Từ hôm nay (28/3), Nhật sẽ gửi dữ liệu cảnh báo sóng thần tới Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Papua New Guinea, các nước thuộc khu vực Thái Bình Dương.
Cục Khí tượng học của Nhật cho biết, thông tin liên quan đến sóng thần sẽ được chuyển tới các quốc gia trên nếu có trận động đất nào 6,5 độ Richter hoặc cao hơn xảy ra tại khu vực tây bắc Thái Bình Dương, gần Nhật và các nước trên.
Phần lớn sóng thần bắt nguồn từ các trận động đất lớn. Nó được tạo ra khi có biến động địa chất ở gần hoặc bên dưới đáy đại dương. Khi đó, lực địa chất sẽ thế chỗ nước biển, làm nước dâng lên phía trên. Động đất càng lớn, vỏ trái đất dịch chuyển càng nhiều và lượng nước biển lớn hơn bắt đầu dịch chuyển. Do không có gì ngăn cản nên các con sóng này có thể di chuyển khắp đại dương. Càng di chuyển, chúng càng mạnh lên.
Mỗi con sóng trong một đợt sóng thần có thể dài 160km, cao vài mét và di chuyển khắp đại dương với tốc độ 900km/giờ. Khi nó tới gần bờ, tốc độ sóng thần giảm đáng kể (xuống còn 45km/giờ) song chiều cao lại tăng lên, có khi đạt tới 50m.
Theo kế hoạch, Cục Khí tượng học sẽ đánh giá mối đe doạ từ sóng thần sau mỗi trận động đất và ước tính khi nào nó có thể tấn công những nơi như bờ biển phía đông của Philippines và bờ biển phía bắc của khu Irian Jaya, Indonesia. Ngoài ra, cơ quan này còn ước tính độ cao của sóng thần - thông tin này không được hệ thống cảnh báo thuộc Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đưa ra.
Hệ thống cảnh báo sóng thần của Nhật còn cung cấp các nhiều thông tin khác như: khi nào động đất xảy ra, địa điểm và sức mạnh của nó, những đợt sóng thần do máy móc phát hiện.
Việc chia sẻ thông tin được tiến hành 3 tháng sau khi trận động đất gây ra sóng thần khủng khiếp tại Ấn Độ Dương làm hàng trăm nghìn người thiệt mạng. ''Dữ liệu đó sẽ giúp họ tăng cường các biện pháp chống đỡ thảm hoạ và giảm bớt những thiệt hại do sóng thần gây ra'', ông Akira Nagai, phó phòng quan sát sóng thần và động đất của Cục Khí tượng học cho biết.
(Hoài Linh - Theo JP, Reuters)
Cục Khí tượng học của Nhật cho biết, thông tin liên quan đến sóng thần sẽ được chuyển tới các quốc gia trên nếu có trận động đất nào 6,5 độ Richter hoặc cao hơn xảy ra tại khu vực tây bắc Thái Bình Dương, gần Nhật và các nước trên.
Phần lớn sóng thần bắt nguồn từ các trận động đất lớn. Nó được tạo ra khi có biến động địa chất ở gần hoặc bên dưới đáy đại dương. Khi đó, lực địa chất sẽ thế chỗ nước biển, làm nước dâng lên phía trên. Động đất càng lớn, vỏ trái đất dịch chuyển càng nhiều và lượng nước biển lớn hơn bắt đầu dịch chuyển. Do không có gì ngăn cản nên các con sóng này có thể di chuyển khắp đại dương. Càng di chuyển, chúng càng mạnh lên.
Mỗi con sóng trong một đợt sóng thần có thể dài 160km, cao vài mét và di chuyển khắp đại dương với tốc độ 900km/giờ. Khi nó tới gần bờ, tốc độ sóng thần giảm đáng kể (xuống còn 45km/giờ) song chiều cao lại tăng lên, có khi đạt tới 50m.
Theo kế hoạch, Cục Khí tượng học sẽ đánh giá mối đe doạ từ sóng thần sau mỗi trận động đất và ước tính khi nào nó có thể tấn công những nơi như bờ biển phía đông của Philippines và bờ biển phía bắc của khu Irian Jaya, Indonesia. Ngoài ra, cơ quan này còn ước tính độ cao của sóng thần - thông tin này không được hệ thống cảnh báo thuộc Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đưa ra.
Hệ thống cảnh báo sóng thần của Nhật còn cung cấp các nhiều thông tin khác như: khi nào động đất xảy ra, địa điểm và sức mạnh của nó, những đợt sóng thần do máy móc phát hiện.
Việc chia sẻ thông tin được tiến hành 3 tháng sau khi trận động đất gây ra sóng thần khủng khiếp tại Ấn Độ Dương làm hàng trăm nghìn người thiệt mạng. ''Dữ liệu đó sẽ giúp họ tăng cường các biện pháp chống đỡ thảm hoạ và giảm bớt những thiệt hại do sóng thần gây ra'', ông Akira Nagai, phó phòng quan sát sóng thần và động đất của Cục Khí tượng học cho biết.
(Hoài Linh - Theo JP, Reuters)
Có thể bạn sẽ thích