Không cần phải nói, hiện nay khoa học máy tính đã phát triển đến mức mà hầu hết các công ty không thể làm việc nếu thiếu máy tính, internet, e-mail… Đối với riêng bản thân tôi cũng vậy. Từ một kẻ rất ghét và dốt đặc về máy tính cách đây mấy năm về trước thì hiện giờ trong công viêc và cả trong đời sống cá nhân tôi cảm thấy là không thể thiếu máy tính và internet được.
Nhân đây xin kể lại những kinh nghiệm của tôi trong việc dùng máy tính bằng tiếng Nhật.
Bước đầu làm quen với máy tính.
Tôi bắt đầu làm quen với máy tính lúc học lớp 12. Đọc tới câu này các bạn đừng thốt lên rằng :” Nhà giàu thiệt! Hồi đó mà đã có máy tính!” nhé. Chuyện là thế này: Cuối năm học lớp 12 chúng tôi phải có điểm học nghề. Người thì học về máy móc, kẻ thì học về điện. Còn tôi sở dĩ chọn máy tính vì tôi sợ hai môn kia. Tôi nhớ là hồi đó chưa có hệ điều hành windows mà tất cả các máy tính đều sử dụng DOS. Chúng tôi được cô giáo dạy các lệnh như “DIR”, “TYPE”… Bỏ thời gian 1 tuần 3 buổi và sau khi học hết 1 học kỳ tôi cũng cố vượt qua được kỳ thi (gõ một đọan văn bản bằng tiếng Việt) với số điểm khiêm tốn là 6/10. Tất nhiên là sau khi kết thúc kỳ thi thì “ chữ của thầy lại trả thầy”.
Bước thứ hai làm quen với máy tính:
Sau khi vào đại học (1994), tưởng là thóat nạn máy tính vì học bên ngành xã hội. Ai ngờ học kỳ 2 của năm thứ nhất chúng tôi lại buộc phải học môn vi tính thực hành. Khác với lúc học ở cấp 3 đươc cô giáo chỉ từng ly từng tý và thực hành ngay trên máy thì vì lý do là không đủ máy nên chúng tôi phải học lý thuyết riêng và thực hành riêng. Tất nhiên thầy giáo cũng khác. Lúc này không phải là DOS mà là một chương trình Windows(sau này tôi mới biết đó là windows 3.01). Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều học thực hành. Mặc dù được một thầy giáo đi du học ở Mỹ về dạy nhưng chúng tôi nghe các khái niệm “tệp tin”, “ thư mục”, “ delete”…. Không khác gì “vịt nghe sấm”. Còn thực hành thì 3 người 1 máy. Là con trai nên tôi đành phải giở chiêu ga lăng ra nhường lại cho các bạn nữ. Để rồi sau đó lại đi thuê máy thực hành mà không biết gì hết. Trải qua một học kỳ hết sức vất vả cuối cùng rồi tôi cũng vượt qua môn học này với số điểm khiêm tốn là 5/10.
Bước thứ ba làm quen với máy tính.
Sau khi lấy được tín chỉ cần thiết của năm thứ nhất tôi lại quên bẵng các thao tác về máy tính. Sau khi qua Nhật mặc dù không bị bắt buộc học máy tính nhưng việc thiếu thông tin về Việt Nam đã khiến tôi phải tìm lên phòng internet của trường để mong có chút tin tức về Việt Nam. Khi đó có rất ít trang về tiếng Việt. Tuy thế muốn đọc được phải download font tiếng Việt về máy. Sau mấy ngày hì hục tôi cũng có thể đọc tiếng Việt. Với một kẻ đói thông tin về Việt Nam như tôi lúc đó, đây là một niềm vui không gì tả nổi.
Sau khi đọc báo thì tôi tập tành “chat chit”. Chính việc “chat chit” đã giúp tôi làm quen với website và xích tôi lại gần hơn với máy tính.
Máy tính tiếng Nhật:
Với một kẻ không có kiến thức cơ bản về máy tính như tôi, việc download font tiếng Việt và cài vào máy tiếng Nhật cũng là một cố sự khó khăn rất lớn. Tất nhiên là khi download tôi phải đọc hướng dẫn cài đặt vào máy tiếng Anh. Thường thì đi kèm với các bản hướng dẫn này có hình hướng dẫn. Do đó tôi hì hục bằng cách đếm thứ tự để biết được thao tác tương ứng trên máy tiếng Nhật. Thí dụ trong hướng yêu cầu tôi vào “file” sau đó vào “open”. Tôi nhìn trên hình vẽ và biết vị trí của “file” và “open” sau đó tôi nhìn vào menu của máy tiếng Nhật và nhấn vào vị trí số 2(tức là vị trí của 開く=open). Nhờ vào cách này mà tôi nhớ mặt và làm quen được với máy tính tiếng Nhật. Thông qua việc này tôi xin khuyên một số bạn đã sang Nhật học tiếng Nhật nhưng lại cố tình bám lấy máy tính tiếng Anh là hãy thử khám phá sự kỳ thú của máy tính tiếng Nhật đi. Đây là cơ hội tốt cho bạn làm quen với tiếng Nhật cũng như máy tính một cách nhanh nhất.
Về phần tôi, nhờ làm quen với máy tính Tiếng Nhật mà tôi đã tìm được một số việc làm thêm sử dụng máy tính tương đối nhàn hạ và việc này đã tạo cho tôi rất nhiều thuận lợi trong thời gian học ở trường.
Cuối cùng cũng xin nói thêm là cũng nhờ internet mà tôi đã tìm ra công việc hiện nay.
Nhân đây xin kể lại những kinh nghiệm của tôi trong việc dùng máy tính bằng tiếng Nhật.
Bước đầu làm quen với máy tính.
Tôi bắt đầu làm quen với máy tính lúc học lớp 12. Đọc tới câu này các bạn đừng thốt lên rằng :” Nhà giàu thiệt! Hồi đó mà đã có máy tính!” nhé. Chuyện là thế này: Cuối năm học lớp 12 chúng tôi phải có điểm học nghề. Người thì học về máy móc, kẻ thì học về điện. Còn tôi sở dĩ chọn máy tính vì tôi sợ hai môn kia. Tôi nhớ là hồi đó chưa có hệ điều hành windows mà tất cả các máy tính đều sử dụng DOS. Chúng tôi được cô giáo dạy các lệnh như “DIR”, “TYPE”… Bỏ thời gian 1 tuần 3 buổi và sau khi học hết 1 học kỳ tôi cũng cố vượt qua được kỳ thi (gõ một đọan văn bản bằng tiếng Việt) với số điểm khiêm tốn là 6/10. Tất nhiên là sau khi kết thúc kỳ thi thì “ chữ của thầy lại trả thầy”.
Bước thứ hai làm quen với máy tính:
Sau khi vào đại học (1994), tưởng là thóat nạn máy tính vì học bên ngành xã hội. Ai ngờ học kỳ 2 của năm thứ nhất chúng tôi lại buộc phải học môn vi tính thực hành. Khác với lúc học ở cấp 3 đươc cô giáo chỉ từng ly từng tý và thực hành ngay trên máy thì vì lý do là không đủ máy nên chúng tôi phải học lý thuyết riêng và thực hành riêng. Tất nhiên thầy giáo cũng khác. Lúc này không phải là DOS mà là một chương trình Windows(sau này tôi mới biết đó là windows 3.01). Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều học thực hành. Mặc dù được một thầy giáo đi du học ở Mỹ về dạy nhưng chúng tôi nghe các khái niệm “tệp tin”, “ thư mục”, “ delete”…. Không khác gì “vịt nghe sấm”. Còn thực hành thì 3 người 1 máy. Là con trai nên tôi đành phải giở chiêu ga lăng ra nhường lại cho các bạn nữ. Để rồi sau đó lại đi thuê máy thực hành mà không biết gì hết. Trải qua một học kỳ hết sức vất vả cuối cùng rồi tôi cũng vượt qua môn học này với số điểm khiêm tốn là 5/10.
Bước thứ ba làm quen với máy tính.
Sau khi lấy được tín chỉ cần thiết của năm thứ nhất tôi lại quên bẵng các thao tác về máy tính. Sau khi qua Nhật mặc dù không bị bắt buộc học máy tính nhưng việc thiếu thông tin về Việt Nam đã khiến tôi phải tìm lên phòng internet của trường để mong có chút tin tức về Việt Nam. Khi đó có rất ít trang về tiếng Việt. Tuy thế muốn đọc được phải download font tiếng Việt về máy. Sau mấy ngày hì hục tôi cũng có thể đọc tiếng Việt. Với một kẻ đói thông tin về Việt Nam như tôi lúc đó, đây là một niềm vui không gì tả nổi.
Sau khi đọc báo thì tôi tập tành “chat chit”. Chính việc “chat chit” đã giúp tôi làm quen với website và xích tôi lại gần hơn với máy tính.
Máy tính tiếng Nhật:
Với một kẻ không có kiến thức cơ bản về máy tính như tôi, việc download font tiếng Việt và cài vào máy tiếng Nhật cũng là một cố sự khó khăn rất lớn. Tất nhiên là khi download tôi phải đọc hướng dẫn cài đặt vào máy tiếng Anh. Thường thì đi kèm với các bản hướng dẫn này có hình hướng dẫn. Do đó tôi hì hục bằng cách đếm thứ tự để biết được thao tác tương ứng trên máy tiếng Nhật. Thí dụ trong hướng yêu cầu tôi vào “file” sau đó vào “open”. Tôi nhìn trên hình vẽ và biết vị trí của “file” và “open” sau đó tôi nhìn vào menu của máy tiếng Nhật và nhấn vào vị trí số 2(tức là vị trí của 開く=open). Nhờ vào cách này mà tôi nhớ mặt và làm quen được với máy tính tiếng Nhật. Thông qua việc này tôi xin khuyên một số bạn đã sang Nhật học tiếng Nhật nhưng lại cố tình bám lấy máy tính tiếng Anh là hãy thử khám phá sự kỳ thú của máy tính tiếng Nhật đi. Đây là cơ hội tốt cho bạn làm quen với tiếng Nhật cũng như máy tính một cách nhanh nhất.
Về phần tôi, nhờ làm quen với máy tính Tiếng Nhật mà tôi đã tìm được một số việc làm thêm sử dụng máy tính tương đối nhàn hạ và việc này đã tạo cho tôi rất nhiều thuận lợi trong thời gian học ở trường.
Cuối cùng cũng xin nói thêm là cũng nhờ internet mà tôi đã tìm ra công việc hiện nay.
Có thể bạn sẽ thích