TT- – TTO - Ngày 8-12, Chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch kích thích phát triển nền kinh tế để đảm bảo vị trí cường quốc lớn thứ hai thế giới trong cơn khủng hoảng tài chính.
Gói kích thích kinh tế mới bao gồm các biện pháp mở rộng công ăn việc làm, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá của đồng yen.
Mặc dù nguồn thu từ thuế giảm đi, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và nội các đã thống nhất chi 80,6 tỉ USD để đầu tư mới sau nhiều ngày đàm phán với các đối tác liên minh.
Gói kích thích kinh tế mới của Nhật Bản là chính sách lớn đầu tiên của Thủ tướng Hatoyama kể từ khi đảng Dân chủ lên cầm quyền vào mùa hè năm nay, hứa hẹn sẽ hỗ trợ các gia đình và lực lượng công nhân. Cũng kể từ đó, nền kinh tế Nhật Bản luôn bị đe doạ vì thiểu phát và tiền yen liên tục tăng giá, gây bất lợi cho xuất khẩu.
Kế hoạch này cũng nhận định các nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn rất yếu ớt chèo chống trong cơn khủng hoảng toàn cầu khi không có hỗ trợ lâu dài của chính phủ. Trong khi đó, các nước châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu cho thị trường chủ lực châu Âu và Mỹ; việc giảm phụ thuộc bằng cách kích thích tiêu dùng trong nước phải mất vài năm nữa mới thu được thành công.
Gói kích thích kinh tế mới bao gồm các biện pháp mở rộng công ăn việc làm, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá của đồng yen. Các biện pháp này có thể được rót vốn đầu tư thêm trong tài khoá năm nay, tới ngày 31-3-2010.
Nhật Bản đang bị Trung Quốc cạnh tranh gay gắt để chiếm ngôi vị nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đất nước tỉ dân vẫn duy trì chiến lược chi tiêu khổng lồ và tạo chính sách tài chính thông thoáng để thúc đẩy sản xuất thương mại. Trong khi đó, ở Mỹ, tổng thống Barack Obama còn xem xét chi 200 tỉ USD để tạo công ăn việc làm mới, khiến tổng chi của đất nước này sẽ vượt qua mức đầu tư 787 tỉ USD đầu năm nay.
Sau khi hứng chịu cơn khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng hàng năm 4,8%. Đó là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 2 năm qua nhờ các biện pháp kích thích trước đó và nhu cầu của thị trường thế giới.
Nhưng khi chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh trong tháng 10 vừa qua, chính phủ nước này lo lắng về tình trạng thiểu phát kéo dài, khiến các công ty kiếm ít lợi nhuận, cắt giảm tiền lương và người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt hầu bao. Đồng yen đã tăng ở mức cao nhất so với đồng đô la trong 14 năm qua.
Các hãng lớn như Toyota và Sony kiếm lời ít hơn trên thị trường nước ngoài bởi sản phẩm của họ sản xuất ra mất nhiều tiền hơn, mà họ không thể nâng cao giá bán.
(sưu tầm từ TTO)
Có thể bạn sẽ thích