Trong 17 năm qua, hàng ngàn công nhân người nước ngoài tới Nhật, tham gia vào một chương trình huấn luyện tay nghề để học những kỹ năng mà họ không thể có được tại bản quốc.
Thế nhưng các chuyên viên của chính phủ Nhật nay thừa nhận rằng trong nhiều trường hợp, công nhân học nghề bị sử dụng như là nhân công rẻ tiền.
Bộ ngoại giao Mỹ còn đi xa hơn nữa khi viết trong báo cáo hàng năm về nạn buôn người: "Một số công nhân người nước ngoài đã bị lao động cưỡng bức qua chương trình dạy nghề".
Wang Jun tới Nhật để học nghề "vì Nhật là nước tiến bộ nhất ở châu Á, và do đó tôi có thể học được những kỹ năng ở đây và sau đó trở về nước để tìm một công việc tốt".
Wang làm việc trong một nhà máy nhỏ ở ngoại ô Tokyo. Anh là một trong bốn người học việc trong xưởng, làm việc cực nhọc cùng với 11 công nhân Nhật.
Có vẻ như anh đang học hỏi những kinh nghiệm như chương trình đề ra. Chương trình được khởi xướng vào năm 1991, và chính phủ Nhật Bản nói là để giúp những nước nghèo hơn học lấy các công nghệ tiên tiến của Nhật
Toshikazu Funakubo, con trai của ông chủ nhà máy, nói rất khó giao tiếp với các công nhân người Trung Quốc.
"Tuy nhiên họ đang học văn hóa và ngôn ngữ Nhật. Và điều đó tốt cho mọi người".
Ông chủ nhà máy, Toshiaki Funakubo, thì nói ông nhận người Trung Quốc vì ông muốn giúp Trung Quốc. Nhưng ông thừa nhận rằng một trong các lý do khác là vì ở Nhật khan hiếm công nhân.
"Nói thực, tôi muốn người Nhật vào làm ở công ty của tôi. Thế nhưng bây giờ chúng tôi không còn chọn lựa nào khác và phải phụ thuộc vào công nhân nước ngoài."
Toàn vẹn văn hóa
Vấn đề là ở Nhật, người dân nói chung ác cảm với việc nhập cư và điều đó dẫn tới tình trạng thiếu lao động.
Ở Mỹ, công nhân người nước ngoài chiếm 15% lực lượng lao động. Ở Nhật, tỷ lệ đó ít hơn 1%.
Một báo cáo mới đây của chính phủ về chương trình đào tạo công nhân nước ngoài cho thấy, trên thực tế, những người học việc bị sử dụng như nhân công rẻ tiền và điều kiện làm việc của họ không được giám sát đúng mức.
Ông Martin Schulz, một nhà nghiên cứu tại viện Nghiên Cứu Fujitsu ở Tokyo, nói: "Chính phủ Nhật và các bộ không muốn Nhật Bản trở thành một quốc gia đông người nhập cư".
"Họ không muốn thay đổi sự toàn vẹn về văn hóa, xã hội của Nhật. Do đó họ có một cách tiếp cận hơi hững hờ".
Thái độ thiếu can thiệp đó có thể dẫn tới tình trạng lạm dụng lao động. Năm ngoái, khi chính phủ Nhật Bản thực hiện một cuộc thanh tra đột xuất tại những công ty có thuê người nước ngoài, họ thấy rằng 80% trong số những công ty đó không tuân thủ các điều luật về tiền lương và điều kiện làm việc.
Một số người trong chương trình này bị đối xử tệ đã tìm cách tới văn phòng của Liên đoàn Lao động Zentoitsu, tại quận Akiharbara của Tokyo.
Phân biệt đối xử:
Một công nhân người Trung Quốc nói rằng, anh phát hiện ra có chênh lệch giữa lương của anh với lương của những người khác. Nhưng khi than phiền, anh được trả lời rằng nếu không thích, anh có thể về lại Trung Quốc.
Anh không muốn cho biết tên vì sợ bị đuổi.
Anh nói: "Ở đây, công nhân Trung Quốc cũng làm việc như những công nhân Nhật. Các yêu cầu về công việc, thời gian làm việc giống nhau. Nhưng lương và việc đối xử thì rất khác. Tôi không thể hiểu được điều đó".
Ông Hiroshi Nakajima, một nhân viên của Liên đoàn giúp công nhân Trung Quốc nói trên, cho biết hầu như mỗi tuần đều có công nhân nước ngoài tới xin giúp đỡ .
"Nói chung họ than phiền về điều kiện lao động. Chẳng hạn không được trả lương và có khi bị đe dọa đuổi việc. Không chỉ có những thứ đó mà đôi khi họ còn bị quấy rối tình dục. Nhiều khi công ty giữ hộ chiếu, thẻ cư trú và bảo hiểm của họ".
Tổ chức Hợp tác Huấn luyện Quốc tế Nhật Bản (Jitco), chịu trách nhiệm quản lý chương trình dạy nghề cho chính phủ, nói họ có biết về thông tin đăng tải trên truyền thông phản ánh cá cvấn đề của thợ học nghề.
Nhưng tổ chức này nói các cuộc khảo sát của họ cho thấy đa phần các công nhân nước ngoài hài lòng về cách họ được đối xử.
Trong một thông báo, Jitco nói với BBC rằng một ủy ban gồm các chuyên viên của chính phủ đã quyết định trừng phạt nghiêm khắc hơn các công ty ngược đãi công nhân nước ngoài.
Tuy vậy, những biện pháp này sẽ chưa được áp dụng trong ít nhất hai năm nữa. Hiện nay đã có sự thừa nhận rằng hệ thống chính phủ lập ra hoạt động chưa tốt, thế nhưng dường như không có ai vội đi khắc phục các lỗi lầm.
(Theo bbc vietnamese)
Thế nhưng các chuyên viên của chính phủ Nhật nay thừa nhận rằng trong nhiều trường hợp, công nhân học nghề bị sử dụng như là nhân công rẻ tiền.
Bộ ngoại giao Mỹ còn đi xa hơn nữa khi viết trong báo cáo hàng năm về nạn buôn người: "Một số công nhân người nước ngoài đã bị lao động cưỡng bức qua chương trình dạy nghề".
Wang Jun tới Nhật để học nghề "vì Nhật là nước tiến bộ nhất ở châu Á, và do đó tôi có thể học được những kỹ năng ở đây và sau đó trở về nước để tìm một công việc tốt".
Wang làm việc trong một nhà máy nhỏ ở ngoại ô Tokyo. Anh là một trong bốn người học việc trong xưởng, làm việc cực nhọc cùng với 11 công nhân Nhật.
Có vẻ như anh đang học hỏi những kinh nghiệm như chương trình đề ra. Chương trình được khởi xướng vào năm 1991, và chính phủ Nhật Bản nói là để giúp những nước nghèo hơn học lấy các công nghệ tiên tiến của Nhật
Toshikazu Funakubo, con trai của ông chủ nhà máy, nói rất khó giao tiếp với các công nhân người Trung Quốc.
"Tuy nhiên họ đang học văn hóa và ngôn ngữ Nhật. Và điều đó tốt cho mọi người".
Ông chủ nhà máy, Toshiaki Funakubo, thì nói ông nhận người Trung Quốc vì ông muốn giúp Trung Quốc. Nhưng ông thừa nhận rằng một trong các lý do khác là vì ở Nhật khan hiếm công nhân.
"Nói thực, tôi muốn người Nhật vào làm ở công ty của tôi. Thế nhưng bây giờ chúng tôi không còn chọn lựa nào khác và phải phụ thuộc vào công nhân nước ngoài."
Toàn vẹn văn hóa
Vấn đề là ở Nhật, người dân nói chung ác cảm với việc nhập cư và điều đó dẫn tới tình trạng thiếu lao động.
Ở Mỹ, công nhân người nước ngoài chiếm 15% lực lượng lao động. Ở Nhật, tỷ lệ đó ít hơn 1%.
Một báo cáo mới đây của chính phủ về chương trình đào tạo công nhân nước ngoài cho thấy, trên thực tế, những người học việc bị sử dụng như nhân công rẻ tiền và điều kiện làm việc của họ không được giám sát đúng mức.
Ông Martin Schulz, một nhà nghiên cứu tại viện Nghiên Cứu Fujitsu ở Tokyo, nói: "Chính phủ Nhật và các bộ không muốn Nhật Bản trở thành một quốc gia đông người nhập cư".
"Họ không muốn thay đổi sự toàn vẹn về văn hóa, xã hội của Nhật. Do đó họ có một cách tiếp cận hơi hững hờ".
Thái độ thiếu can thiệp đó có thể dẫn tới tình trạng lạm dụng lao động. Năm ngoái, khi chính phủ Nhật Bản thực hiện một cuộc thanh tra đột xuất tại những công ty có thuê người nước ngoài, họ thấy rằng 80% trong số những công ty đó không tuân thủ các điều luật về tiền lương và điều kiện làm việc.
Một số người trong chương trình này bị đối xử tệ đã tìm cách tới văn phòng của Liên đoàn Lao động Zentoitsu, tại quận Akiharbara của Tokyo.
Phân biệt đối xử:
Một công nhân người Trung Quốc nói rằng, anh phát hiện ra có chênh lệch giữa lương của anh với lương của những người khác. Nhưng khi than phiền, anh được trả lời rằng nếu không thích, anh có thể về lại Trung Quốc.
Anh không muốn cho biết tên vì sợ bị đuổi.
Anh nói: "Ở đây, công nhân Trung Quốc cũng làm việc như những công nhân Nhật. Các yêu cầu về công việc, thời gian làm việc giống nhau. Nhưng lương và việc đối xử thì rất khác. Tôi không thể hiểu được điều đó".
Ông Hiroshi Nakajima, một nhân viên của Liên đoàn giúp công nhân Trung Quốc nói trên, cho biết hầu như mỗi tuần đều có công nhân nước ngoài tới xin giúp đỡ .
"Nói chung họ than phiền về điều kiện lao động. Chẳng hạn không được trả lương và có khi bị đe dọa đuổi việc. Không chỉ có những thứ đó mà đôi khi họ còn bị quấy rối tình dục. Nhiều khi công ty giữ hộ chiếu, thẻ cư trú và bảo hiểm của họ".
Tổ chức Hợp tác Huấn luyện Quốc tế Nhật Bản (Jitco), chịu trách nhiệm quản lý chương trình dạy nghề cho chính phủ, nói họ có biết về thông tin đăng tải trên truyền thông phản ánh cá cvấn đề của thợ học nghề.
Nhưng tổ chức này nói các cuộc khảo sát của họ cho thấy đa phần các công nhân nước ngoài hài lòng về cách họ được đối xử.
Trong một thông báo, Jitco nói với BBC rằng một ủy ban gồm các chuyên viên của chính phủ đã quyết định trừng phạt nghiêm khắc hơn các công ty ngược đãi công nhân nước ngoài.
Tuy vậy, những biện pháp này sẽ chưa được áp dụng trong ít nhất hai năm nữa. Hiện nay đã có sự thừa nhận rằng hệ thống chính phủ lập ra hoạt động chưa tốt, thế nhưng dường như không có ai vội đi khắc phục các lỗi lầm.
(Theo bbc vietnamese)
Có thể bạn sẽ thích