Sốt ruột và cảm thấy hoàn toàn bị động trước giá dầu thô trên thị trường thế giới biến động thất thường (nhất là vào giữa tháng 3 vừa qua, giá dầu thô đã có lúc vượt ngưỡng 57 USD/thùng) cộng thêm nỗi lo lắng không chủ động được nguồn dầu thô nhập khẩu phục vụ cho hoạt động bình thường của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã buộc phải đưa ra một số quyết định cải tổ khá mạnh mẽ và triệt để hệ thống doanh nghiệp quốc doanh chuyên đảm nhận việc lo nguồn dầu thô cho nước Nhật.
Tập đoàn INEX (Nhật Bản) hiện nắm quyền khai thác các mỏ dầu thô ước có trữ lượng tới 1,6 tỷ thùng
Cụ thể, Chính phủ quyết định giải thể Tập đoàn Dầu khí quốc gia JNOC (bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 2005), với khoản lỗ treo là 720 tỷ yên Nhật (tương đương 6,84 tỷ USD) và dồn tất cả tài sản của JNOC sang cho INEX Corp., một tập đoàn khai thác dầu khí khác. Lý do được đưa ra là INEX làm ăn hiệu quả hơn nhiều so với JNOC và trong tương lai sẽ tập trung xây dựng INEX trở thành một trong những “đại gia” về dầu khí trên trường quốc tế.
Theo nhiều nhà phân tích, thực ra động thái này là hoàn toàn hợp lý, logic, có tầm chiến lược và đáng ra đã phải được thực thi từ lâu. Có thể nói, hầu như trong mọi lĩnh vực kinh tế quan trọng, Nhật Bản đều góp mặt ít nhất một, hai “ông lớn” tầm cỡ thế giới. Chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất ô tô, Toyota, Honda là 2 cái tên quá quen thuộc với mọi người trên thế giới; ở địa hạt hàng điện tử nổi lên Sony, Matshushita… thế nhưng khi đề cập đến mảng dầu khí thì hai thương hiệu JNOC, INEX hầu như vô danh hoàn toàn trước các “đại gia” như BP (Anh), ExxonMobil (Mỹ), Royal Dutch/Shell (Anh - Hà Lan) hay Total (Pháp).
INEX được thành lập tháng 2 năm 1966, còn JNOC ra đời năm 1967, cả hai đều là công ty nhà nước và có xuất phát điểm gần như nhau. Tuy nhiên, sau gần 40 năm đầu tư và hoạt động chủ yếu ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (vì Nhật Bản hầu như không có nguồn tài nguyên này), trong khi INEX thăm dò và khai thác thương mại một số mỏ có nguồn dự trữ dầu khá phong phú ở Australia, ở khu vực Azadegan (Iran), biển Caspi…, thì JNOC đầu tư tới hơn 300 dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên khắp thế giới, nhưng chỉ 1/4 trong số này là có khả năng khai thác thương mại. Như vậy, so về mặt hiệu quả thì INEX hơn hẳn JNOC, vì thế ngay từ năm ngoái, Chính phủ đã chuẩn bị để sáp nhập JNOC vào INEX (theo trào lưu chung trên thế giới hiện nay). Tháng 11 năm 2004, INEX tiến hành thành công việc niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Thị trường Chứng khoán Tokyo và Nhà nước chỉ còn nắm cổ phần chi phối 51%. Mới đây, Nhà nước đã giảm tỷ lệ này xuống còn 36% (nhưng có quyền phủ quyết trước các quyết định đầu tư). Nay Chính phủ quyết định giải thể JNOC và dồn tài sản, nguồn dầu khí đang khai thác của JNOC sang cho INEX.
Bình luận về động thái này, ông Paul Bernard, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu về dầu khí của Tập đoàn Goldman Sachs (Mỹ) ở khu vực châu Á nhận xét, đây là quyết định đánh dấu sự chuyển biến lớn về nhận thức của Nhật Bản đối với vấn đề an ninh năng lượng và tính hiệu quả trong đầu tư. “Chính phủ Nhật Bản đã nhận ra rằng, mình chẳng có một tập đoàn lớn tầm cỡ thế giới nào trong lĩnh vực dầu khí, vốn được coi là có tầm quan trọng về mặt chiến lược. Nay họ muốn xây dựng một tập đoàn dầu khí có tên tuổi, có tiềm lực”, ông Paul Bernard nói.
Theo các chuyên gia dầu khí quốc tế, sau khi sáp nhập với JNOC, INEX là tập đoàn dầu khí lớn nhất Nhật Bản, nắm trong tay nhiều mỏ dầu trên thế giới với tổng trữ lượng ước đạt 1,6 tỷ thùng dầu thô, cũng chỉ được xếp vào loại “thường thường bậc trung” ngang với Unocal (Mỹ) hoặc CNOOC (Trung Quốc) và còn kém xa so với ExxonMobil (Mỹ) với 22,2 tỷ thùng hoặc Lukoil (Nga) với 20,1 tỷ thùng. Ý thức rõ ràng được vị trí hiện nay của mình, nên INEX đã đặt ra mục tiêu phấn đấu khá rõ ràng. Điều này được thể hiện qua tuyên bố mới đây với báo giới của ông Seiya Ito, Phát ngôn viên INEX: “Chúng tôi luôn lấy ExxonMobil làm mục tiêu phấn đấu. Chúng tôi rất muốn phát triển và lớn mạnh như họ,ï nhưng để làm được điều này, chắc chắn sẽ mất không ít thời gian”.
(Theo đầu tư)
Tập đoàn INEX (Nhật Bản) hiện nắm quyền khai thác các mỏ dầu thô ước có trữ lượng tới 1,6 tỷ thùng
Cụ thể, Chính phủ quyết định giải thể Tập đoàn Dầu khí quốc gia JNOC (bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 2005), với khoản lỗ treo là 720 tỷ yên Nhật (tương đương 6,84 tỷ USD) và dồn tất cả tài sản của JNOC sang cho INEX Corp., một tập đoàn khai thác dầu khí khác. Lý do được đưa ra là INEX làm ăn hiệu quả hơn nhiều so với JNOC và trong tương lai sẽ tập trung xây dựng INEX trở thành một trong những “đại gia” về dầu khí trên trường quốc tế.
Theo nhiều nhà phân tích, thực ra động thái này là hoàn toàn hợp lý, logic, có tầm chiến lược và đáng ra đã phải được thực thi từ lâu. Có thể nói, hầu như trong mọi lĩnh vực kinh tế quan trọng, Nhật Bản đều góp mặt ít nhất một, hai “ông lớn” tầm cỡ thế giới. Chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất ô tô, Toyota, Honda là 2 cái tên quá quen thuộc với mọi người trên thế giới; ở địa hạt hàng điện tử nổi lên Sony, Matshushita… thế nhưng khi đề cập đến mảng dầu khí thì hai thương hiệu JNOC, INEX hầu như vô danh hoàn toàn trước các “đại gia” như BP (Anh), ExxonMobil (Mỹ), Royal Dutch/Shell (Anh - Hà Lan) hay Total (Pháp).
INEX được thành lập tháng 2 năm 1966, còn JNOC ra đời năm 1967, cả hai đều là công ty nhà nước và có xuất phát điểm gần như nhau. Tuy nhiên, sau gần 40 năm đầu tư và hoạt động chủ yếu ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (vì Nhật Bản hầu như không có nguồn tài nguyên này), trong khi INEX thăm dò và khai thác thương mại một số mỏ có nguồn dự trữ dầu khá phong phú ở Australia, ở khu vực Azadegan (Iran), biển Caspi…, thì JNOC đầu tư tới hơn 300 dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên khắp thế giới, nhưng chỉ 1/4 trong số này là có khả năng khai thác thương mại. Như vậy, so về mặt hiệu quả thì INEX hơn hẳn JNOC, vì thế ngay từ năm ngoái, Chính phủ đã chuẩn bị để sáp nhập JNOC vào INEX (theo trào lưu chung trên thế giới hiện nay). Tháng 11 năm 2004, INEX tiến hành thành công việc niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Thị trường Chứng khoán Tokyo và Nhà nước chỉ còn nắm cổ phần chi phối 51%. Mới đây, Nhà nước đã giảm tỷ lệ này xuống còn 36% (nhưng có quyền phủ quyết trước các quyết định đầu tư). Nay Chính phủ quyết định giải thể JNOC và dồn tài sản, nguồn dầu khí đang khai thác của JNOC sang cho INEX.
Bình luận về động thái này, ông Paul Bernard, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu về dầu khí của Tập đoàn Goldman Sachs (Mỹ) ở khu vực châu Á nhận xét, đây là quyết định đánh dấu sự chuyển biến lớn về nhận thức của Nhật Bản đối với vấn đề an ninh năng lượng và tính hiệu quả trong đầu tư. “Chính phủ Nhật Bản đã nhận ra rằng, mình chẳng có một tập đoàn lớn tầm cỡ thế giới nào trong lĩnh vực dầu khí, vốn được coi là có tầm quan trọng về mặt chiến lược. Nay họ muốn xây dựng một tập đoàn dầu khí có tên tuổi, có tiềm lực”, ông Paul Bernard nói.
Theo các chuyên gia dầu khí quốc tế, sau khi sáp nhập với JNOC, INEX là tập đoàn dầu khí lớn nhất Nhật Bản, nắm trong tay nhiều mỏ dầu trên thế giới với tổng trữ lượng ước đạt 1,6 tỷ thùng dầu thô, cũng chỉ được xếp vào loại “thường thường bậc trung” ngang với Unocal (Mỹ) hoặc CNOOC (Trung Quốc) và còn kém xa so với ExxonMobil (Mỹ) với 22,2 tỷ thùng hoặc Lukoil (Nga) với 20,1 tỷ thùng. Ý thức rõ ràng được vị trí hiện nay của mình, nên INEX đã đặt ra mục tiêu phấn đấu khá rõ ràng. Điều này được thể hiện qua tuyên bố mới đây với báo giới của ông Seiya Ito, Phát ngôn viên INEX: “Chúng tôi luôn lấy ExxonMobil làm mục tiêu phấn đấu. Chúng tôi rất muốn phát triển và lớn mạnh như họ,ï nhưng để làm được điều này, chắc chắn sẽ mất không ít thời gian”.
(Theo đầu tư)
Có thể bạn sẽ thích