Ngày mai Nghị định thư Kyoto có hiệu lực

tedan

New Member
ImageView.aspx

Biểu tình tại Đại sứ quán Mỹ ở London yêu cầu Mỹ tham gia NĐT Kyoto

TT - Bảy năm sau khi được ký kết tại Kyoto (Nhật), ngày mai Nghị định thư (NĐT) về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, còn được gọi là NĐT Kyoto, bắt đầu có hiệu lực.


Sự kiện này sẽ được đánh dấu bằng một buổi lễ rất long trọng tại Kyoto với sự hiện diện của nhiều nhân vật có tiếng tăm trên thế giới.

Thời gian qua, nhiều nước công nghiệp đã tiến bộ đáng kể trong chỉ tiêu cắt giảm khí thải, như Đức đã giảm 19%, đồng thời cam kết sẽ giảm 21% vào năm 2012. Tuy nhiên, trong khi Đức có thể hoàn thành nghĩa vụ nhờ sự tái cấu trúc các ngành công nghiệp tại lãnh thổ Đông Đức cũ thì Ý, Úc và Nhật lại lo âu.

Đơn cử trường hợp Nhật: 11 trong số 30 khu vực, trong đó có ngành thép và năng lượng, có nguy cơ không đạt được các mục tiêu giảm CO2, theo một nghiên cứu vừa được Bộ Kinh tế - thương nghiệp và nông nghiệp (METI) Nhật công bố.

Thậm chí, METI còn cho biết lượng khí thải tại Nhật đã tăng lên do kinh tế tăng trưởng sau 10 năm trì trệ. Cuộc nghiên cứu đã khiến METI phải mở lại các cuộc thương lượng nhằm áp đặt thuế đánh vào những kẻ vi phạm gọi là “thuế carbon”. Trong khi đó Hiệp hội doanh nhân Nhật Keidaren kiên quyết chống lại loại thuế này vì cho rằng nó có thể gây thiệt hại kinh tế và tính cạnh tranh của các công ty.

NĐT Kyoto qui định trong giai đoạn đầu có hiệu lực (2008-2012) các nước công nghiệp phải giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 5%, tức bằng với mức khí mà họ thải ra vào năm 1990.

Sau năm 2012, chỉ tiêu của các nước sẽ được qui định tại cuộc đàm phán bắt đầu vào năm nay. Cho tới nay, có 161 quốc gia (trong đó có 39 nước công nghiệp phát triển), thải 61% khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo mức của năm 1990, đã ký hiệp ước này.

Nguồn: Bradenton Herald


Một giải pháp đang được đưa ra là "hệ thống tín dụng", theo đó một nước không đáp ứng được mục tiêu NĐT đưa ra có thể thành lập những dự án năng lượng sạch tại các nước đang phát triển không bị ràng buộc về chỉ tiêu khí thải. Giáo sư Takamitsu Sawa tại Đại học Kyoto (Nhật) cho rằng động thái này rất "đắt đỏ" với Nhật, nhưng dường như Nhật không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận trả giá. (Nguồn: The Straits Times).

Trong khi đó, Mỹ - quốc gia thải CO2 nhiều nhất thế giới (36% của năm 1990) - lại không tham gia NĐT, vì như Ngoại trưởng Condi Rice vừa tái khẳng định, NĐT này không đáp ứng lợi ích của nước Mỹ. Mặt khác, Mỹ phản đối việc một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ cũng tạo ra nhiều khí thải, nhưng lại không bị buộc cắt giảm, là "bất cô

ng" (BBC). Những cuộc biểu tình trước ngày 16-2 đã nổ ra tại Anh để phản đối thái độ này của chính quyền Bush. Úc cũng đang chịu áp lực lớn khi Công Đảng đối lập cho rằng Úc đang để mất đi những cơ hội kinh tế toàn cầu có được nhờ việc ký NĐT (TTXVN).

Bob Watson, giám đốc phụ trách khoa học của Ngân hàng Thế giới, cho rằng mặc cho các nước phê chuẩn thực thi NĐT, khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ tiếp tục tăng vì ô nhiễm tiếp tục gia tăng từ Mỹ, nước từ năm 1990 đã tăng số khí thải lên tới 13,4%.

Vì thế, Thủ tướng Thụy Điển Goeran Persson đã đưa ra một đề nghị mới trước thềm hiệu lực của NĐT Kyoto: mở ngay vòng thương lượng mới trong năm nay, với các điều kiện sao cho lôi cuốn được Mỹ và Úc tham gia khi NĐT Kyoto hết hạn giai đoạn đầu vào năm 2012.

DUY VĂN
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top