Ngày 1/7, Nhật Bản lại phát hiện thêm một ổ dịch cúm gia cầm chủng H5N2 chứa khoảng 30.000 con gia cầm tại tỉnh miền Đông Ibaraki, ngay gần trang trại chăn nuôi bị phát hiện nhiễm bệnh hồi đầu tuần.
Mặc dù virút H5N2 không nguy hiểm như virút H5N1, song để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính quyền tỉnh Ibaraki đã tiêu huỷ 25.000 con gà, đồng thời ra lệnh tạm dừng các hoạt động vận chuyển trứng và gà trong vòng bán kính 5km quanh trang trại có gà bị nhiễm bệnh.
Ngoài tỉnh Ibaraki, Nhật Bản vẫn tiếp tục tiêu huỷ 94.000 con gia cầm tại 5 trang trại có gà nhiễm bệnh.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết số chim di cư bị chết do cúm gia cầm ở đảo Thanh Hải là 6.000 con, cao hơn 1.000 con so với con số thông báo ban đầu.
Các chuyên gia y tế của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng dịch cúm gia cầm trên đảo Thanh Hải nguy hiểm hơn so với dự đoán, đồng thời kêu gọi tiến hành xét nghiệm khẩn cấp số chim trong khu vực trước khi những con chim này di cư sang các khu vực khác ở Trung Quốc và châu Á./.
(TTXVN)
Mặc dù virút H5N2 không nguy hiểm như virút H5N1, song để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính quyền tỉnh Ibaraki đã tiêu huỷ 25.000 con gà, đồng thời ra lệnh tạm dừng các hoạt động vận chuyển trứng và gà trong vòng bán kính 5km quanh trang trại có gà bị nhiễm bệnh.
Ngoài tỉnh Ibaraki, Nhật Bản vẫn tiếp tục tiêu huỷ 94.000 con gia cầm tại 5 trang trại có gà nhiễm bệnh.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết số chim di cư bị chết do cúm gia cầm ở đảo Thanh Hải là 6.000 con, cao hơn 1.000 con so với con số thông báo ban đầu.
Các chuyên gia y tế của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng dịch cúm gia cầm trên đảo Thanh Hải nguy hiểm hơn so với dự đoán, đồng thời kêu gọi tiến hành xét nghiệm khẩn cấp số chim trong khu vực trước khi những con chim này di cư sang các khu vực khác ở Trung Quốc và châu Á./.
(TTXVN)
Có thể bạn sẽ thích