Hàng triệu đôi đũa đang bị vứt vào các thùng rác trên khắp nước Nhật mỗi năm sẽ được tái chế để trở thành nhiên liệu sinh học, nhằm làm giảm áp lực về năng lượng ở nước này.
Nhiên liệu sinh học được xem là một nguồn năng lượng sạch thay thế, có thể giúp Nhật giảm phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông và giảm ảnh hưởng đến môi trường. Nhật hầu như không có tài nguyên tự nhiên của chính mình.
Các nhà hàng, quán ăn thường đưa ra cho khách những đôi đũa gỗ dùng một lần nếu không có yêu cầu khác. Trung bình, mỗi người dân Nhật sử dụng 200 đôi mỗi năm. Điều này nghĩa là với dân số 127 triệu người, khoảng 90.000 tấn gỗ sẽ bị đi vào sọt rác.
Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản đang lên kế hoạch đặt các hộp để thu gom đũa. Bộ này cũng sẽ tìm kiếm ngân sách để nghiên cứu dự án tái chế.
Hiện 90% đũa ở Nhật được nhập từ Trung Quốc, chủ yếu làm từ tre và gỗ dương.
Đầu năm nay, một hiệp hội thực phẩm Trung Quốc cũng kêu gọi chấm dứt việc sử dụng đũa dùng một lần để tạo ra một Olympic xanh cho năm tới. Mỗi năm có tới 45 tỷ đôi đũa này bị vứt đi tại Trung Quốc.
T. An (theo AFP)
Nhiên liệu sinh học được xem là một nguồn năng lượng sạch thay thế, có thể giúp Nhật giảm phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông và giảm ảnh hưởng đến môi trường. Nhật hầu như không có tài nguyên tự nhiên của chính mình.
Các nhà hàng, quán ăn thường đưa ra cho khách những đôi đũa gỗ dùng một lần nếu không có yêu cầu khác. Trung bình, mỗi người dân Nhật sử dụng 200 đôi mỗi năm. Điều này nghĩa là với dân số 127 triệu người, khoảng 90.000 tấn gỗ sẽ bị đi vào sọt rác.
Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản đang lên kế hoạch đặt các hộp để thu gom đũa. Bộ này cũng sẽ tìm kiếm ngân sách để nghiên cứu dự án tái chế.
Hiện 90% đũa ở Nhật được nhập từ Trung Quốc, chủ yếu làm từ tre và gỗ dương.
Đầu năm nay, một hiệp hội thực phẩm Trung Quốc cũng kêu gọi chấm dứt việc sử dụng đũa dùng một lần để tạo ra một Olympic xanh cho năm tới. Mỗi năm có tới 45 tỷ đôi đũa này bị vứt đi tại Trung Quốc.
T. An (theo AFP)
Có thể bạn sẽ thích