Nhật Bản: Bí quyết ở những vạch sơn

asahivlh

New Member
Không lộn xộn trong giờ cao điểm, không ầm ĩ lúc về đêm, mạng lưới giao thông Nhật Bản với tàu điện, xe buýt, ôtô, máy bay hoạt động nhịp nhàng và êm ru khiến bất kỳ du khách nào lần đầu tới đây cũng phải thán phục.

Nhưng để có được quyền tự hào vì sở hữu một trong những mạng lưới giao thông phát triển nhất thế giới như ngày nay, chính quyền cùng người dân nước này đã phải nỗ lực suy tính và hành động suốt 40 năm.

Nhật Bản nổi tiếng là nước có hệ thống giao thông công cộng hiện đại và cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là ở khu vực thủ đô Tokyo và giữa các thành phố lớn. Giao thông công cộng Nhật Bản đặc trưng bởi tính đúng giờ, dịch vụ tuyệt vời và còn bởi số đông người sử dụng nó.

ở Nhật Bản, xe điện là phương tiện giao thông chính, có tốc độ cao và chở được nhiều người đi lại giữa các thành phố lớn với mật độ 3 phút/chuyến. Nhật Bản cũng có rất nhiều sân bay và việc đi lại bằng máy bay giữa các thành phố rất thuận tiện và nhanh chóng. Còn giữa các phố, xe bus luôn được ưu tiên. Nói tóm lại, giao thông công cộng phát triển rất tốt ở Nhật Bản, nhưng hệ thống đường bộ lại hơi tụt hậu và không tương xứng với số lượng xe ôtô ngày càng nhiều, hiện đã lên đến 90 triệu xe trên tổng số hơn 127 triệu dân.

Dù đa dạng, hiện đại và tiện nghi đến mấy, song hệ thống giao thông các đô thị ở Nhật Bản vẫn buộc phải kế thừa cơ sở hạ tầng cũ, nên có rất nhiều tuyến đường nhỏ hẹp. Xây dựng đường sá rất khó vì phải triển khai qua những khu vực mật độ dân cư rất cao trong khi diện tích đất được sử dụng lại rất hạn chế. Hiện tượng tắc nghẽn trên các tuyến đường nội đô và kể cả cao tốc đã từng là tình trạng “kinh niên”. Nhưng bây giờ đã khác trước. Nhật Bản đã giải thành công bài toán hiện vẫn còn rất khó đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Bí quyết của ngành giao thông Nhật Bản nằm ở những vạch sơn. Thủ đô Tokyo có 176 đường phố với 2.400 km đường giao thông và 3.000 nút giao thông. Có những đoạn đường dài chỉ hơn 1km không có vỉa hè dành cho người đi bộ thường xuyên xảy ra ùn tắc. Nhưng bằng cách bố trí cho người đi bộ hai bên mép đường, ô tô đi theo 1 chiều ở giữa lòng đường, chuyện ùn tắc đã được giải tỏa. Có những đoạn đường có thể chia đôi, một nửa bên phải dành cho người đi bộ, còn nửa kia thì để ô tô chạy 1 chiều. Vấn đề không chỉ là những vạch sơn mà là cách tổ chức có tổ chức. Chúng ta cũng phải giải bài toán khảo sát thực tế và nhu cầu của người dân trước” - một quan chức nói.

Các quan chức cũng không tiếc thời gian vận động người dân nâng cao ý thức vì cộng đồng. Người dân sẽ cho biết đường tắc do đâu và quy luật tắc thế nào để giúp chính quyền “thí nhiệm mô hình” trước khi dần dần đưa vào áp dụng thực tế. Nhưng ngược lại, chính quyền cũng phải lắng nghe ý kiến của dân, để hiểu lòng dân và hành động có coi trọng lợi ích của dân. Ví dụ như khi tiến hành bố trí lại giao thông ở những khu vực buôn bán sầm uất, ngành giao thông đặc biệt để ý để phân luồng giao thông không ảnh hưởng đến doanh thu của người dân. Khi cắm biển và bố trí gờ giảm tốc ở đoạn đường đi qua khu đông dân, các quan chức cũng phải để ý làm sao để các phương tiện không thể gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. Chính vì thế, trong các cơ quan quản lý giao thông của Nhật Bản bao giờ cũng có bộ phận nghiên cứu tính khả thi của những kế hoạch liên quan đến giao thông.

Ngoài ra, công nghệ cao là trợ giúp không thể thiếu trong hệ thống giao thông Nhật Bản. Như đã nói, hệ thống giao thông nước này là một chuỗi dây liên kết dường như không thể tách rời, nên nếu có sự cố tai nạn hoặc ùn tắc thì lập tức tình trạng ùn tắc sẽ trầm trọng thêm. Vì thế, khi có một tuyến đường có vấn đề, hệ thống máy tính sẽ vào cuộc và đưa ra phương án giải quyết ngay. Những bảng chỉ dẫn điện tử và cảnh sát có thể dễ dàng hướng dẫn và phân luồng giải tán đám đông.

Nhưng phải thừa nhận, pháp luật vẫn là biện pháp mạnh và hiệu quả nhất. Xe buýt được bố trí bến đỗ rất khoa học để không cản trở giao thông. Xe ô tô có thể bị phạt khoản tiền lên tới khoảng 1,5 triệu đồng Việt Nam nếu không đỗ vào bãi. Nhân chuyện đỗ xe, thì ở Nhật Bản, bất kỳ công trình xây dựng cao tầng nào trong nội thành cũng bắt buộc phải có bãi đỗ xe. Người đi bộ tuyệt đối không được đi xuống lòng đường hay sang đường không đúng chỗ.

Mỗi năm, tai nạn giao thông ở Nhật Bản vẫn làm cho gần 7.000 người thiệt mạng. Người Nhật luôn xác định ưu tiên giải quyết ùn tắc giao thông vì tình trạng này thường dẫn tới va chạm, xung đột và gây tai nạn, nhất là trên các tuyến đường cao tốc.

Nguyễn Viết (Tổng hợp báo nước ngoài)
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top