cũng đâu hẳn mà
đồng chí [ bắt chước từ của sempai nghe hãi kinh
]
Để dịch tốt có lẽ trước tiên cần phân tích câu cho tốt, sw đọc được bài viết của TS. Trần Sơn viết về
những điều cần lưu ý khi phân tích câu tiếng Nhật - nó cơ bản thui, nhưng thấy cũng bổ ích nên type lên mọi người cùng tham khảo ^^
- Tìm thành phần chính của câu là Chủ Ngữ (CN), Vị Ngữ (VN), Bổ Ngữ (BN). Nên tìm VN trước, sau đó đến CN, rồi đến BN thì sẽ dễ dàng hơn vì câu tiếng Nhật thường ẩn CN.
- VN là Danh Từ (DT/N), Tính Từ (TT/A/Na), Đại Từ .
Vị trí của VN bao giờ cũng ở cuối câu. Nếu trong mỗi câu phức có nhiều thành phần thì vị trí của VN sẽ ở cuối mỗi phân câu đó.
- CN thường là DT, Đại Từ, số từ (tiếng Nhật gọi chung là thể ngôn - "Taigen"). Nếu là Động Từ, TT thì thường phải dùng hình thức DT hóa (dùng no hoặc koto). Các trợ từ đi kèm để xác định CN thường là ga, wa, mo họăc không dùng trợ từ mà dùng dấu ten (phẩy) hoặc CN ẩn bên ngoài câu.
- Khi đã tìm ra VN và CN (dù là CN ẩn) thì phải khớp nghĩa. Thông thường khi tìm ra VN sẽ phải khớp nghĩa ngay với CN, nghĩa giữa VN và CN có khớp nhau thì mới xách định đựơc đúng, nếu không khớp nhau thì vẫn là sai. Ví dụ: VN là 1 Động Từ "phát triển" thì CN sẽ là "ai" hoặc "cái gì" phát triển.
- Chú ý những trường hợp DT đi với các trợ từ ga, wa, mo không phải trường hợp nào cũng đều xác định CN. Bởi vì:
+ ga là cách trợ từ (kakujoshi). Cách trợ từ chủ yếu đi với thể ngôn, xác định thể ngôn đó (từ đó) có quan hệ đối với từ khác trong câu. Vì vậy ga có thể xác định CN, cũng như nhiều trường hợp ga thay cho trợ từ wo trong trường hợp Động Từ đi sau ở dạng khả năng họăc Động Từ đi sau ở dạng Ukemi (thụ động). Ngoài ra còn một số trường hợp trợ từ ga còn xác định bổ ngữ của tính từ suki (thích), kirai (ghét, không ưa), jouzu (giỏi) ... hoặc ga xác định bổ ngữ của Động Từ wakaru (hiểu). Như vậy trong tiếng Nhật khi dùng tính từ thích (suki), không ưa (kirai), giỏi (jouzu), muốn (hoshii) ... cái gì, đều phải dùng trợ từ ga vào đối tượng thích, muốn ... cái đó.
+ wa là hệ trợ từ (keijoshi hoặc kakarijoshi). Trợ từ wa có thể đi với các loại từ để gây ra tác động đối với VN ở sau. Trợ từ wa có thể thay thế cho các trợ từ ga (xác định CN), trợ từ wo, ni, de (xác định bổ ngữ) họăc thêm vào để nhấn mạnh.
+ mo cũng là hệ trợ từ. Trợ từ mo là trợ từ ngữ nghĩa, còn trợ từ wa, ga là trợ từ ngữ pháp. Vì thế ta có thể định nghĩa của trợ từ mo là "cũng" hoặc "đều" ... còn trợ từ ngữ pháp như ga, wa ... thì chỉ giữ vai trò ngữ pháp trong câu, không có nghĩa nên không dịch ra tiếng Việt được.
Trợ từ mo có thể thay thế cho ga (xác định CN), thay thế cho wo (xác định Tân Ngữ), thay thế cho ga (xác định Bổ Ngữ), thay thế cho cụm từ nitsutemo (Bổ Ngữ)
Đặc điểm của trợ từ mo là dùng cho người thứ 2, vật thứ 2 trở đi và có thể dùng từ 1 đến 3,4 trợ từ mo.
Koremo soremo aremo chizudesu.
Thứ này, thứ ấy, thứ kia đều là bản đồ
(Cái này cũng, cái ấy cũng, cái kia cũng là bản đồ)
- Tìm Bổ Ngữ. Các trợ từ đi kèm theo xác định Bổ Ngữ thường là ni, de, to, kara, node, hoặc các cụm từ kết hợp như niyotte, nitashite, toshite, nishitagatte ...
- Xác định thành phần tu sức thể ngôn, hay còn gọi là thành phần phụ của DT hoặc Định Ngữ.
Thành phần phụ của DT hay Định Ngữ trong tiếng Nhật bao giờ cũng đi trước DT là thành phần chính.
Ví dụ:
tiếng Nhật : sữa bò (P+C), tiếng Việt : bò sữa (C+P)
tiếng Nhật : đầu tư pháp (P+C), tiếng Việt : luật đầu tư (C+P)
Qui tắc chung là: thành phần phụ + thành phần chính (P+C)
>< DT đi với DT ở giữa ta dùng trợ từ no (DT no DT)
>< Động Từ, TT đuôi i đi trực tiếp với DT không cần trợ từ (V/A+N)
>< TT đuôi na đi với DT giữ nguyên đuôi na đi trực tiếp với DT (Na+DT)
- Sơ đồ hình mẫu một câu tiếng Nhật có thể như sau:
Định Ngữ 1 - Chủ Ngữ + ga/wa/mo + Định Ngữ 2 - Bổ Ngữ + ni/de/to/kara + Định Ngữ 3 - Vị Ngữ + N da/ Na da/ V/A
cứ phải gõ hoài nì lại hổng nuôi được móng tay gòi huhu