Chiến lược mới của kinh tế Nhật Bản

admin

Administrator
Thành viên BQT
Kế hoạch hành động của chiến lược phát triển kinh tế mới của chính phủ Thủ tướng Nhật Bản Yu-ki-ô Ha-tô-ya-ma đang được soạn thảo và xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm nay.


Tuy nhiên, những phương châm cơ bản của chiến lược này nhằm bảo đảm sự phát triển liên tục và bền vững trên quan điểm trung và dài hạn đã được chính phủ của đất nước hoa anh đào công bố. Ðại sứ Ðặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Sa-ka-ba Mít-su-ô cũng vừa cho biết phương châm cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế mới của Nhật Bản, trong đó đặc biệt chú trọng chiến lược kinh tế châu Á. Chiến lược kinh tế châu Á của Nhật Bản với mục tiêu cho đến năm 2020 được kỳ vọng sẽ tạo thêm tiền đề cho kinh tế châu Á phát triển bền vững.


Phương châm cơ bản trong chiến lược tăng trưởng mới

Mục tiêu của chiến lược này cho đến năm 2020 là thiết lập khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), thúc đẩy cải cách trong nước, gia tăng dòng chảy về nhân lực và vốn để tiếp nhận sự tăng trưởng của kinh tế châu Á, mở rộng cơ hội tăng trưởng thông qua việc gia tăng gấp đôi thu nhập của người dân châu Á. Chiến lược kinh tế châu Á của Nhật Bản được xây dựng dựa trên quan điểm khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế châu Á để phát triển nền kinh tế Nhật Bản.


Chính phủ Nhật Bản dự kiến các giải pháp chính cho chiến lược, đó là với vai trò là Chủ tịch APEC năm 2010 tích cực thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, xây dựng lộ trình thiết lập FTAAP của Nhật Bản. Chiến lược kinh tế châu Á của Nhật Bản hướng tới một thị trường liên thông tại khu vực bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động thương mại và đầu tư, đồng thời thiết lập cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc sử dụng hiệu quả hệ thống của APEC. Ðại sứ Sa-ka-ba Mít-su-ô cũng cho biết, Nhật Bản tin rằng thị trường châu Á có thể phát huy triệt để những thế mạnh của Nhật Bản. Thực tế, những năm gần đây, các nước châu Á cùng với Nhật Bản đã hình thành nên nền công nghiệp tập trung dựa trên công nghệ của Nhật Bản và lực lượng lao động dồi dào và cần cù của châu Á. Ðể sự tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á ngày nay trở nên bền vững hơn nữa đồng thời gắn kết vững chắc tăng trưởng của châu Á với tăng trưởng của Nhật Bản thì Nhật Bản cần chia sẻ nhiều kinh nghiệm học được trong quá trình phát triển kinh tế từ trước đến nay.


Nhật Bản đặc biệt xúc tiến nhanh việc tiêu chuẩn hóa quốc tế một cách chiến lược trong các lĩnh vực mà Nhật Bản có ưu thế về mặt công nghệ như công nghệ mạng lưới điện thông minh (smart grid), nhiên liệu pin, ô-tô chạy điện... Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế mới cũng đề nghị thực hiện các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng chuyển từ việc sử dụng ô-tô chạy xăng sang các loại ô-tô chạy điện, hướng tới mục tiêu các phương tiện xanh sẽ chiếm một nửa trong tổng số lượng ô-tô tiêu thụ vào năm 2020.


Về lĩnh vực thực phẩm, Nhật Bản cũng phối hợp với các nước châu Á tích cực đóng góp cho việc tiêu chuẩn hóa quốc tế các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm dựa trên sự đa dạng hóa, quốc tế hóa trong lưu thông, phân phối. Cụ thể là Chính phủ Nhật Bản sẽ liên kết với tư nhân hỗ trợ cải tiện cơ sở hạ tầng như tàu cao tốc shinkansen, giao thông đô thị, nước, năng lượng và hỗ trợ phát triển loại hình đô thị thân thiện môi trường. Nhật Bản xúc tiến đưa sân bay Ha-ne-đa ở Thủ đô Tô-ky-ô trở thành sân bay quốc tế vận hành 24 giờ, hoàn thiện cảng chiến lược công-ten-nơ và tàu hàng rời quốc tế nhằm phục vụ loại tàu thủy công suất lớn post-panamax. Những chiến lược tiếp theo gồm thu hút khách du lịch nước ngoài vào Nhật Bản, tăng cường liên kết hợp tác với các nước châu Á, phát triển khoa học công nghệ, tăng số lượng việc làm và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.


Tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam với quy mô lớn


Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác chiến lược của Nhật Bản. Trong chiến lược kinh tế châu Á, phát triển nền kinh tế Việt Nam để thông qua đó góp phần phát triển kinh tế châu Á, đồng thời nhờ đó sẽ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Ông Tsu-nô Mô-tô-nô-ri, Trưởng Ðại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khẳng định, tổng giá trị cho vay trong năm tài khóa 2009 (từ tháng 4-2009 đến tháng 3-2010) dành cho Việt Nam lên tới 145,6 tỷ yên (khoảng 1,6 tỷ USD) cho 11 dự án, trong đó phần lớn là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Ðây là khoản viện trợ lớn nhất từ trước đến nay của Nhật Bản dành cho Việt Nam kể từ năm 1992.


Nhật Bản đã tăng trưởng kinh tế và khắc phục được những vấn đề về cơ sở hạ tầng, đô thị hóa... là kinh nghiệm quý giá để Nhật Bản có thể giúp đỡ Việt Nam khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện. Năm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam vừa được ký kết Hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản là dự án xây dựng nhà ga T2 tại Sân bay Nội Bài và đường cao tốc từ sân bay dẫn về Hà Nội, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, cầu Cần Thơ và các cầu trên tuyến quốc lộ 1. Nhà ga hành khách mới T2 của sân bay quốc tế Nội Bài sẽ được khởi công vào đầu năm 2011, xây dựng với công nghệ từ Nhật Bản, để nâng cao sự an toàn và tiện lợi của công trình và hoàn thành khoảng cuối năm 2013. Nhà ga mới của sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ quốc tế Thủ đô Hà Nội sẽ đón mười triệu lượt khách mỗi năm, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không đang tăng nhanh.


Ông Tsu-nô Mô-tô-nô-ri cho biết thêm, khung thông thường nhất trong các dự án vốn vay của Nhật Bản tại Việt Nam là 1,2%/năm, nhưng các dự án sử dụng công nghệ Nhật Bản như nhà ga hành khách T2 này sẽ được thực hiện với lãi suất ưu đãi là 0,2%/năm, thời hạn trả nợ 40 năm, trong đó có mười năm ân hạn. Có nghĩa là, trong mười năm, phía Việt Nam chỉ phải trả lãi suất mà không phải trả phần vốn. Ðây là lãi suất ưu đãi nhất trong số các dự án vốn vay của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Ông cũng khẳng định, những dự án vốn vay ODA được ký kết trở thành biểu tượng của mối quan hệ đối tác chiến lược và vững bền giữa Nhật Bản và Việt Nam. Số vốn vay của Nhật Bản cho Việt Nam trong năm tài khóa 2010 (tính từ tháng 4-2010 đến tháng 3-2011) sẽ tiếp tục có quy mô lớn, đại sứ Sa-ka-ba Mít-su-ô cho biết. Các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ của Nhật Bản... vẫn là những ưu tiên trong việc xem xét vốn tài trợ.
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Phá sản doanh nghiệp đạt mức cao nhất trong 11 năm, ghi nhận 4.990 vụ, tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng.
Nhật Bản : Phá sản doanh nghiệp đạt mức cao nhất trong 11 năm, ghi nhận 4.990 vụ, tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng.
Số vụ phá sản doanh nghiệp (nợ từ 10 triệu yên trở lên) trên toàn quốc trong nửa đầu năm 2025 (tháng 1 đến tháng 6) do Tokyo Shoko Research công bố vào ngày 8 đã tăng 1,19% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản. Mặt khác, ông bày tỏ quan điểm rằng "trên thực tế, đây là lệnh đóng băng thuế quan và gia hạn thời hạn", đồng thời...
Thumbnail bài viết: Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Số lượng "ngày cực nóng" với nhiệt độ vượt quá 35°C đang dần tăng trên toàn quốc. Có vẻ như nhiệt độ sẽ không giảm ngay cả vào ban đêm trong nhiều ngày. Brain Sleep, một công ty nghiên cứu khoa...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Với căng thẳng gia tăng trên toàn thế giới và tại Mỹ , ngày càng nhiều người Mỹ cân nhắc chuyển ra nước ngoài. Tình hình căng thẳng hiện tại cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch nước ngoài...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Theo Khảo sát quốc gia về điều kiện sống do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi biên soạn năm ngoái, 58,9% hộ gia đình trả lời rằng điều kiện sống của họ đang "vật lộn". Khi giới hạn ở các hộ gia đình...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Cơ quan đánh giá đại học Quacquarelli Symons (QS) của Anh gần đây đã công bố "Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026". Lần này, hơn 1.500 trường đại học từ 106 quốc gia và khu vực trên toàn thế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Tiền lương thực tế, phản ánh biến động giá, đã giảm mạnh trong tháng 5 lần đầu tiên trong 20 tháng. Khi giá cả tiếp tục tăng, sự chậm lại trong tăng trưởng tiền lương danh nghĩa đã có tác động. Vì...
Thumbnail bài viết: Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Luxembourg được chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới trong báo cáo năm 2025 của Deutsche Bank, xếp hạng các thành phố trên toàn thế giới dựa trên giá cả và chất lượng cuộc sống. Phiên bản...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Trong một cuộc khảo sát toàn quốc về những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 về việc ăn ngoài, cứ ba người thì có một người cho biết họ ăn ngoài ít hơn vào buổi tối. Khi giá cả tăng, gần 80% số...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra tại Hội đồng Lập pháp để sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn nhằm hỗ trợ những người mắc chứng mất trí. Ý kiến của người dân đã được thu thập vào ngày 25 tháng 6 cho...
Top