đến từ đặc điểm của học viên. Đa số lao động học tiếng Nhật không phải là "muốn học" là do "phải học" để đi làm. Chưa nói đến nhiều người sau khi tốt nghiệp đã buông sách bút một thời gian dài để lo công việc. Vì vậy phần lớn học viên học theo cách miễn cưỡng. Hay nói cách khác học viên không mặn mà với tiếng Nhật. Từ đó sẽ sẽ có khuynh hướng học đối phó, học cho xong. Việc này cộng với khuynh hướng xem trọng thành tích, rập khuôn đã đề cập ở trên sẽ tạo nên một vòng tuần hoàn không lối thoát. Học viên bị xoáy vào và bỏ bao nhiêu thời gian học cũng không khá lên được.
5/Thiếu kiên trì:
Để học và sử dụng tốt một ngoại ngữ nào đó thì không có phương pháp nào khác là sử dụng (nghe, đọc, viết, nói) thật nhiều cả. Sử dụng nhiều sẽ giúp người học nhớ và vận dụng một cách thành thạo. Tất nhiên sẽ có người nhớ nhanh kẻ nhớ chậm. Thế nhưng, cho dù có tiếp thu chậm đến mấy đi nữa thì đầu tư thời gian thật nhiều sẽ nhớ được. Giả sử một người có trí nhớ tốt chỉ cần viết 10 lần thì sẽ nhớ một từ. Với người có trí nhớ không tốt có thể viết 100 thậm chí 1000 lần để nhớ.
Vậy nhưng hiện tại nhiều và rất nhiều người lại muốn cầm sách đọc lướt qua và nhớ luôn chữ Hán có hàng chục nét. Đây là việc không thể( Trừ khi người đọc là thiên tài có trí nhớ thật tốt). Chưa nói đến việc nhiều người chỉ học để phỏng vấn đậu qua Nhật. Sau khi qua Nhật thì lấy lý do "bận" và hầu như không học hay ôn lại tiếng Nhật nữa. Nhiều trường hợp sau khi qua Nhật khoảng nửa năm đã quên luôn cả chữ cái tiếng Nhật. Nhiều trường hợp không thể nhớ và viết ngay cả địa chỉ nhà ở hay tiên và địa chỉ công ty.
6/ Kém ... tiếng Việt:
Có khá nhiều trường hợp nguyên nhân lại nằm ở khả năng tiếng Việt. Nhiều người quên luôn cả các khái niệm "lùng bùng" như động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ trong tiếng Việt nên khi được giáo viên đem ra so sánh để dạy tiếng Nhật cũng hiểu một cách lờ mờ. Một khi ai đó không thể đặt nổi một câu tiếng Việt cho đầy đủ thì sẽ khó có khả năng nắm bắt được cấu trúc của bấ cứ ngoại ngữ nào.
7/Sai lầm trong quan niệm học tiếng Nhật để làm gì:
Không cần phải nói thì ai cũng rõ mục đích của việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng là để giao tiếp( nói nôm na là làm cho đối phương hiểu ý bản thân và bản thân cũng hiểu được ý của đối phương). Để đạt được mục đích giao tiếp hiệu quả thì yếu tố ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu là vô cùng quan trọng. Vây nhưng tôi lại thấy nhiều người ( cả giáo viên lẫn học viên) lại thích khoe những cấu trúc vô cùng rối rắm. Biết những cấu trúc khó không phải là thừa. Nhưng trước khi sử dụng những cấu trức khó thì hãy tập trung nắm thật vũng phần cơ bản. Đem khoe những cấu trúc khó khi bạn chưa nắm vững ngữ pháp cơ bản và chưa có vốn từ vựng đủ nhiều thì không khác gì một người học võ đứng tấn chữa vững lại thích múa may những chiêu hiểm, bí truyền cả.
Thử nêu một vài ví dụ minh hoạ kẻo ai đó lại bảo người viết nói suông.
+Nổ tiếng địa phương:
Nhiều bạn sang vùng Kansai học được vài hôm là đem ngay tiếng Kansai ra khoe. Nếu chỉ ở mức độ đùa cho vui thì không sao. Nhưng nếu bạn muốn “quá độ” từ tiếng chuẩn lên tiếng Kansai thì lại là chuyện khác. Đằng sau ngôn ngữ là văn hoá. Khi bạn chưa quen với văn hoá, lối sống của họ bạn đã vội sử dụng phương ngữ của họ là hành vi khá nguy hiểm. Hãy tưởng tượng một người nước ngoài vừa học tiếng Việt đã vội khoe tiếng Nghệ. Không có gì để đảm bảo việc anh ta không nói “Tao mời chúng mày ăn cơm” thay cho “ Cháu mời các bác ăn cơm” cả!
+Khoe "khả năng" nói tắt:
Trong văn nói nhiều khi người Nhật bỏ trợ từ. Nhiều người vừa học tiếng Nhật thấy hay nên vội bắt chước nhưng lại không hiểu rằng để bỏ trợ từ đúng cách người học phải nắm vững cơ bản. Cũng như cần có kinh nghiệm giao tiếp để biết trường hợp nào thì có thể lược bỏ trường hợp nào thì không.
Nói ngắn gọn thì mục đích học tiếng Nhật nói riêng, ngoại ngữ nói chung chỉ là để giao tiếp. Để giao tiếp tốt thì yếu tố quan trọng là ngắn gọn, rõ ràng, chuẩn. Trước khi muốn khoe “ độc chiêu” thì người học cần phải nắm vững kiến thức chuẩn, cơ bản đã.
Thông qua bài viết này, người viết đã thử tìm nguyên nhân khiến nhiều lao động người Việt học tiếng Nhật mãi không giỏi. Nếu đi sâu và mổ xẻ vấn đề từ góc độ khác sẽ còn tìm ra nhiều nguyên nhân khác nữa. Tuy thế trong giới hạn bài viết này xin phép dừng lại ở bảy nội dung đã nêu ra ở trên. Bản thân người viết cũng là một người đang học tiếng Nhật nên tự xét thấy không đủ tư cách để chê trách ai. Và hoàn toàn cũng không có ý định viết bài để đả kích hay chỉ trích bất cứ ai. Mục đích chính chỉ là đưa ra một cách lý giải của người ngoài cuộc( không phải là giáo viên cũng như học viên) về nguyên nhân nhiều người học tiếng Nhật không thể khá lên hay bỏ cuộc giữa chừng. Hy vọng rằng qua đây các bên liên quan( cả học viên lẫn giáo viên và công ty xuất khẩu lao động) sẽ có thêm vài gợi ý để cải thiện việc dạy và học tiếng Nhật.
Cũng cần nói thêm một điều rằng nếu như trước đây- khi mà Nhật còn thiếu lao động trầm trọng- thì không biết tiếng Nhật vẫn “ vô sự” và tìm được việc làm tại Nhật thì sau đại dịch corona- tỷ lệ thất nghiệp tăng lên- thì khả năng tiếng Nhật sẽ là một yếu tố để cạnh tranh. Do đó ngay từ bây giờ ai muốn đi Nhật hay muốn gửi lao động qua Nhật nên chú trọng bắt tay ngay vào việc cải thiện khả năng tiếng Nhật.
Nhằm không gây khó hiểu cho người đọc không biết tiếng Nhật nên người viết nên người viết đã hạn chế đưa các vị dụ bằng tiếng Nhật vào bài viết. Nếu ai biết tiếng Nhật và có ý kiến bổ sung, phản biện xin mời gửi trả lời vào dưới bài.
1/ Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó:
Tôi tránh dùng từ “ngoại ngữ” mà chọn từ “ngôn ngữ” bởi lẽ tiếng Nhật khó không những đối với người nước ngoài mà ngay cả đối với người bản xứ( với họ tiếng Nhật là tiếng mẹ đẻ), tiếng Nhật vẫn là một thứ “khó nhằn”. Về văn phạm( ngữ pháp) tiếng Nhật không phức tạp lắm. Nhưng với hệ thống chữ viết có đến 4 loại chữ khiến tiếng Nhật khó nhớ. Rồi đằng sau nó là một nền văn hoá chú trọng đến khách sáo, lễ nghễ( mọi thứ đều phải hiểu trong ngữ cảnh), coi sự vòng vo, mập mờ là nét đẹp đã khiến cho tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó hiểu.
Có thể nói ít nước nào sử dụng ngôn ngữ với hệ thống chữ viết rắc rối đến mức nhiều khi học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học cũng không đọc nổi một bài báo. Hay mỗi lần gặp nhau trao đổi danh thiếp người Nhật lại phải cẩn thận hỏi lại cách đọc tên chữ Hán của đối tác để không bị “lố” trong giao tiếp.
Mục đích của bài viết này không phải là phân tích vì sao tiếng Nhật khó nên tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết. Điều tôi muốn nói chính là do tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó nên khiến cho nhiều người Việt phải bỏ cuộc giữa chừng.
Mấy năm trước tôi có đề cập đến 4 lý do tiếng Nhật khó học ở đây. Nếu ai quan tâm xin mời tham khảo.
2/ Thiếu giáo viên có kinh nghiệm:
Không riêng gì ngoại ngữ mà bất cứ môn học nào thì trình độ, kinh nghiệm, phương pháp giảng
dạy của giáo viên dạy lúc nhập môn đóng vai trò khá quan trọng. Giáo viên giỏi có phương pháp dạy tốt sẽ khiến học viên tự tin và yêu môn được dạy ngay từ ban đầu. Ngược lại giáo viên kém sẽ gây ra hiệu ứng ngược lại là khiến học viên sợ, chán nản, mất tự tin ngay từ buổi đầu. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình học về sau. Hay nói cách khác sẽ quyết định sự thành bại của người học.
Thế nhưng, thực tế là đa số giáo viên tại các lớp tiếng Nhật trực thuộc các trung tâm xuất khẩu lao động lại là những người không đủ kinh nghiệm, kiến thức sư phạm cũng như năng lực tiếng Nhật hạn chế. Đa số công ty tuyển giáo viên với điều kiện là N3 hay lấy tiêu chí có kinh nghiệm thực tập sinh tại Nhật để đánh giá. Tuy nhiên, chứng chỉ N3 nếu so với tiếng Anh thì chỉ nằm tầm giữa bằng A và B. Nghĩa là mới xóa mù chữ. Còn kinh nghiệm tu nghiệp tại Nhật vài ba năm cũng không có ích gì cho quá trình dạy tiếng Nhật cả. Chưa nói là những người đi tu nghiệp đã quen kiểu nói “bồi” và lại truyền lại cho học viên thì sẽ thành ra tạo cho học viên thói quen
không chuẩn chỉ ngay từ đầu.
Đọc đến đây sẽ có bạn lý luận rằng "nhưng chỗ em học trung tâm thuê cả người Nhật dạy". Xin thưa, người Nhật có thể phát âm tiếng Nhật chuẩn hơn người nước ngoài. Còn để dạy tiếng Nhật lại cần kiến thức sư phạm và khả năng truyền đạt nữa. Không phải bất cứ ai là người Nhật cũng có thể dạy tiếng Nhật tốt cả. Nếu khó hiểu thì bạn hãy suy nghĩ xem có phải người Việt Nam nào cũng tự tin là có thể làm giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được hay không? Cho nên nhiều trường hợp giáo viên người Nhật dạy nhưng học viên vẫn không khá hơn là vì giáo viên đó không có kinh nghiệm hay không có phương pháp sư phạm. Sự thật là giáo viên có kinh nghiệm họ sẽ vào các trường đại học hay trung tâm ngoại ngữ uy tín chứ ít ai đầu quân cho các công ty xuất khẩu lao động.
3/ Chạy theo thành tích và rập khuôn:
Có vẻ như đa số các lớp tiếng Nhật lẫn học viên đều lấy "học đến bài mấy" "học hết mấy quyển sách" làm thước đo cho khả năng tiếng Nhật của mình. Ví dụ học viên hay nói với nhau "học hết bài 35". Nhưng lại quên đi một nội dung quan trọng là nhớ được bao nhiêu phần trăm nội dung đã được học. Nếu như học hết 35 bài mà nhớ được 5% thì sẽ thua người học 10 bài mà nhớ được 80%. Dường như các công ty môi giới lấy số bài tiếng Nhật đã học. đã dạy làm yếu tố để đi tiếp thị mà quên đi rằng học bao nhiêu không quan trọng bằng việc sử dụng được bao nhiêu.
Và cũng từ đây, nhiều lao động quá tự tin dẫn đến tự kiêu khi đã học một thời gian và học hết một số lượng bài Nhất định mà bản thân cho là “nhiều” “ đã đủ”’ rồi! Cần phải nói thêm là với cách học và dạy khá hời hợt thì dù học 1-2 năm và học hết 35-40 bài đi nữa thì kiến thức( từ vựng, ngữ pháp) người học nắm được không là mấy( Nhiều người qua đến Nhật chỉ mỗi mẫu tự giới thiệu cũng không thể nói suôn chảy!).
Kế đến là bệnh rập khuôn. Bản thân tôi đã nghe hàng trăm lao động đọc thuộc lòng( mà khổ nỗi nhiều khi còn sai) mỗi một bài tự giới thiệu với câu tiếng Nhật điển hình là "Khó khăn mấy tôi cũng cố" (いくら大変でも頑張ります). Thực tế thì mỗi người một hoàn cảnh và như ta hay nói " chín người mười ý" vậy tại sao giáo viên không tự cho học viên sáng tạo ra bài tự giới thiệu riêng cho bản thân mà lại cứ học thuộc mỗi một(vài) bài mẫu có sẵn? Chưa nói đến việc đa số người dù đã qua đến Nhật rồi vẫn không biết đổi động từ "đi" và "đến" cho phù hợp với ngữ cảnh!
Điều tôi muốn nói ở đây là sự rập khuôn cứng nhắc, bệnh chạy theo thành tích kèm thêm chút tự kiêu đã giết chết khả năng sáng tạo của học viên.
Ngoài ra, đa số trung tâm xuất khẩu lao động "nhốt" học viên 24/24 và dành nhiều thời gian cho việc "đào tạo tiếng Nhật" nhưng thực chất lá do cách quản lý, khả năng của giáo viên có hạn nên chỉ thành kiểu "cưỡi ngựa xem hoa". Học cả năm nhưng vẫn không vượt quá bài tự giới thiệu.
4/ Đặc điểm của học viên cũng là một lý do:
Ngoài việc không được giáo viên có kinh nghiệm dạy, không được định hướng rõ ràng thì một phần khó khăn đến từ đặc điểm của học viên. Đa số lao động học tiếng Nhật không phải là "muốn học" là do "phải học" để đi làm. Chưa nói đến nhiều người sau khi tốt nghiệp đã buông sách bút một thời gian dài để lo công việc. Vì vậy phần lớn học viên học theo cách miễn cưỡng. Hay nói cách khác học viên không mặn mà với tiếng Nhật. Từ đó sẽ sẽ có khuynh hướng học đối phó, học cho xong. Việc này cộng với khuynh hướng xem trọng thành tích, rập khuôn đã đề cập ở trên sẽ tạo nên một vòng tuần hoàn không lối thoát. Học viên bị xoáy vào và bỏ bao nhiêu thời gian học cũng không khá lên được.
5/Thiếu kiên trì:
Để học và sử dụng tốt một ngoại ngữ nào đó thì không có phương pháp nào khác là sử dụng (nghe, đọc, viết, nói) thật nhiều cả. Sử dụng nhiều sẽ giúp người học nhớ và vận dụng một cách thành thạo. Tất nhiên sẽ có người nhớ nhanh kẻ nhớ chậm. Thế nhưng, cho dù có tiếp thu chậm đến mấy đi nữa thì đầu tư thời gian thật nhiều sẽ nhớ được. Giả sử một người có trí nhớ tốt chỉ cần viết 10 lần thì sẽ nhớ một từ. Với người có trí nhớ không tốt có thể viết 100 thậm chí 1000 lần để nhớ.
Vậy nhưng hiện tại nhiều và rất nhiều người lại muốn cầm sách đọc lướt qua và nhớ luôn chữ Hán có hàng chục nét. Đây là việc không thể( Trừ khi người đọc là thiên tài có trí nhớ thật tốt). Chưa nói đến việc nhiều người chỉ học để phỏng vấn đậu qua Nhật. Sau khi qua Nhật thì lấy lý do "bận" và hầu như không học hay ôn lại tiếng Nhật nữa. Nhiều trường hợp sau khi qua Nhật khoảng nửa năm đã quên luôn cả chữ cái tiếng Nhật. Nhiều trường hợp không thể nhớ và viết ngay cả địa chỉ nhà ở hay tiên và địa chỉ công ty.
6/ Kém ... tiếng Việt:
Có khá nhiều trường hợp nguyên nhân lại nằm ở khả năng tiếng Việt. Nhiều người quên luôn cả các khái niệm "lùng bùng" như động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ trong tiếng Việt nên khi được giáo viên đem ra so sánh để dạy tiếng Nhật cũng hiểu một cách lờ mờ. Một khi ai đó không thể đặt nổi một câu tiếng Việt cho đầy đủ thì sẽ khó có khả năng nắm bắt được cấu trúc của bấ cứ ngoại ngữ nào.
7/Sai lầm trong quan niệm học tiếng Nhật để làm gì:
Không cần phải nói thì ai cũng rõ mục đích của việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng là để giao tiếp( nói nôm na là làm cho đối phương hiểu ý bản thân và bản thân cũng hiểu được ý của đối phương). Để đạt được mục đích giao tiếp hiệu quả thì yếu tố ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu là vô cùng quan trọng. Vây nhưng tôi lại thấy nhiều người ( cả giáo viên lẫn học viên) lại thích khoe những cấu trúc vô cùng rối rắm. Biết những cấu trúc khó không phải là thừa. Nhưng trước khi sử dụng những cấu trức khó thì hãy tập trung nắm thật vũng phần cơ bản. Đem khoe những cấu trúc khó khi bạn chưa nắm vững ngữ pháp cơ bản và chưa có vốn từ vựng đủ nhiều thì không khác gì một người học võ đứng tấn chữa vững lại thích múa may những chiêu hiểm, bí truyền cả.
Thử nêu một vài ví dụ minh hoạ kẻo ai đó lại bảo người viết nói suông.
+Nổ tiếng địa phương:
Nhiều bạn sang vùng Kansai học được vài hôm là đem ngay tiếng Kansai ra khoe. Nếu chỉ ở mức độ đùa cho vui thì không sao. Nhưng nếu bạn muốn “quá độ” từ tiếng chuẩn lên tiếng Kansai thì lại là chuyện khác. Đằng sau ngôn ngữ là văn hoá. Khi bạn chưa quen với văn hoá, lối sống của họ bạn đã vội sử dụng phương ngữ của họ là hành vi khá nguy hiểm. Hãy tưởng tượng một người nước ngoài vừa học tiếng Việt đã vội khoe tiếng Nghệ. Không có gì để đảm bảo việc anh ta không nói “Tao mời chúng mày ăn cơm” thay cho “ Cháu mời các bác ăn cơm” cả!
+Khoe "khả năng" nói tắt:
Trong văn nói nhiều khi người Nhật bỏ trợ từ. Nhiều người vừa học tiếng Nhật thấy hay nên vội bắt chước nhưng lại không hiểu rằng để bỏ trợ từ đúng cách người học phải nắm vững cơ bản. Cũng như cần có kinh nghiệm giao tiếp để biết trường hợp nào thì có thể lược bỏ trường hợp nào thì không.
Nói ngắn gọn thì mục đích học tiếng Nhật nói riêng, ngoại ngữ nói chung chỉ là để giao tiếp. Để giao tiếp tốt thì yếu tố quan trọng là ngắn gọn, rõ ràng, chuẩn. Trước khi muốn khoe “ độc chiêu” thì người học cần phải nắm vững kiến thức chuẩn, cơ bản đã.
Thông qua bài viết này, người viết đã thử tìm nguyên nhân khiến nhiều lao động người Việt học tiếng Nhật mãi không giỏi. Nếu đi sâu và mổ xẻ vấn đề từ góc độ khác sẽ còn tìm ra nhiều nguyên nhân khác nữa. Tuy thế trong giới hạn bài viết này xin phép dừng lại ở bảy nội dung đã nêu ra ở trên. Bản thân người viết cũng là một người đang học tiếng Nhật nên tự xét thấy không đủ tư cách để chê trách ai. Và hoàn toàn cũng không có ý định viết bài để đả kích hay chỉ trích bất cứ ai. Mục đích chính chỉ là đưa ra một cách lý giải của người ngoài cuộc( không phải là giáo viên cũng như học viên) về nguyên nhân nhiều người học tiếng Nhật không thể khá lên hay bỏ cuộc giữa chừng. Hy vọng rằng qua đây các bên liên quan( cả học viên lẫn giáo viên và công ty xuất khẩu lao động) sẽ có thêm vài gợi ý để cải thiện việc dạy và học tiếng Nhật.
Cũng cần nói thêm một điều rằng nếu như trước đây- khi mà Nhật còn thiếu lao động trầm trọng- thì không biết tiếng Nhật vẫn “ vô sự” và tìm được việc làm tại Nhật thì sau đại dịch corona- tỷ lệ thất nghiệp tăng lên- thì khả năng tiếng Nhật sẽ là một yếu tố để cạnh tranh. Do đó ngay từ bây giờ ai muốn đi Nhật hay muốn gửi lao động qua Nhật nên chú trọng bắt tay ngay vào việc cải thiện khả năng tiếng Nhật.
Nhằm không gây khó hiểu cho người đọc không biết tiếng Nhật nên người viết nên người viết đã hạn chế đưa các vị dụ bằng tiếng Nhật vào bài viết. Nếu ai biết tiếng Nhật và có ý kiến bổ sung, phản biện xin mời gửi trả lời vào dưới bài.