Kinh nghiệm chống ùn tắc giao thông ở Nhật Bản

Kinh nghiệm chống ùn tắc giao thông ở Nhật Bản

Ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam, việc mở đường mới, hay đơn giản chỉ là cải tạo lại một nút giao thông thường gặp khó khăn rất lớn ở khâu mặt bằng, cũng như sự cảm thông từ phía người dân. Nhưng cách giải quyết các vấn đề này của người Nhật thì chúng ta cần phải học tập.

Ở quận Omyia của TP Saitama (thuộc tỉnh Saitama), có một con đường mang tên Hicawa dẫn tới ngôi đền thần Hicawa cổ kính và nổi tiếng. Con đường dài chưa đầy 2 km, chiều rộng lòng đường chỉ 5,5m - 6m, nhưng là đường 2 chiều. Nhiều đoạn không có vỉa hè, những hàng cổ thụ mọc bên hè cũng thuộc loại di sản cần bảo tồn, nên không thể di dời hay đốn bỏ để mở rộng thêm.

253ff8046dbe44c48ae738b468be1d4d

Sự sáng tạo của người kĩ sư cũng được thể hiện rất rõ qua công trình này.

Vào mùa lễ hội, con đường này thường xuyên bị tắc nghẽn bởi các phương tiện đỗ bừa bãi dưới lòng đường và bởi dòng người đi bộ chen lấn xuống đường. Bức xúc trước thực trạng này, người dân trong khu vực đã nhiều lần kiến nghị chính quyền xem xét giải quyết, thậm chí còn đề nghị dành con đường này để riêng cho người đi bộ.

Trước tình hình trên, Trung tâm kế hoạch đô thị quận Omyia đã phối hợp với chính quyền quận lập ra một hội đồng để giải quyết vấn đề này. Hội đồng gồm 30 người, đại diện cho 4 thành phần: Trường ĐH Saitama, chính quyền quận, CSGT và đại biểu đại diện cho nhân dân. Hội đồng đã đặt ra hàng loạt phương án giao thông khác nhau, sau đó quyết định chia tuyến đường này làm 3 đoạn để tiến hành thực nghiệm các giải pháp do các giáo sư giao thông Trường ĐH Saitama tính toán.

Sau một thời gian họ bắt đầu thực nghiệm 450m đường đầu tiên ở khu vực phía Bắc. Do đường ngay sát cửa đền và không có vỉa hè, nên áp dụng giải pháp cho người đi bộ được đi xuống hai bên lề đường, còn ô tô đi theo 1 chiều ở giữa lòng đường, sau 1 tuần thử nghiệm (bằng cách sơn kẻ vạch và rào chắn mềm), kết quả điều tra cho thấy có tới 88% người dân đồng tình với cách tổ chức giao thông này. Vậy là sau đó, đoạn đường này chính thức được tổ chức lại.

08c5fe8bdb724a9b8ff807320c8cfb48

Một cây cầu nối các đảo với nhau.

Tương tự vậy, ở đoạn đường thứ 2 và thứ 3, việc thử nghiệm cũng được tiến hành rất cẩn thận. Có điều ở đây, lòng đường được chia đôi – một nửa bên phải dành cho người đi bộ, còn nửa kia thì để ô tô chạy 1 chiều. Khi quyết định cho xe chạy 1 chiều ở phố Hicawa, các cơ quan chức năng đã phải khảo sát toàn bộ lượng xe tăng thêm ở các tuyến đường xung quanh để xem những tuyến đường đó có bị ùn tắc không. Đồng thời, thử xem các hộ dân buộc phải đi ngược đường thì sẽ phải mất thêm bao nhiêu thời gian để đến ga Omyia.

Khi thấy việc điều chỉnh 1 chiều không làm tắc đường ở khu vực và thời gian ra ga Omyia từ 55 giây trước đây nay tăng lên 3 phút 22 giây, thì họ quyết định đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền để vận động người dân ở đây hãy cố gắng hy sinh 2 phút vì cộng đồng. Kết quả thăm dò cho thấy: có tới 73% ý kiến người dân ủng hộ, 20% cho là chịu đựng được.

1d83fb10640f467aab1c3d4eb0ff3717

Cây cầu vượt núi.

Với tỷ lệ 93% tán thành phương án này đã chính thức được triển khai. Sau khi dự án kết thúc. Các chuyên gia thực hiện dự án đã rút ra được tới 4 bài học kinh nghiệm để thành công.

Một là, phải khảo sát thật kỹ từ lòng đường, vỉa hè tới các phương tiện giao thông, nhu cầu đi lại để xem đường tắc do đâu và quy luật tắc thế nào.

Hai là, phải ứng dụng CNTT vào xử lý các dữ kiện thu thập được.

Ba là, cả 4 thành phần trong hội đồng phải thống nhất cao trên cơ sở có chuyên môn và có đủ thông tin.

Và thứ 4 là không thể thiếu các thí nghiệm thực tế trước khi quyết định chính thức.

Người Nhật bản ngày nay luôn tự hào với bạn bè thế giới, vì họ có một nền kinh tế, kỹ thuật phát triển cao. Nước Nhật ngày nay khác rất xa so với nước Nhật nghèo nàn của những năm đầu thế kỷ trước. Đến Nhật Bản, bên cạnh chiêm ngưỡng những sản phẩm hiện đai công nghệ cao, chúng ta còn có thể ngắm nhìn thoả thích những công trình giao thông hiện đại, khoa học nhằm hạn chế được tại nạn và ùn tắc giao thông ở những thành phố lớn.

Nguyễn Trần Thông – Sở GTVT Hà Tĩnh
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top