Nhật Bản: Hệ thống giao thông thông minh vẫn yếu

Nhật Bản: Hệ thống giao thông thông minh vẫn yếu

Nhật Bản có một số khu phố chật chội, đông đúc nhất trên thế giới song quốc gia này rất tự hào vì đã áp dụng công nghệ phát triển các dữ liệu điều khiển bằng máy tính cho hàng triệu xe ô tô, tạo nên một phương tiện đi lại thông minh nhất thế giới.

images432974_telematic291204.jpg

Nhật là nước dẫn đầu về công nghệ định vị từ xa
Hệ thống điều hướng ô tô ở Nhật có thể nhanh chóng báo cho người lái xe đường nào đang bị tắc. Sử dụng một hệ thống phát thanh radio FM điều khiển bằng máy tính để thu thập và gửi thông tin từ hơn 28.000 đèn hiệu tia hồng ngoại và sóng radio cài đặt dọc theo đường phố, các hệ thống trên có thể tính toán được thời gian để vượt qua các vụ tắc nghẽn giao thông ở các thành phố rồi tìm ra đường đi nhanh nhất.

Tuy nhiên chỉ có khoảng một triệu xe trong số 70 triệu ô tô trên đường phố Nhật hiện nay có khả năng này.

Nguyên nhân là do đa số các hệ thống điều hướng được bán ở Nhật chỉ mang lại cho người điều khiển xe một phần thông tin về tình hình giao thông hiện tại. Hơn nữa, thiết bị do người buôn bán cung cấp có chất lượng thấp và các hệ thống điều hướng cao cấp chưa được quảng cáo nhiều ở Nhật. Các sản phẩm chất lượng kha khá lại quá đắt. Giá mỗi hệ thống từ 950-1.900 USD cộng với 240 USD cho khả năng thu thập thông tin kịp thời và các khoản khác.

''Tôi vẫn đang chờ công ty tôi lắp đặt hệ thống này'', Keizo Iida - một tài xế taxi của Tokyo nói.

images432976_highway291204.jpg
Nhờ có hệ thống điều hướng, lưu thông trên các đường cao tốc sẽ ổn định
Một lý do khác đó là: Công ty vận tải công cộng Highway Public - một tổ chức phi chính phủ chuyên giám sát các hệ thống vận tải và đường bộ quốc gia, đã bị chỉ trích vì quá mục nát và lãng phí. Chính quyền hiện tại đang nỗ lực tư hữu hoá tổ chức này để các hoạt động của nó trong sạch hơn và mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Các máy thu phí điện tử, các con đường được gắn những con chip máy tính và những chiếc ô tô ''thông minh'' chưa liên quan nhiều đến công nghệ tiên tiến song sự đan xen giữa các hệ thống này lại khá phức tạp. Những trở ngại lớn vẫn còn tồn tại trước khi chính phủ, các cơ quan và ngành giao thông công cộng có thể thoả thuận về các tiêu chuẩn, phương thức và các khoản phí để tạo nên hệ thống lưu thông thông minh.

''Để có toàn bộ hệ thống trên, mọi người phải cùng nhất trí về cách thức tiến hành, lựa chọn loại công nghệ, các tiêu chuẩn cần sử dụng và đối tượng chi trả cho hệ thống...Đó là những vấn đề thực sự phức tạp'', Gabriel Sanchez - Giám đốc của Hiệp hội vận tải thông minh, một tổ chức phi lợi nhuận của bang Washington, D.C, Mỹ nói.

Tuy nhiên trên thực tế, không cần có bất cứ sự nỗ lực kết hợp nào, các hệ thống vận tải thông minh vẫn đang tiến những bước chậm nhưng chắc. Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất áp dụng hệ thống vận tải thông minh trên đường phố. Tại Singapore, chính phủ buộc người lái xe phải sử dụng máy thanh toán lệ phí cầu đường số. Tại Mỹ, người lái xe sẽ được giảm một số loại phí cầu đường nếu thanh toán bằng điện tử. Nhật Bản cũng áp dụng giảm phí trên một số tuyến đường cao tốc và cầu.

Mới đây, Sanchez đã đến Nhật Bản để tham gia một cuộc hội thảo về giao thông vận tải. Ông cho biết sở dĩ quốc gia này đang dẫn đầu về công nghệ định vị từ xa (công nghệ kết nối các xe ô tô với các máy tính và viễn thông) là do cả chính phủ và các nhà sản xuất ô tô như Toyota Motor Corp đều đồng lòng nỗ lực triển khai rộng rãi công nghệ trên.

Thế hệ kế tiếp của hệ thống định vị từ xa có thể kết nối ô tô với các phương tiện giao thông khác. Trong các cuộc thử nghiệm của Viện công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia Nhật, các ô tô kết nối không dây với nhau để lấy thông tin về các vụ tai nạn giao thông hoặc vị trí của xe cứu thương. Hình ảnh một xe cứu thương hoặc một chiếc ô tô bị đâm sẽ hiển thị trên màn hình khi các tín hiệu được nhận từ các phương tiện giao thông khác và thông tin sẽ được truyền từ ô tô này đến ô tô kia.

Tại nước Nhật Bản đông đúc, thậm chí người đi bộ cũng dùng máy định vị từ xa. Trong các dự án nghiên cứu gần đây, công nghệ giọng nói kết hợp mắt kính và tai nghe cho người mù để thu nhận các tín hiệu tia hồng ngoại. Khi nhận được các tín hiệu giao thông hệ thống sẽ phát ra âm thanh ''đỏ, đỏ, đỏ'' hoặc ''xanh, xanh, xanh'' để cảnh báo người sử dụng khi qua đường.

Phương Thuý (Theo AP)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top